Quốc gia hàng đầu điện năng
Ngay ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, nước Anh đã nằm trong số quốc gia xây dựng nền điện năng sớm nhất với các nhà máy nhiệt điện; gồm cả nhiệt điện “sạch” với nhiên liệu là dầu, khí đốt và cả nhiệt điện “bẩn” theo nghĩa là phát thải nhiều khí nhà kính do sử dụng nhiên liệu than đá.
![]() |
Và, tiếp theo, quốc đảo này cũng không tụt hậu so với các quốc gia lục địa trong việc phát triển các dạng điện năng khác, từ các loại như thủy điện, điện sinh khối ... đến điện công nghệ cao như điện hạt nhân hay các loại điện có nguồn dự trữ vô tận trong tự nhiên như điện gió, điện năng lượng mặt trời.
Sự đánh giá trên phản ảnh trong bảng số liệu thống kê mới cho năm 2015 (bảng số 1), ở đó cho thấy sự đóng góp điện lượng và tỉ lệ phần trăm của các nguồn điện khác nhau ở nước Anh.
Trong đó, bốn loại điện năng chủ yếu; từ điện “cổ điển” như nhiệt điện sử dụng khí đốt và sử dụng than đá đến điện công nghệ cao (điện hạt nhân) và điện năng lượng tái tạo, tất cả đều đóng vai trò chủ yếu và tỷ lệ đóng góp gần như tương đương nhau với 29,5%, 23%, 21% và 25%.
Ngoài ra, là quốc đảo nhưng nước Anh không đứng cô lập, ngược lại đã và đang tiến hành nối mạng cao áp với các nước cận kề như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Đức. Ireland. Qua đó, Anh nhập thêm điện, chủ yếu là điện hạt nhân, với điện lượng (tính cho năm 2015) khoảng 21 TWh từ Pháp (13,8 TWh) và Hà Lan (8,0 TWh). Mặt khác, xuất điện sang Ireland với 0,9 TWh là động tác mở đầu.
Sức mạnh của điện hạt nhân
![]() |
Bản đồ phân bố các nhà máy điện hạt nhân của Anh Quốc |
Nước Anh được xem như cây đại thụ trong số vài quốc gia trên thế giới tiên phong trong con đường xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân.
Nước Anh sớm xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân rải rác dọc bờ biển đông và tây. Đến năm 1997 tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân vào công suất điện tổng cộng đạt đỉnh với 26%. Sự cố hạt nhân Fukushima không ảnh hưởng gì với chính sách điện hạt nhân của nước Anh.
Đến nay, 15 lò phản ứng lớn nhỏ vẫn đang cung cấp điện năng cho cả nước (xem bảng 2) với tổng công suất 8883 MWe. Trong đó, đáng chú ý nhà máy điện Hinkley Point B khởi động từ năm 1976, sau 40 năm nay vẫn tiếp tục cung cấp điện lên lưới điện quốc gia.
![]() |
Hiện tại và thời gian sắp tới, việc xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân không thể dừng vì nó có vai trò lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu điện năng của Anh nhằm đối phó với tình trạng sẽ đóng cửa hơn 40% số nhà máy điện hạt nhân “quá đát” trước năm 2025, đồng thời bù đắp với sự sụt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ và khí đốt chỉ trong một số năm sắp tới.
Điện hạt nhân trong lâu dài vẫn là 1 trong 3 nguồn điện chủ yếu, cùng với điện gió ngoài biển và điện dầu - khí đốt giúp Anh quốc thực hiện chủ trương đa dạng hóa, sạch hóa và bảo đảm an ninh nguồn năng lượng của nước mình.
Chính phủ Anh dự kiến với chi phí khoảng 14 tỷ bảng Anh (khoảng 22,5 tỷ USD) sẽ xây dựng 2 lò năng lượng hạt nhân EPR thế hệ thứ ba, loại lò nước áp lực cải tiến của Pháp. Và nhà máy điện hạt nhân mới; gọi là lò Hinkley Point C sẽ có khả năng sản xuất một lượng điện lớn tương đương với 7% tổng lượng điện của Anh quốc.
Đồng thời, nước Anh còn có một kế hoạch xây dựng “một hạm đội mới” các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm các nhà máy điện công suất lớn ở Wylfa và Moorside cùng các lò phản ứng mô-đun nhỏ kỹ thuật mới ở nhiều nơi.
Sự trỗi dậy của điện gió
![]() |
Hình các cánh tua-bin gió của một nhà máy điện gió ngoài biển khơi của nước Anh. (Ảnh: Green-is- great) |
Cùng với điện hạt nhân, điện gió được xem là nguồn điện sạch đang được đầu tư phát triển và sẽ sớm trở thành nguồn điện năng trụ cột của nước Anh.
Số liệu thống kê (xem bảng 1) cho thấy phần đóng góp của điện gió trong tổng điện lượng quốc gia của năm 2015 chiếm gần 12%. Trong đó, đã kể đến vai trò của các nhà máy điện gió trên đất liền và điện gió trên mặt nước (gần bờ biển và ngoài khơi xa).
Do diện tích trên đất liền dành cho điện gió không còn đáng kể, nước Anh tập trung xây dựng các nhà máy điện gió xa bờ. Và nước này đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về điện gió xa bờ từ tháng 10 năm 2008.
Hiện nay, nước Anh đang triển khai 28 dự án, cho hoạt động 1.465 tua-bin gió và tổng công suất điện gió xa bờ đạt 5.098 MW. Các tua-bin gió trên mặt nước đang đóng góp hàng năm khoảng 15 TWh (têta.oat.giờ). Trong đó, với các tua-bin đang xây dựng, riêng phần điện gió xa bờ sẽ đóng góp vào sản lượng lưới điện hàng năm toàn quốc khoảng 8% vào năm 2016 và 10% vào năm 2020.
Anh quốc rõ ràng đang trỗi dậy thành nước dẫn đầu trên thế giới về điện gió, đăc biệt điện gió xa bờ.
Sự rút lui của nhiệt điện than
Theo số liệu thống kê, một phần đáng kể điện năng ở Anh quốc tạo bởi các nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu là khí tự nhiên (hiện chiếm gần 30%) và than đá (23%). Lượng điện phát ra từ hai loại nhiên liệu này thay đổi hàng năm phụ thuộc vào giá cả của nhiên liệu. Phần đóng góp của điện sử dụng dầu mỏ rất nhỏ (dưới 1%) không đáng kể.
Đáng chú ý ở đây là các nhà máy sử dụng nhiên liệu than đá bởi vì sự tác hại đến môi trường và sức khỏe của khí độc hại CO2 sinh ra. Sự tác hại này đã được cảnh báo trên toàn thế giới. Các chỉ tiêu giảm thiểu CO2 đã được khuyến cáo cho mọi quốc gia trong Nghị định thư của Hội nghị toàn cầu về Biến đổi khí hậu COP-21 ở Paris tháng 12/2015.
Trong lúc đó, than đá cũng không phải là tài nguyên của nước Anh mà chủ yếu nhập khẩu từ các nước khác.
Vì vậy, việc đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện than đã diễn ra ở Anh quốc. Và mới đây, vào tháng Mười Một năm 2015, người đứng đầu của Cơ quan quốc gia về Năng lượng và Biến đổi khí hậu nước Anh đã đưa ra khuyến cáo: đóng cửa các nhà máy điện đốt than còn lại trước năm 2025. Đó là một quyết định tiên tiến và quyết đoán mà nhiều nước không thực hiện được, trong đó có các “cường quốc” nhiệt điện than như Trung quốc, Ấn Độ; và cả Hoa Kỳ và nước Đức.
Tác động của sự kiện “Brexit”?
Cũng cần đề cập đến ảnh hưởng của biến cố “Brexit” vừa xảy ra - Anh tách khỏi EU. Thực ra, sự kiện này không ảnh hưởng đến chương trình năng lượng của Anh quốc.
Các công ty vẫn không thay đổi cam kết đối với chương trình xây dựng hạt nhân. Tổng công ty năng lượng EDF Energy (một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực điện-cacbon-thấp) cùng với các doanh nghiệp lớn khác NuGeneration và Horizon Nuclear Power (công ty năng lượng đang phát triển thế hệ mới các nhà máy điện hạt nhân) vẫn cam kết với chương trình mới xây dựng hạt nhân.
Cụ thể, Tổng Giám đốc điều hành Jean-Bernard Levy, cho biết: “Brexit” sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch của công ty trong việc xây dựng nhà máy Hinkley Point C, đó là các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng ở Anh trong gần 20 năm nay. Lịch trình vẫn là đưa vào hoạt vào năm 2025. Nhà máy điện hạt nhân lớn này nhằm bảo đảm cung cấp 7% điện năng cho Vương quốc Anh.
Cùng với làn sóng phát triển các nhà máy điện gió ngoài biển và chuẩn bị xây dựng các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn, nước Anh chủ trương đóng cửa dần tiến đến chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2025.
Vương quốc Anh vẫn là nước đi đầu so với các cường quốc kinh tế khác trên con đường xây dựng một nền công nghiệp điện hiện đại, trong lành ít phát thải khí nhà kính.
1. Đức: Điện sạch tăng lên, điện than không giảm! http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/308842/duc-dien-sach-tang-len-dien-than-khong-giam.html
2. Các nhà “Nobel” cảnh báo: “Rời bỏ” là rủi ro http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/311142/cac-nha-nobel-canh-bao-roi-bo-la-rui-ro.html
" alt=""/>Vì sao Brexit không làm ngành điện Anh nao núng?Các bài dạy trên truyền hình là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học trong chương trình lớp 4,5 cấp Tiểu học, lớp 6,7,8,9 cấp Trung học cơ sở và lớp 10,11,12 cấp Trung học phổ thông năm học 2019 - 2020.
Đối với lớp 4,5 gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh;
Đối với lớp 6,7,8, 9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh;
Đối với lớp 10,11 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh;
Đối với lớp 12 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Lịch phát sóng Chương trình dạy học trên truyền hình, phát trên Kênh 1, Kênh 2 - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (tuần từ 16-21/3) như sau:
![]() |
![]() |
lich hoc hn2.jpg |
![]() |
lich hoc hn3.jpg |
![]() |
lich hoc hn4.jpg |
2. Hòa Bình
Chương trình “Học trên truyền hình” được bắt đầu phát sóng từ ngày 14/3 trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hòa Bình.
Đối với lớp 9: Các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh phát vào 9h15 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, thời lượng mỗi chương trình từ 45 đến 50 phút; chương trình phát sóng đến khi học sinh đi học trở lại.
Đối với lớp 12: Các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh phát vào 14h45 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, thời lượng mỗi chương trình từ 45 đến 50 phút; chương trình phát sóng đến khi học sinh đi học trở lại.
Nội dung là ôn tập kiến thức học kỳ I năm học 2019-2020. Giáo viên giảng dạy là các giáo viên cốt cán cấp tỉnh có năng lực chuyên môn tốt.
3. Thừa Thiên – Huế
Từ ngày 16.3, việc dạy học cho học sinh khối 12 qua truyền hình sẽ bắt đầu với 9 môn học để thi THPT quốc gia là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và Giáo dục công dân.
Thời lượng dạy học vào buổi sáng từ 8h-10h, buổi chiều từ 14h-16h. Mỗi buổi có ba tiết và mỗi tiết có thời lượng 30 phút, dạy từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Thừa Thiên - Huế |
4. Đà Nẵng
Sở GD-ĐT Đà Nẵng phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng thực hiện chương trình "Ôn tập lớp 12 trên truyền hình".
Chương trình được phát từ 9h đến 10h30 thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên kênh DanangTV1, DanangTV2, Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và trên website: www.danangtv.vn, bắt đầu từ thứ hai, ngày 16.3.
Học sinh có thể theo dõi trực tiếp hoặc truy cập website của Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng để xem lại những chương trình đã phát sóng.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình của Đà Nẵng |
5. Nam Định
Chương trình ôn tập kiến thức cho học sinh được phát sóng với các khung thời gian như sau: Buổi sáng vào lúc 9h25, buổi chiều lúc 15h và 17h bắt đầu từ ngày 3.3 với các môn Toán học, Ngữ văn và Tiếng Anh lớp 9.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Nam Định |
Thời gian phát sóng lại chương trình ôn tập các môn vào 23h cùng ngày sau Bản tin. Đặc biệt, Sở GD-ĐT lưu ý thời gian phát sóng của từng môn có thể dao động trước hoặc sau 5 phút so với khung giờ đã quy định.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Nam Định cũng tổ chức chương trình ôn tập cho học sinh lớp 12 bắt đầu từ thứ tư, ngày 4.3 trên Youtube.
6. Nghệ An
Bắt đầu từ ngày 15/3, Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An tổ chức dạy học trực tuyến trên truyền hình. Bước đầu là triển khai ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
![]() |
Lịch phát sóng chương trình dạy trên truyền hình của Nghệ An |
Đối với lớp 9 sẽ tổ chức dạy học 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Lớp 12 sẽ tổ chức dạy 9 môn, gồm Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.
Mỗi số phát sóng bài dạy có thời lượng 45 phút/môn học. Thời gian phát sóng bắt đầu từ ngày 15/3 đến trước mỗi kỳ thi khoảng 1 tuần.
Trong đó, từ ngày 15 – 21/3 khung giờ phát sóng bài học cho lớp 9 từ 8h – 8h45, lớp 12 từ 17h – 17h45 mỗi ngày.
Từ ngày 23/3, các chương trình dạy học trên truyền hình phát sóng từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần vào khung giờ từ 17h – 17h45.
Học sinh có thể học trực tiếp từ khi chương trình dạy học phát sóng trên kênh truyền hình của Đài PT-TH tỉnh Nghệ An, ứng dụng điện thoại của truyền hình Nghệ An và trên trang Facebook Dạy và học cùng NTV. Những học sinh không thể theo dõi bài học trực tiếp khi phát sóng có thể xem lại trên tất cả các hạ tầng mạng của đài truyền hình.
7. Vĩnh Long
Sở GD-ĐT Vĩnh Long đưa ra lịch phát sóng chương trình ôn tập kiến thức môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trên sóng truyền hình Vĩnh Long từ ngày 21/2.
8. An Giang
Chương trình học trên tuyền hình được phát sóng bắt đầu từ ngày 24/2. Ngoài ra, chương trình còn được đăng tải trên website của Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang và Cổng thông tin điện tử sở GD-ĐT.
9. Đồng Nai
Đây là địa phương đầu tiên phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình từ ngày 17/2, do Sở GD-ĐT Đồng Nai, phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai thực hiện.
Trong đó, khối 9 được ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh; còn khối 12 được ôn tập 9 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân.
10. Thái Bình
Phát sóng chương trình học cho học sinh lớp 9 và lớp 12 từ ngày 16/3.
11. Hải Phòng
Chương trình Ôn tập kiến thức dành cho khối lớp 9 và 12 được phát sóng từ thứ 2 đến thứ 7 trên kênh THP, THP+ của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Sáng từ 8h30 – 9h15 các môn cho khối 9 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh).
Chiều từ 14h30 – 16h45 các môn cho khối 12 (Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Sinh học, Giáo dục công dân).
Số đầu tiên được phát sóng vào 8h30 thứ 6, ngày 13/3 với môn Ngữ Văn dành cho lớp 9.
Các em có thể xem lại chương trình trên kênh youtube THP và website của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng: www.thhp.vn
12. TP.HCM
Phát sóng chương trình ôn tập cho học sinh lớp 9 và 12
Buổi sáng: 8h, 9h, 10h với các môn lần lượt là Toán, Văn và Tiếng Anh của khối lớp 9.
Buổi chiều: 14h, 15h, 16h với các môn lần lượt là Toán, Vật lý và Hóa học của khối lớp 12.
13. Quảng Nam
Tối ngày 15/3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết từ ngày 16/3, Quảng Nam tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh khối 12.
Cụ thể, Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam (QRT) tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh khối 12 với chín môn học gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và Giáo dục công dân. Mỗi buổi có hai tiết và mỗi tiết có thời lượng 25 - 30 phút. Giáo viên tham gia giảng dạy được chọn từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Thời gian dạy học vào buổi sáng từ 9h - 10h, buổi chiều từ 15h - 16h, từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên kênh QRT và trực tuyến tại địa chỉ www.qrt.vn. Học sinh có thể theo dõi trực tiếp hoặc truy cập website của QRT để xem lại những chương trình đã phát sóng.
14. Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7
Chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được lên sóng vào ngày 6/4 vào 12h và 22h các ngày trong tuần. Với 9 môn học: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trong 30 số phát sóng mới (thời lượng 60 phút/1 số).
Chương trình được nghiên cứu thiết kế bài giảng bám sát với nội dung kiến thức có trong bộ đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Đồng thời có cả những phần kiến thức, bài giảng tiệm cận cách thi Đánh giá năng lực (đang dần là xu thế) để học sinh làm quen. Cuối các bài giảng đều có phần tổng hợp, tóm tắt nội dung kiến thức bằng Sơ đồ hình ảnh (Infographic), Sơ đồ tư duy (mindmap) giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức bài giảng, dễ dàng nhớ kiến thức, học đúng, học trúng.
![]() |
Chinh phục kỳ thi vào lớp 10 đã bắt đầu lên sóng từ ngày 2/3 với 16 bài giảng về môn Toán, Ngữ Văn và 26 bài giảng môn Tiếng Anh. Các bài giảng sử dụng trong Chinh phục kỳ thi vào lớp 10 đã được tham khảo từ đề thi ở nhiều địa phương.
15. Khánh Hòa
Sở GD-ĐT Khánh Hòa kết hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa tổ chức dạy trên truyền hình, trước mắt là các môn Toán, Ngữ Văn, và Tiếng Anh lớp 9 và lớp 12.
Chương trình phát sóng vào lúc 9h, phát lại vào 16h từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, bắt đầu từ ngày 16/3.
Ngân Anh tổng hợp
Do diễn biến mới của dịch Covid-19, các địa phương trên cả nước đã thay đổi lịch đi học. Nhiều tỉnh, thành kéo tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 3, thậm chí sang cả tháng 4.
" alt=""/>Lịch dạy học trên truyền hình khi nghỉ phòng dịch covidSuốt 3 ngày sau can thiệp, vùng kín vẫn rỉ rả máu, nhức nhối, khiến chị đi lại khó khăn, cảm giác sưng nóng tại chỗ, phải đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) khám với gương mặt tái nhợt.
Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, thạc sĩ Phạm Duy Linh, khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, đánh giá ở môi bé của bệnh nhân có nhiều vết khâu chồng mép, lộn xộn. Bên trong âm đạo bị cắt thu hẹp quá mức, có nhiều khối máu tụ, xuất huyết vết thương.
"Nếu không kịp thời can thiệp, các mô tổ chức sẽ bị chèn ép, đè dập, làm tổn thương nặng thêm, gây khó khăn trong việc xác định vị trí chảy máu. Bệnh nhân đau đớn, có thể sốc do mất máu nếu mạch máu vẫn tiếp tục chảy", bác sĩ Linh nhận định.
Bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cắt chỉ khâu, lấy hết các khối máu tụ, đốt cầm máu tại các vị trí mạch máu xuất huyết cho bệnh nhân sau đó khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu. Bệnh nhân được theo dõi toàn trạng, điều trị kháng sinh và sử dụng thuốc cầm máu.
Bác sĩ Linh cho biết ông từng tiếp nhận, xử lý cho không ít trường hợp biến chứng sau làm đẹp "cô bé", như vùng kín sưng to phù nề, cắt cụt môi bé, vết cắt nham nhở, thủng trực tràng gây rò rỉ, nhiễm trùng âm đạo...
Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết nhiều chị em ngày nay quan tâm dịch vụ làm hồng nhũ hoa và thu hẹp "cô bé".
Thực tế, đây là thủ thuật thẩm mỹ nếu không được xử lý tại cơ sở y tế với bác sĩ có tay nghề, quy trình vô khuẩn an toàn, sẽ để lại nhiều hậu quả như sẹo, thậm chí nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân.
Ông cho biết tại các bệnh viện, những khoa không đúng chuyên môn, bác sĩ không có chứng chỉ, không được can thiệp cho bệnh nhân. Vậy nhưng, quán cắt tóc gội đầu, massage cũng thực hiện dịch vụ thu hẹp âm đạo hay làm hồng nhũ hoa, tiêm filler, botox, lột da sinh học, khiến không ít người gặp biến chứng.
Theo vị bác sĩ này, các biện pháp nội khoa được quảng cáo giúp thu hẹp "cô bé" như bôi thuốc, gel, uống, ngâm… thực chất chỉ mang tính chất thêm vào, cải thiện tình trạng màu sắc, làm bề mặt da săn chắc hơn. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc chiếu laser. Trong đó, cắt bỏ một phần da niêm mạc hay dùng laser cũng chỉ đáp ứng mức độ nhất định, phẫu thuật thu hẹp co vòng mới có tác dụng rõ rệt.
Theo bác sĩ Duy Linh, việc can thiệp thẩm mỹ vùng kín nhằm khắc phục khuyết điểm bẩm sinh hoặc sau sinh nở là nhu cầu chính đáng của chị em. Tuy nhiên, cần lựa chọn phương pháp làm đẹp tại cơ sở uy tín, không vì giá rẻ mà rơi vào bẫy làm đẹp, “tiền mất tật mang”.