
Giám đốc điều hành Ducati chi nhánh Đông Âu Edouard Lotthe đã tiết lộ rằng hãng xe Ý đã chuẩn bị kế hoạch cho cả xe tay ga và xe máy điện. Song, các mẫu xe này sẽ không thể xuất hiện trước năm 2021. Bởi Lotthe cho biết ưu tiên hiện tại của Ducati là tập trung vào tiêu chuẩn khí thải Euro 5 sắp tới có hiệu lực vào năm 2020.
Ngoài ra, ông còn khẳng định: trong khi doanh số đang bùng nổ ở châu Á, đặc biệt là ở các khu vực như Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan, Lotthe nhấn mạnh rằng Ducati sẽ không sản xuất một chiếc xe máy có dung tích xy-lanh 300 cc như đối thủ BMW Motorrad.
Trước đây, Giám đốc dự án Ducati Frederico Sabbioni cho biết một chiếc xe phân khối nhỏ như vậy sẽ "quá nhỏ" và gây tổn hại cho uy tín của thương hiệu.
Điều đó có nghĩa, nếu xe tay ga và xe máy điện Ducati trở thành hiện thực, chúng cũng sẽ là các mẫu xe phân khối lớn và ít dành cho những người mới chơi.
Bộ TT&TT tiếp tục triển khai số hóa truyền hình tại 21 tỉnh trong năm 2019.
Theo thông báo mới nhất của Bộ TT&TT, Cục Tần số vô tuyến điện và Ban quản lý Chương trình cung cấp Dịch vụ viễn thông công ích (Ban quản lý VTCI) được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các địa phương xác định cụ thể danh sách địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2, địa bàn thuộc vùng hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh DTH trên thực tế. Phối hợp với các địa phương lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ, trong đó bao gồm danh sách các hộ được hỗ trợ đầu thu truyền hình mặt đất và danh sách các hộ được hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh DTH.
Việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số được tiến hành làm 3 giai đoạn. Bộ TT&TT yêu cầu các đơn vị phải triển khai và hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 cho các địa bàn đang thu xem truyền hình mặt đất từ các trạm chính tại 12 tỉnh thuộc nhóm III, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận trước ngày 31/3/2019.
Tổ chức triển khai và hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các địa bàn đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ trạm phát lại tại 9 tỉnh nhóm II, bao gồm: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trước ngày 30/6/2019.
Tổ chức triển khai và hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các địa bàn đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất từ các trạm phát lại tại 12 tỉnh nhóm III, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận trước ngày 31/9/2019.
Đối với khu vực Tây Nguyên, Bộ TT&TT giao cho Cục Tần số vô tuyến điện triển khai cuộc họp của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam với các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum đề xuất thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh này và báo cáo Trưởng ban chỉ đạo quyết định.
" alt=""/>Hạn chót cuối tháng 9/2019 sẽ hoàn thành tắt sóng truyền hình analog ở 21 tỉnh