
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Văn Nghĩa, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh, cho hay, kế hoạch cho học sinh khối 11 đi Mộc Châu không phải nội dung của chương trình Hoạt động trải nghiệm mà là hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá. Học sinh tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Cụ thể, theo ông Nghĩa, dự kiến đi Mộc Châu là hoạt động có nằm trong kế hoạch năm học chung của nhà trường từ đầu năm học, được thông qua hội đồng sư phạm và nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.
“Việc này 100% phụ huynh được biết trong cuộc họp phụ huynh diễn ra đầu năm. Kế hoạch tổng thể của năm, nhà trường dự kiến tổ chức cho học sinh đi Mộc Châu vào tuần thứ hai của tháng 11”, ông Nghĩa khẳng định.
Theo ông Nghĩa, việc tổ chức cho học sinh đi Mộc Châu nhằm mục đích giáo dục học sinh những kỹ năng sống, có những trải nghiệm để phục vụ chung cho hoạt động chính khóa.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh lớp 11 đi Mộc Châu là tự nguyện, là chủ trương hoạt động giáo dục của trường và đã thông qua trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học. “Phụ huynh nghĩ rằng hoạt động nằm trong Hoạt động trải nghiệm và bắt buộc phải đi nhưng không phải. Đây không phải trong hoạt động giáo dục bắt buộc chung của Bộ GD-ĐT. Nhà trường không bắt buộc học sinh tham gia ngoại khoá, vì thế, khi làm đơn, học sinh có thể đăng ký hoặc không”, ông Nghĩa nói.
Về mức kinh phí phải đóng cho chuyến đi ngoài giờ chính khóa này là 1.150.000 đồng/học sinh, ông Nghĩa cho hay: “Nói chi 1 triệu cho con đi ngoại khóa, số tiền nghe có vẻ cao nhưng khi đến điểm tham quan du lịch nhiều việc cần chi phí và thực tế có tới 11 khoản phải chi. Chúng tôi cũng làm danh mục các khoản chi chi tiết và công khai với phụ huynh. Phụ huynh cũng chọn đơn vị tổ chức”.
Ông Nghĩa cho biết thêm, trong trường hợp học sinh tự nguyện tham gia, số tiền phải đóng này gồm 11 khoản:
“Ví dụ tiền xe đi lên Sơn La và từ đó về mỗi học sinh đã là 260.000 đồng. Hay tiền ăn của 2 ngày 1 đêm với 3 bữa chính và 1 bữa phụ, tương đương khoảng 400 nghìn đồng/em. Rồi còn mất chi phí tiền phòng nghỉ, tiền nước uống đóng chai, đi tham quan có những điểm vào phải mất phí, kinh phí tổ chức trò chơi (loa đài, sân bãi, hội trường,lửa trại,...), thuốc men... Bởi đây là hoạt động ngoài giờ chính khóa, chứ nếu là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương trình học chính khóa, nhà trường phải lo. Hai khái niệm khác nhau nên có phụ huynh không hiểu”.
Điều đáng nói là đối với khu khu vực giường, ký túc xá yêu cầu sinh viên không nằm nệm (nệm, miếng lót, mền dư), chỉ nằm chiếu. Kệ sách chỉ để sách, 1 hộp vừa ngăn kệ để đồ khác (mỹ phẩm, thuốc,...), đèn bàn.
Ngoài ra, ban quan lý ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng yêu cầu góc giường không để gì chỉ để ba lô sử dụng đi học, gầm giường để trống không để đồ. Khu vực xây phơi đồ hoặc dây phơi khu vực công trình phụ mỗi phòng ở chỉ treo áo khoác, khăn tắm, khăn mặt, đồ áo dài và quần áo sơmi đã ủi.
Một số yêu cầu khác như sinh viên đổ rác trong thời gian từ 21h đến 23h hàng ngày; Sinh viên không chơi game, xem phim liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sinh hoạt chung của phòng ở, khu tập thể. Ban quan lý ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM yêu cầu sinh viên thực hiện từ ngày hôm nay đến hết ngày 5/12 năm nay.
Ngay khi thông báo được ban hành, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến bàn luận, đặc biệt là yêu cầu sinh viên không nằm nệm. "Việc bắt buộc chỉ nằm chiếu em thấy rất bất tiện", một sinh viên chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Anh Đài, Giám đốc ký túc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay, sở dĩ ban quản lý lý túc xá yêu cầu sinh viên không nằm nệm do thời gian gần đây nhiều phòng trong ký túc xá xuất hiện rệp. Mặt khác, qua nắm bắt, phòng ở của sinh viên không được sạch đẹp, gọn gàng và sạch sẽ. Vì vậy, ban quản lý ký túc xá đã yêu cầu sinh viên phải sắp xếp lại cơ sở vật chất và đồ dùng để đảm bảo nền nếp, mỹ quan, thuận lợi cho việc ở, sinh hoạt.
Cũng theo ông Đài, việc xử lý rệp trong ký túc xá rất vất vả. “Có dãy nhà, nguyên một lầu các phòng đều bị rệp”- ông Đài cho biết.
Giám đốc ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho hay ngay khi phát hiện rệp, ban quản lý ký túc xá đã thuê công ty vào xử lý nhưng chỉ được vài ngày lại tái diễn. Mặt khác, khi sinh viên ra trường cùng lúc hàng trăm em để lại nệm, lúc này bên xử lý rác không nhận vì phải thêm chi phí xử lý.
“Chúng tôi không làm khó sinh viên mà mong các em ở sạch đẹp. Chúng tôi biết rằng gần 2.000 con người, mỗi người mỗi ý nhưng phải vì mục đích chung”- ông Đài nói.
Ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đóng tại địa chỉ 351A Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11. Hiện toàn ký túc xá có 200 phòng, khoảng 1.600 sinh viên cư trú.
Theo phụ huynh này, sau khi hình ảnh con trai được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặc dù vẫn được cô giáo chủ nhiệm quan tâm dạy dỗ đầy đủ, tuy nhiên, để con có tâm lý thoải mái trong học tập, gia đình mong muốn cháu được chuyển lớp.
Người mẹ này cũng hứa sẽ giúp con mình nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới để học tập thật tốt và tuân thủ đúng nội quy của lớp và nhà trường đặt ra.
Trước đề nghị chính đáng của phụ huynh, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã ký vào đơn, đồng ý cho nam sinh được chuyển lớp theo nguyện vọng của gia đình.
Nhận được thông tin phản ánh, Phòng GD-ĐT huyện Đăk Tô đã chỉ đạo Trường Tiểu học Lê Hồng Phong yêu cầu cô giáo H.T.C., giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, làm bản tường trình nội dung sự việc xảy ra tại lớp. Sau đó nhà trường tổng hợp báo cáo chính thức về phòng giáo dục.
Theo bản tường trình của cô H.T.C., Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, vào sáng thứ năm ngày 02/11, sau khi dạy xong phần bài mới, cô C. giao bài cho học sinh luyện viết. Có một học sinh đọc chưa tốt nên cô C. cho lên luyện đọc ngay tại bàn giáo viên rồi cô C. có việc riêng đi ra ngoài.
Lúc đó, con gái cô C. là Đ.H.T.V. đi học về không có chìa khóa vào nhà nên ghé trường tìm mẹ để lấy. Khi đến lớp, do không thấy mẹ nên Đ.H.T.V đã tự ý đi vào và ngồi lên góc bàn giáo viên, cạnh đó có một học sinh đang đọc bài do cô C. giao.
Quá trình kiểm tra nề nếp dạy học, khi đến lớp 1A không thấy cô C., bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã chụp lại hình ảnh này và đưa lên nhóm Zalo nhà trường để nhắc nhở chung.
“Tôi xin lỗi Ban giám hiệu nhà trường, xin rút kinh nghiệm và hứa không để tình trạng trên xảy ra. Mong các cấp lãnh đạo xem xét, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ”, cô C. tường trình.
Bà Lê Thị Kim Liên, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô cho biết, theo quy định, chỉ có những người có trách nhiệm liên quan mới được vào lớp khi tiết học đang diễn ra. Việc đưa người ngoài vào trong cơ quan, lớp học và ngồi trên ghế giáo viên trong giờ giảng dạy là không đúng quy định, tuy nhiên, có những tình huống cần xem xét một cách khách quan.