Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, nữ sinh 18 tuổi quyết định theo học ngành Vật lý Trị liệu tại Đại học High Point (Mỹ). Tuy nhiên, Madison vẫn buồn vì bị một số trường top đầu từ chối. Dù không đỗ vào các trường này, Madison vẫn khuyến khích mọi người đừng quên ước mơ ban đầu của bản thân.
"Tôi hiểu cảm giác bị đại học mình thích từ chối. Sự lo lắng là có nhưng tôi không chắc còn cơ hội quay lại không. Tôi muốn mọi người hiểu không gì là không thể. Vẫn còn cả biển sao trên bầu trời, hãy dũng cảm tiến về phía trước, theo đuổi ước mơ đến cùng", Madison chia sẻ.
Biết tin Madison gia nhập ngôi nhà chung High Point, TS Nido Qubein - Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Chào mừng em đến với Đại học High Point. Nhà trường sẽ tiếp tục trau dồi để em trở thành người xuất sắc và đạt được những thành tựu phi thường.
Hãy nhớ rằng, khi gia nhập High Point, bầu trời của em không có ranh giới. Em đã được định sẵn để trở thành nhà lãnh đạo tài năng. Chúng tôi đã chuẩn bị các nguồn lực để giúp em thực hiện ước mơ và chứng kiến thành quả của bản thân".
Chia sẻ hành trình học tập của bản thân, Madison cho biết, được bố mẹ chuẩn bị cho vào đại học từ nhỏ. Lên cấp 2, Madison được gia đình đưa đến các đại học tham quan mỗi khi đi du lịch ở Mỹ.
Được bố mẹ truyền cảm hứng và động lực, nữ sinh 18 tuổi xác định muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Y tế, cụ thể là Vật lý Trị liệu. Nhờ đó, Madison luôn tự hứa với bản thân phải cố gắng để hướng đến mục tiêu vào đại học.
Kinh nghiệm xét tuyển đại học
Đầu tiên, luôn ưu tiên bản thân, Madison cho rằng, không nên biến quá trình nộp đơn thành gánh nặng căng thẳng quá mức. "Bạn hãy dành thời gian cho bản thân, bất kể đó là chăm sóc mình, đi chơi với bạn bè và gia đình, hay nô đùa với cún cưng. Để tránh bị kiệt sức bạn nên làm điều mình thích".
Thứ hai, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, Madison và mẹ phải dùng công cụ sắp xếp và theo dõi hồ sơ khi nộp. Việc này giúp Madison nắm bắt thông tin liên hệ của trường và cân nhắc các suất học bổng. Họ cho rằng, đây là nguồn tài nguyên duy nhất dễ tham khảo. Madison cũng đưa ra lưu ý, việc này có nhiều cách làm khác nhau: "Vì vậy, chúng ta nên tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và gia đình".
Cuối cùng, Madison khuyên mọi người giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình nộp đơn xét tuyển vào đại học. "Tôi tin rằng việc giữ thái độ tích cực sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo để có những lối thoát giải quyết vấn đề".
Năm 2019, tình cờ bạn bè chia sẻ với Vương Thạc, công ty họ áp dụng chế độ làm việc từ xa. Theo đó, nhân viên chỉ đến văn phòng làm 2 ngày/tuần, còn lại làm tại nhà. Sau cuộc trò chuyện, Vương Thạc nhận ra làm việc từ xa có thể trở thành xu hướng trong tương lai.
Ngay lập tức, Vương Thạc bàn ý tưởng kinh doanh với Alex Bouaziz - người bạn cùng học thạc sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Về phía Alex Bouaziz cũng cho rằng, tương lai có thể làm việc ở bất cứ đâu. Do đó, Vương Thạc và Alex Bouaziz quyết định thành lập công ty phần mềm Deel, với tuyên bố sẽ phá vỡ rào cản địa lý để tuyển dụng nhân tài hợp pháp trên thế giới.
Thời điểm Deel được thành lập đã xuất hiện nhiều công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa tiên tiến như nền tảng: DingTalk, Feishu và Tencent Meeting. Tuy nhiên, Vương Thạc hiểu rằng, thách thức doanh nghiệp đối mặt khi tuyển dụng nhân sự từ xa không nằm ở công nghệ, mà là vấn đề tuân thủ pháp luật.
Do đó, thay vì tập trung phát triển công nghệ làm việc từ xa, Deel còn cung cấp giải pháp giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý và quy trình tuyển dụng, quản lý nhân viên. Tháng 4/2019, lần đầu tiên Deel cho ra mắt công cụ giải quyết vấn đề thanh toán cho 2 bên khi làm việc từ xa.
Sau khi sản phẩm ra mắt, công ty thuê những người làm việc tự do thuyết phục khách hàng dùng thử. Ngay sau đó, họ nhận ra những người này không có khả năng quảng bá sản phẩm. Lúc này, Vương Thạc thay đổi chiến thuật đích thân 'ra trận' thuyết phục các doanh nghiệp dùng sản phẩm.
Cuối năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát, làm việc tại nhà trở nên phổ biến. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ xa cũng tăng lên, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tìm đến công nghệ của Deel.
Trong quá trình này, Deel liên tục cải tiến sản phẩm, không còn bị giới hạn ở các dịch vụ thanh toán cho nhân viên làm việc từ xa. Deel trở thành công ty tuyển dụng nhân sự quốc tế, cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp muốn nhanh chóng mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Với sự nỗ lực không ngừng của nữ thạc sĩ, hiện, Deel được định giá 12 tỷ USD (305.340 tỷ đồng). Doanh thu mỗi năm của công ty ước tính từ 50-100 triệu USD (1.270 - 2.541 tỷ đồng). Tính đến nay, Deel đã cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hơn 8.000 công ty, doanh nghiệp tại hơn 160 quốc gia trên thế giới.
Để hỗ trợ cho việc mở rộng toàn cầu, CEO của Deel cho hay, đã thuê ít nhất một nửa trong số hàng nghìn nhân viên làm người lao động độc lập đảm nhiệm từ bán hàng đến quản lý cấp cao. Chiến lược này cho phép công ty tuyển dụng nhanh chóng ở các quốc gia, khi chưa có đại diện pháp lý.
Khi nhắc đến CEO của Deel, Rahul Kishore - Giám đốc điều hành cấp cao tại Coatue, cho biết: "Tôi ấn tượng với tầm nhìn và chiến lược của Vương Thạc và Alex Bouaziz". "Tôi thích cách nền tảng này chắt lọc thành công cụ ai cũng có thể sử dụng, để biến việc làm toàn cầu từ giấc mơ thành hiện thực", Lucas Swisher - đối tác của Deel, cho hay.
Sau 7 năm khởi nghiệp, năm 2022, Vương Thạc góp mặt trong Danh sách 40 doanh nhân trẻ xuất sắcdo Viện Nghiên cứu Hurun công bố, với khối tài sản 5 tỷ NDT (17.557 tỷ đồng). Tháng 10/2023, trong Danh sách 1000 người giàu nhất Trung Quốccủa Viện Nghiên cứu Hurun công bố, CEO Vương Thạc xếp vị trí 950 với khối tài sản 6,5 tỷ NDT (22.802 tỷ đồng).
Năm 2024, ĐHQG TPHCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực thu hút hơn 100.000 thí sinh tham gia. Kỳ thi được tổ chức ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.
Trong đợt 1, điểm trung bình của kỳ thi là 643,4 điểm. Trong 93.828 thí sinh làm bài thi, 80 thí sinh đạt trên 1.000 điểm. Thí sinh có kết quả cao nhất kỳ thi là 1.076 điểm, thí sinh có điểm thi thấp nhất là 203 điểm.
Đợt 2 phần lớn là thí sinh thi lại để cải thiện điểm đợt 1. Điểm thi đợt 2 sẽ được công bố sau 1 tuần nữa.