Thực ra, "hộp đen" chỉ là cách gọi quen thuộc của "Bộ ghi dữ liệu chuyến bay" (FDR - Flight Data Recorder) và "Bộ ghi âm buồng lái" (CVR - Cockpit Voice Recorder).
Ban đầu, thiết bị ghi âm này bao gồm băng từ được bọc trong hộp chống cháy được sơn màu đen để bảo vệ và ngăn ngừa rỉ sét, do vậy, tên gọi "hộp đen" đã được đặt cho thiết bị này từ những ngày đầu tiên.
Một trong những nguyên mẫu hộp đen máy bay vào năm 1942 (Ảnh: Wikipedia).
Tuy nhiên, sau khi FDR trở thành thiết bị bắt buộc trên máy bay vào những năm 1960, các quy định đã yêu cầu thiết bị này phải được sơn màu cam, giúp chúng có thể dễ dàng được nhìn thấy trong quá trình tìm kiếm nếu máy bay gặp tai nạn.
Dù vậy, thiết bị vẫn được giữ nguyên tên gọi "hộp đen" như ban đầu, thay vì đổi tên qua "hộp cam" theo đúng màu sắc mới.
2 kỹ sư người Pháp François Hussenot và Paul Beaudoin được xem là "cha đẻ" của hộp đen trên máy bay thương mại, khi cả 2 đã thử nghiệm thành công thiết bị mang tên gọi "Hussenograph" tại trung tâm thử nghiệm bay Marignane ở Pháp vào năm 1939.
Cho đến những năm 1950, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay chủ yếu được sử dụng trên máy bay quân sự.
Thiết bị ghi âm buồng lái trên máy bay chiến đấu Mig-21 của Liên Xô trước đây (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, vào năm 1953, trong khi làm việc tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng không (ARL) của Tổ chức Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Melbourne, nhà khoa học người Úc David Warren đã nghĩ ra một thiết bị không chỉ ghi lại các số đo trên máy bay, mà còn ghi âm giọng nói trong buồng lái.
Năm 1956, David Warren công bố nguyên mẫu "hộp đen" có tên gọi "Bộ nhớ chuyến bay ARL" và năm 1958, Warren kết hợp cả "Bộ ghi dữ liệu chuyến bay" và "Bộ ghi âm buồng lái" để sử dụng trên máy bay dân dụng, với mục đích phục vụ quá trình điều tra khi xảy ra tai nạn hàng không.
Khi công nghệ phát triển cho phép việc ghi âm được số hóa, các thiết bị FDR và CVR được kết hợp thành một thiết bị gọi là CVDR (Cockpit Voice and Data Recorder - Thiết bị ghi dữ liệu và ghi âm buồng lái).
Ngoài CVDR, hầu hết các loại máy bay phản lực thương mại ngày nay còn được trang bị thêm QAR (Quick Access Recorder - bộ ghi âm truy cập nhanh), nghĩa là dữ liệu có thể dễ dàng được lấy ra và truy cập nhanh chóng trong trường hợp xảy ra các sự cố ít nghiêm trọng và cần được điều tra.
Sau vụ tai nạn của chuyến bay mang số hiệu 538 của hãng hàng không Trans Australia Airlines vào năm 1960, Úc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc sử dụng thiết bị ghi âm buồng lái.
Năm 1964, Mỹ thông qua quy định đầu tiên về bộ ghi âm buồng lái và đến năm 1967, thiết bị này bắt buộc phải trang bị trên các máy bay thương mại lẫn tư nhân tại Mỹ.
Hộp đen máy bay ngày nay được sơn màu cam nổi bật, nhưng vẫn được giữ nguyên tên gọi "hộp đen" (Ảnh: Shutterstock).
Đến năm 1967, hộp đen trở thành bắt buộc trên máy bay tại nhiều quốc gia. Các tiêu chuẩn về "hộp đen" được quản lý bởi ICAO (Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế), bao gồm các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn cho phép thiết bị này vẫn "sống sót" sau khi xảy ra tai nạn hàng không.
Theo quy định của ICAO, hộp đen trên máy bay phải được chế tạo bằng thép không gỉ hoặc titan, có khả năng chịu được tác động một lực cực lớn, tương đương 3.400G (lực G - Gia tốc trọng trường, là đơn vị đo lường của lực gia tốc. 1G tương đương với lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên con người khi đứng yên trên mặt đất).
Mặc dù hộp đen được thiết kế để gần như không thể bị phá hủy, đôi khi thiết bị này cũng bị hư hại nghiêm trọng sau tai nạn.
Hộp đen cũng phải có khả năng chịu được nhiệt độ lớn lên đến 2.000 độ F (tương đương 1.100 độ C) trong ít nhất một giờ. Hộp đen máy bay cũng thường được đặt ở phía sau đuôi, là vị trí giúp thiết bị có thể tăng khả năng "sống sót" sau tai nạn.
Nhiều người cho rằng máy bay chỉ được trang bị một "hộp đen" trong buồng lái để ghi lại tiếng nói của phi công, nhưng trên thực tế, máy bay thương mại được trang bị hai hộp đen.
Vị trí đặt hộp đen trên máy bay Airbus A320 (Ảnh: Airbus).
Trong đó, một hộp đen ghi lại dữ liệu về chuyến bay dựa vào thông tin thu thập được từ các cảm biến trên máy bay như độ cao, tốc độ di chuyển, sức gió… và một hộp đen cho phép ghi lại âm thanh bên trong buồng lái, bao gồm cả nội dung cuộc nói chuyện giữa các phi công.
Hai hộp đen này sẽ cùng hoạt động để ghi lại thông tin chuyến bay, giúp phục vụ cho công tác điều tra nếu máy bay xảy ra tai nạn hoặc sự cố.
Câu trả lời là "có". Tuy nhiên, máy bay trực thăng chỉ được trang bị một hộp đen duy nhất, có khả năng ghi lại tất cả dữ liệu của chuyến bay như thời gian, hướng bay, độ cao, công suất động cơ, tốc độ cánh quạt… Hộp đen của máy bay trực thăng có thể theo dõi từ 800 đến 1.200 thông số khác nhau.
Trên các loại máy bay trực thăng hạng nặng (trọng lượng cất cánh tối đa trên 3,1 tấn), hộp đen có thể chịu đựng được nhiệt độ 1.100 độ C trong một giờ, còn với các loại máy bay trực thăng nhỏ hơn có thể chịu đựng được mức nhiệt độ này trong vòng 15 phút.
Hộp đen máy bay được trang bị bộ phát tín hiệu âm thanh dưới nước, sẽ được kích hoạt khi hộp đen tiếp xúc với nước. Tín hiệu có thể phát ra trong phạm vi 4,8km và pin của bộ phát tín hiệu có thể hoạt động liên tục trong 30 ngày.
Hộp đen được sơn màu cam và sử dụng vật liệu phản quang ở ngoài lớp vỏ, giúp dễ được nhìn thấy trong quá trình tìm kiếm.
Dữ liệu từ vệ tinh và radar sẽ cung cấp thông tin về vị trí cuối cùng của máy bay trước khi gặp sự cố hoặc mất liên lạc. Khu vực này sẽ là vị trí bắt đầu quá trình tìm kiếm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hộp đen máy bay cũng được tìm thấy. Chẳng hạn chuyến bay AF447 của hãng hàng không Air France gặp nạn vào năm 2009, nhưng phải đến năm 2011, hộp đen của chiếc máy bay này mới được tìm thấy, nằm ở độ sâu 4.000m dưới Đại Tây Dương.
Hộp đen trên chiếc máy bay MH370 vẫn chưa được tìm thấy, khiến số phận của chiếc máy bay này vẫn là một điều bí ẩn (Ảnh: Pinterest).
Tương tự, hộp đen chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích bí ẩn vào năm 2014 đến nay vẫn chưa được tìm thấy, khiến chuyến bay này vẫn là một trong những bí ẩn hàng không chưa có lời giải đáp.
Trong nhiều trường hợp, hộp đen máy bay bị hư hại nghiêm trọng do lực tác động quá mạnh của tai nạn, khiến quá trình khôi phục dữ liệu để phục vụ điều tra tìm nguyên nhân tai nạn hàng không gặp nhiều khó khăn.
" alt=""/>Vì sao gọi là "hộp đen" trên máy bay mặc dù thiết bị này lại có màu cam?Theo báo cáo của Sở TT&TT, năm qua, các cơ quan báo chí đã bám sát, chủ động thông tin tuyên truyền các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách… của địa phương. Bên cạnh đó, báo chí cũng phản ánh những nội dung xã hội quan tâm, phản biện một số vướng mắc, bất cập, sai phạm, vi phạm tồn tại ở Lâm Đồng.
Trong đó, nhiều thông tin sau khi báo chí nêu, cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc xử lý, như lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; đất đai, xây dựng; khoáng sản, môi trường; an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, giao thông, du lịch… Điều này đã tạo sự tích cực, hiệu ứng tốt trong dư luận.
Bên cạnh đó, báo chí cũng là cầu nối đưa nhiều thông tin hữu ích về những điểm sáng ở địa phương. Cụ thể hơn, báo chí thông tin, quảng bá rộng rãi về Đà Lạt chính thức được công nhận thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc, hay Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 diễn ra ở Đà Lạt, Hội nghị hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa tỉnh Lâm Đồng và Ấn Độ cùng với nhiều hoạt động đối ngoại của tỉnh trong năm 2023…
Trong năm 2023, Sở TT&TT đã triển khai ký kết hợp đồng hợp tác truyền thông với 15 cơ quan báo chí, trong đó có Báo VietNamNet. Điều này đã góp phần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hình ảnh, các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thống kê, tổng số sản phẩm báo chí, truyền thông thực hiện theo hợp đồng đã ký kết: 412 sản phẩm, trong đó có 100 bài, 105 tin, 28 phóng sự, 179 ảnh...
" alt=""/>Sở TTTT Lâm Đồng gắn kết với báo chí để làm cầu nối thông tin tới cộng đồngXã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái phấn đấu 100% người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có sẵn các nền tảng số thiết yếu trên điện thoại thông minh. 100% người dân có điện thoại thông minh được tuyên truyền, hướng dẫn về thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công Quốc gia, cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái…
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững, xã An Thịnh huyện Văn Yên đã ban hành Kế hoạch số 84 ngày 23/9/2024 về tổ chức chiến dịch "Phổ cập các nền tảng, công nghệ số thiết yếu đến người dân”.
Từ đó tập trung nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương thông qua các ứng dụng, nền tảng công nghệ số.
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”, xã An Thịnh đã tổ chức Chiến dịch "Phổ cập các nền tảng, công nghệ số thiết yếu đến người dân”.
Trong chiến dịch, Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã An Thịnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiến hành giúp người dân cài đặt nền tảng VNeID, kích hoạt định danh điện tử mức độ 2, ứng dụng Yên Bái-S, sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái, dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (ứng dụng VOV Bacsi24), sổ sức khỏe điện tử, cài đặt, đăng ký sử dụng tài khoản ngân hàng, các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, ví điện tử; sàn thương mại điện tử, ứng dụng Mini App "Phòng chống thiên tai Việt Nam”, ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện lực; cấp miễn phí và hướng dẫn người dân sử dụng chữ ký số công cộng, ứng dụng nTrust - phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, sách nói Mydio.
Để chiến dịch triển khai hiệu quả, trưởng các đoàn thể, đảng viên, đoàn viên trẻ tuổi đã đến từng thôn, nhà dân hướng dẫn các gia đình thực hiện thủ tục đăng ký cấp căn cước công dân trực tuyến cho người dưới 6 tuổi, hướng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái…
Ông Kiềng Văn Dương - thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh chia biết "Tôi rất phấn khởi khi được các thành viên ban chỉ đạo hỗ trợ cài đặt các phần mềm thiết yếu cho mình. Từ nay tôi và gia đình có thể yên tâm khi cần đi khám bệnh có thể đăng ký trực tuyến dễ dàng, có thể giao dịch các thủ tục trên Cổng dịch vụ công quốc gia mà không phải đi đâu xa…”.
Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, trong ngày đầu tiên phát động chiến dịch ở An Thịnh cả hệ thống chính trị đều tham gia vào cuộc. Trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kế hoạch, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của tổ chuyển đổi số cộng đồng. Các doanh nghiệp chung tay cùng địa phương, tích cực tham gia các hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân.
Các đơn vị ngân hàng, điện lực Văn Yên, doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị trường học trên địa bàn xã phối hợp, đồng hành với chính quyền địa phương để tổ chức Chiến dịch "Phổ cập các nền tảng, công nghệ số thiết yếu đến người dân” tại xã.
Ông Nguyễn Việt Đức - Phó Giám đốc phòng Giao dịch Hồng Hà BIDV Yên Bái nhận xét "Khi đến xã An Thịnh, tham gia cài đặt sinh trắc học, các ứng dụng của Ngân hàng BIDV và mở tài khoản miễn phí cho nhân dân, chúng tôi thực sự phấn khởi khi người dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng tham gia”.
Ông Trần Quốc Bảo, Trưởng thôn Khe Cỏ, xã An Thịnh tâm sự "Sau khi dự hội nghị chuyển đổi số ở xã, chúng tôi cùng các trưởng đoàn thể về thôn triển khai. Nhân dân khắp thôn đến đông đủ. Hầu hết mọi người dều phấn khởi và nhận thức được sự cần thiết khi sử dụng các ứng dụng, nhất là ứng dụng về BHYT, tài khoản ngân hàng, thủ tục hành chính tại Cổng dịch vụ công quốc gia”.
Ông Nguyễn Văn Chi - Phó Chủ tịch UBND xã An Thịnh thông tin: "Sau khi nhận được kế hoạch từ tỉnh, huyện, xã đặt mục tiêu rõ ràng và phấn đấu trong chiến dịch phải đạt được 100% người dân trưởng thành được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chuyển đổi số năm 2024, kỹ năng số, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng. 90% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh có tài khoản định danh điện tử VneID mức độ 2.
"Xã phấn đấu 100% người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có sẵn các nền tảng số thiết yếu trên điện thoại thông minh. 100% người dân có điện thoại thông minh được tuyên truyền, hướng dẫn về thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công Quốc gia, cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái…”, ông Chi nói.
TheoThủy Thanh (Báo Yên Bái)
" alt=""/>An Thịnh phổ cập các nền tảng, công nghệ số thiết yếu đến người dân