![]() |
Nội dung này được nêu rõ trong biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của MobiFone từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT công bố sáng nay (10/7), cũng như trong chia sẻ bên lề sự kiện của ông Mai Văn Bình, Chủ tịch kiêm TGĐ MobiFone với báo giới.
Theo ông Bình, 20% là con số tối đa mà VNPT có thể sở hữu. "Đây là vấn đề đạo lý, uống nước nhớ nguồn. MobiFone có được như hôm nay là thành quả xây dựng trong suốt 21 năm của VNPT. Khi cổ phần hóa, việc VNPT có 20% cổ phần trong MobiFone là phù hợp với công lao của Tập đoàn trong việc xây dựng và phát triển MobiFone, cũng như hợp lý về mặt kinh tế xã hội", tân Chủ tịch Hội đồng thành viên của MobiFone giải thích.
Có thể nói, cổ phần hóa MobiFone đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là nếu nhìn lại hành trình trắc trở gần cả thập kỷ qua của sứ mệnh này. Ông Bình khẳng định việc MobiFone được điều chuyển về trực thuộc Bộ TT&TT là một sự kiện lịch sử và cũng là một cơ hội mà doanh nghiệp này không được phép bỏ lỡ. Trong thời gian từ nay đến cuối năm, MobiFone sẽ phải "chạy hết tốc lực" để nghiên cứu, xây dựng phương án cổ phần hóa, nhằm kịp trình lên Bộ TT&TT cũng như Chính phủ trước cuối năm 2014, đúng như lộ trình đã được nhắc đến trong Quyết định số 888 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng bên cạnh Đề án cổ phần hóa, MobiFone còn phải thực hiện cùng lúc ba nhiệm vụ quan trọng khác nữa, đó là tập trung mọi điều kiện, triển khai mọi biện pháp để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh; Phối hợp với Bộ TT&TT để xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty theo Luật Viễn thông và cuối cùng là tiến hành xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, trong đó cần nhất là xây dựng vốn điều lệ và chiến lược kinh doanh những năm tiếp theo.
Đối với việc lựa chọn đối tác chiến lược khi cổ phần hóa, ông Bình chỉ chia sẻ ngắn gọn rằng Công ty đã có chiến lược xây dựng nhưng tạm thời chưa thể công bố. Việc chọn đối tác chiến lược sẽ được các cấp thảo luận kỹ càng để chọn ra kết quả cuối cùng và cũng đã có một số đơn vị liên hệ đặt vấn đề, nhưng mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng. Tương tự, việc định giá lại MobiFone tại thời điểm này sẽ phải theo lộ trình của Ban chỉ đạo Cổ phần hóa nên bản thân ông cũng chưa có thông tin để chia sẻ.
Trước băn khoăn của dư luận về việc MobiFone và VinaPhone từ chỗ "anh em một nhà" trở thành đối thủ, ông Bình tâm sự rằng mạng lưới MobiFone vốn gắn liền với mạng lưới của VNPT. Văn hóa và truyền thống của hai đơn vị này cũng gắn liền với nhau, do đó trong thời gian tới, hai bên sẽ kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, cùng tạo ra những lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Còn chuyện kinh doanh thì dù là "anh em" hay "đối thủ", doanh nghiệp nào cũng phải hành động có trách nhiệm với xã hội, với bản thân, "thi đua nhau để phát triển", ông nhấn mạnh.
Trọng Cầm
Tin liên quan
VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT" alt=""/>VNPT nắm 20% cổ phần của MobiFoneVăn bản của Văn phòng Chính phủ đưa ra ngày 24/4 nêu rõ: “Mấy ngày qua, một số báo, trang mạng đăng tin, bài phản ánh việc mạng VinaPhone nhắn tin và thu phí với nội dung xem clip “Bé trai 8 tuổi chết bất ngờ tại Viện Nhi”, “Hơn 10.000 ca mắc sởi trên cả nước”… gây phản ứng tiêu cực trong dư luận. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, làm rõ và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nghiêm túc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 22/4/2014, rất nhiều thuê bao điện thoại mạng VinaPhone nhận được tin nhắn quảng cáo của nhà mạng này về việc mời xem clip đang “thu hút nhiều người xem nhất hiện nay” được gửi đi từ tổng đài 18001091.
" alt=""/>VinaPhone xin lỗi khách hàng vì sự cố video clip bệnh sởi