[LCK Mùa Hè 2016] Không vô địch, nhưng SKT T1 vẫn đi vào lịch sử
2025-05-05 20:47:18 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:566lượt xem
Như GameSaođã thông tintới độc giả,ùaHèKhôngvôđịchnhưngSKTTvẫnđivàolịchsửmallorca – valencia SKT đã trở thành hạt giống số hai của khu vực LCK Hàn Quốc tại CKTG 2016 khi là đội tuyển có được điểm số CP cao nhất mùa giải. Trong khi đó, với chiến thắng 3-2 trước KT Rolster ở trận Chung kết LCK Mùa Hè 2016, ROX Tigers nghiễm nhiên là đội hạt giống số một. Suất cuối cùng tới CKTG 2016 sẽ phải chờ đợi sau khi Vòng loại Khu vực Hàn Quốc kết thúc vào ngày 03/9 tới đây.
Tuy bị KT “lội ngược dòng” không tưởng với tỉ số 3-2, SKT vẫn tạo ra được kỷ lục đáng nhớ, khi là đội tuyển ĐKVĐ đầu tiên góp mặt tại hai kì CKTG liên tiếp.
Điểm qua một số nhà vô địch CKTG qua các mùa giải:
Fnatic – Vô địch CKTG Mùa 1:Để thua Counter Logic Gaming Châu Âu ở Vòng loại Khu vực Châu Âu Mùa 2, xếp thứ tư chung cuộc và vắng mặt tại CKTG Mùa 2.
Taipei Assassins – Vô địch CKTG Mùa 2: Để thua ahq e-Sports tại trận Chung kết GPL 2013, vắng mặt tại CKTG Mùa 3.
SK Telecom T1 – Vô địch CKTG Mùa 3: Để thua Najin White Shield tại Vòng loại Khu vực Hàn Quốc 2014, vắng mặt tại CKTG Mùa 4.
Samsung White (giờ là Samsung Galaxy)– Vô địch CKTG Mùa 4: Xếp bét bảng tại LCK Mùa Xuân, đứng thứ bảy ở LCK Mùa Hè, không được tham dự Vòng loại Khu vực, vắng mặt tại CKTG 2015.
Sauk hi gây thất vọng ở nửa đầu giai đoạn vòng bảng LCK Mùa Xuân 2016 với vị trí giữa BXH, SKT đã quay trở lại mạnh mẽ ở phần còn lại của mùa giải. Họ vượt qua ROX ở trận Chung kết LCK Mùa Xuân 2016, vô địch MSI 2016 và IEM Katowice.
Nhưng ROX lại một lần nữa xếp trên SKT ở vòng bảng LCK Mùa Hè 2016, và tiến thẳng tới trận Chung kết. SKT đã không thể bảo vệ thành công chức vô địch khi để thua KT…
- Làm mẹ đơn thân và tự lập khi còn quá trẻ, Quỳnh Lương có bao giờ nhìn lại quãng thời gian phải làm đủ thứ nghề kiếm sống, nuôi con vất vả?
Mọi người hiểu lầm việc tôi kiếm sống vất vả chỉ sau khi đã làm mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Tôi năm nay 27 tuổi, tôi đã tự lập được 11 năm, ngay cả khi tôi còn đi học. Tôi tự thân lập nên cuộc sống và sự nghiệp của mình. Khi tôi học lớp 11, gia đình tôi có biến cố, tôi ở với mẹ và đi bán nước ở bên đường. Thậm chí, tôi đã nhặt vỏ chai để về bán. Tôi chưa bao giờ suy nghĩ mình sẽ che đậy, thậm chí cảm thấy tự hào vì những điều đó.
Tôi nghĩ mình là một đứa con ngoan khi không bao giờ đua đòi, đòi hỏi mẹ phải cho mình cái này cái kia. Khi còn đi học, 5h sáng tôi đã thức dậy, dọn xe bán nước cùng anh trai. Đi học về buổi trưa là tôi lại bán nước bên đường đến tận tối khuya. Hôm sau lại như vậy. Khi nào mùa hè không phải đi học, một mình tôi đạp xe tới chỗ bán nước, dọn dẹp rồi cạo hết 2 bó mía. Lúc nào tôi cũng nhìn lại quãng thời gian làm đủ nghề để tự động viên bản thân cố gắng. Nếu không, tôi sẽ phải quay lại những chuỗi ngày khó khăn như vậy.
- Đến thời điểm hiện tại khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, chị có bao giờ hối hận vì những quyết định khi còn quá trẻ?
Tôi chưa bao giờ hối hận vì những quyết định xảy ra trong quá khứ. Vì tự lập sớm nên khi tôi đưa ra một quyết định gì đó tức là tôi đã suy nghĩ rất nhiều rồi. Với những việc tôi đã làm sai mà ảnh hưởng tới mọi người, không có cơ hội để sửa chữa, tôi sẽ rất hối hận. Những việc tôi sai nhưng tự chịu trách nhiệm, dám làm dám chịu thì tôi không bao giờ hối hận.
Tôi thấy mình giỏi và can đảm khi tự chịu trách nhiệm với việc mình làm. Việc tôi sinh con sớm, một số người nhìn vào với ánh mắt không tốt, nhưng tôi tự kiếm tiền bằng sức lao động với hai bàn tay trắng để nuôi con. Tôi không sai gì để phải hối hận cả.
- Là một người nổi tiếng, chị có ngại khi bị 'soi mói', nhắc nhiều tới chuyện quá khứ?
Thật sự hiện tại, tôi thấy hơi phiền. Tôi biết mọi người không có ý xấu nhưng tôi rất lo con trai bị tổn thương khi mọi người nói và bàn tán quá nhiều về quá khứ quá của mẹ.
Con trai tôi đã 8 tuổi, cháu đã đi học, biết chữ và có thể tiếp cận thông tin. Ai cũng có quá khứ, nó không xấu nhưng chúng ta chỉ nên lưu lại vừa đủ thôi. Tôi chỉ mong mọi người hãy nói về tài năng, về công việc của mình.
- Sau nhiều tổn thương, vấp ngã khi còn trẻ, Quỳnh Lương của hiện tại có còn niềm tin vào tình yêu?
Việc mình đã từng phản bội không có nghĩa sau này mình sẽ bị phản bội và cũng không có nghĩa sau này mình không thể phản bội tiếp. Nhưng việc tin vào tình yêu thì luôn có cơ sở. Tôi luôn nghĩ, những việc xảy ra trong cuộc đời mình vốn dĩ phải xảy ra, những người mang lại yêu thương hay đau khổ cho cuộc đời mình sớm muộn mình cũng sẽ gặp. Có 2 thứ, đau khổ và hạnh phúc trong cuộc đời. Nếu đau khổ đến sớm hơn thì hạnh phúc có thể sẽ đến muộn hơn. Tôi đã từng tổn thương nhưng tôi dùng lòng bao dung và trái tim đẹp yêu người khác thì sẽ có người bù đắp cho những gì mà tôi đã phải chịu. Nên tôi chưa bao giờ mất niềm tin vào tình yêu cả.
- Chị sẽ thích một người đàn ông như thế nào?
Tôi hay nói vui rằng, nếu ai đó muốn tìm hiểu và đặt vấn đề để bắt đầu một mối quan hệ với tôi, họ phải có tiền trước đã. Bởi tôi đã quá khổ vì những lúc không có tiền trước đó rồi. Việc đổ vỡ của tôi trong quá khứ cũng một phần vì tiền. Bây giờ, kinh tế của tôi cũng khá nên tôi sẽ tìm người tương xứng. Nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là sự đồng điệu, thấu hiểu và bao dung trong tính cách.
Với tôi, nhan sắc hay chiều cao không quan trọng. Tôi không thích trai đẹp đâu vì tôi nghĩ, một người vừa đẹp trai, có kinh tế, tốt tính thì nguy hiểm lắm bởi có quá nhiều phụ nữ muốn có được họ. Tôi chỉ cần một người có kinh tế thôi, xấu một chút cũng không sao nhưng phải tốt bụng ‘nhiều chút’ (cười).
Karik nói gì về tin đồn cặp kè single mom Quỳnh Lương?Xem ngay" alt=""/>Quỳnh Lương 'Lối nhỏ vào đời' rất sợ con trai bị tổn thương vì chuyện đời tư
Học sinh tiểu học tại TP.HCM học giáo trình i-Learn Smart Star
(Ảnh: Báo Thanh niên)
Theo báo này, năm học 2015 - 2016, dù mới học được nửa cuốn Family and friends của NXB Oxford nhưng hàng loạt học sinh (HS) lớp 2 chương trình tăng cường tiếng Anh của TP.HCM phải mua bộ sách Family and friends Special Edition.
Tưởng rằng đã ổn định, nhưng mới đây một phụ huynh tại Q.4 có con đang học lớp 3 chương trình tăng cường tiếng Anh lại “ngã ngửa” khi nhà trường thông báo mua sách khác, bộ i-Learn Smart Star.
Một số hiệu trưởng trường tiểu học nói rằng từ tháng 3, Sở GD-ĐT TP.HCM liên tục có các văn bản chỉ đạo về việc sử dụng sách tiếng Anh khiến các trường bị rối.
Một hiệu trưởng phân trần: “Sau khi Sở ban hành Văn bản số 719 (ngày 18.3) có ghi “bộ giáo trình có thể đưa vào giảng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học” và tổ chức hội thảo ngày 22.4, bên công ty phát hành giáo trình i-Learn Smart Star đến các trường lấy số lượng đăng ký rất nhanh. Phía nhà trường thấy nội dung tương tự như những bộ giáo trình khác, giá lại mềm hơn và có văn bản trên nên chúng tôi cứ nghĩ là được thay thế, vì vậy mới đăng ký mua.
Tuy nhiên, trong hướng dẫn về việc dạy tiếng Anh tiểu học ban hành ngày 9.8, Sở không đả động gì về bộ tài liệu này. Đến khi hỏi rõ thì tôi được biết giáo trình i-Learn Smart Star là sách dùng cho phần mềm hỗ trợ. Do văn bản không rõ ràng nên giờ nhà trường đành thông báo học sinh dùng sách này chứ bắt mua bộ sách khác thì không được”.
Cũng trên Báo Thanh niên, bài viết “Mua sách song ngữ rồi... bỏ xó” cho biết năm học này, học sinh theo học chương trình tiếng Anh tăng cường bậc THCS cũng đột ngột chuyển từ sách Solutions sang Access.
Lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết: “Cuối tháng 7 đầu tháng 8.2016, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo tới các phòng triển khai bộ giáo trình Access ở các trường THCS thay cho Solutions. Sở giải thích bộ giáo trình Access đảm bảo hoàn thiện cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mục tiêu đề án ngoại ngữ 2020 đặt ra mà giáo trình Solutions không đáp ứng tốt”.
Người này nói thêm: “Cuối năm học 2015 - 2016 Sở chưa hề có một thông báo nào về việc sẽ thay giáo trình. Vì thế các trường chưa thông báo để phụ huynh, HS chuẩn bị tâm lý. Chính vì thế, đầu năm nay khi vừa thông báo việc thay sách, nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt. Đồng thời, nhiều giáo viên cũng tâm tư. Họ cho rằng việc thay giáo trình ở thời điểm này chẳng khác nào việc “đổi ngựa giữa dòng”, có thể sẽ khiến học sinh mệt mỏi hơn”.
Trước nhiều ý kiến phản đối, một số quận chỉ thực hiện việc thay sách đối với lớp 6 và sẽ thực hiện cuốn chiếu.
Mở rộng số lớp học Tiếng Anh tích hợp
Báo Sài Gòn giải phóng thì có bài “Tiếng Anh tích hợp thu hút các trường ngoại thành”. Thông tin từ báo này cho biết năm học 2016 - 2017, chương trình Tiếng Anh tích hợp đã lan tỏa đến hơn 70 trường trên địa bàn TPHCM với hàng ngàn học sinh theo học. Đặc biệt, chương trình trên được triển khai tại nhiều trường học ở các quận, huyện ngoại thành.
Lớp học Tiếng Anh tích hợp đầu tiên tại Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi (Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng)
Báo này đưa dẫn chứng Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi dù điều kiện còn khá khó khăn nhưng trong năm học này, trường vẫn nỗ lực mở 1 lớp Tiếng Anh tích hợp (TATH) với 35 học sinh.
Thầy Kim Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Đối với một số phụ huynh khu vực huyện ngoại thành, kinh phí hơn 3 triệu đồng/ tháng để đầu tư cho con theo học chương trình TATH thực ra lại thấp hơn nhiều so với kinh phí đưa đón con hàng tuần đi về trung tâm thành phố học các chương trình ngoại ngữ khác.
Chưa kể, học trung tâm chủ yếu học về ngoại ngữ giao tiếp, còn với TATH, các em được học ngay tại trường, vừa là tiếng Anh giao tiếp, vừa là tiếng Anh học thuật vì được học các môn khoa học bằng tiếng Anh. Với tinh thần và đà phát triển này thì sang năm, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và định hướng sẽ mở rộng hơn nữa…”.
Một số trường ở quận 9 cũng đã triển khai 4 lớp: 2 lớp 1 ở Trường Tiểu học Lê Văn Việt, Trường Tiểu học Phước Bình, 2 lớp 6 ở Trường THCS Hoa Lư.
Trước đó, huyện Hóc Môn đã triển khai chương trình từ năm 2015 - 2016 với 2 lớp 1 ở các Trường TH Nguyễn An Ninh và TH Nguyễn Thị Nuôi. Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, hai trường trên tiếp tục mở rộng chương trình, mỗi trường tuyển thêm 2 lớp 1. Ngoài ra, có thêm Trường THCS Nguyễn An Khương tuyển sinh 2 lớp 6 mới.
Quận Thủ Đức năm học này tiếp tục có thêm 3 lớp 1 mới. Tổng số các quận, huyện tham gia chương trình trong năm học 2016 - 2017 là 18 quận, huyện...
Phụ huynh không thích Tiếng Anh đề án dù được miễn phí
Trong khi đó, Báo Tuổi trẻcó bài “Đề án dạy ngoại ngữ gần 10.000 tỉ không thể làm khơi khơi”. Trong bài viết này, một số giáo viên TP.HCM chia sẻ về việc dạy tiếng Anh theo đề án Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
Phụ huynh đón học sinh ra về sau giờ tan học tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM (Ảnh Như Hùng/ Báo Tuổi trẻ)
Báo này dẫn lời cô M. - giáo viên dạy tiếng Anh bậc THCS đồng thời là phụ huynh có con đang học lớp 3 ở TP.HCM - cho biết: “Bé nhà tôi bắt buộc phải chọn học tiếng Anh đề án ở trường tiểu học dù tôi không thích. Bởi tôi biết học sẽ không hiệu quả: sĩ số học sinh ở lớp chính khóa tới 49 bé thì học tiếng Anh cũng giữ nguyên như vậy. Còn giáo viên thì giáo viên giỏi được ưu tiên dạy lớp tiếng Anh tăng cường, những giáo viên còn lại sẽ dạy lớp tiếng Anh đề án. Thế nên tôi phải cho con đến trung tâm học thêm tiếng Anh vào thứ bảy, chủ nhật”.
Cô M. kể cô từng lên gặp hiệu trưởng trường tiểu học của con xin cho con không học tiếng Anh trong trường, nhưng không được chấp nhận.
“Nhưng tôi là người trong nghề, tôi vẫn ước giá như con mình không phải học lớp tiếng Anh đề án sẽ tốt hơn… Lý do là giáo viên người Việt của ta chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được tuyển dụng ồ ạt vì thành phố rất thiếu giáo viên tiếng Anh”.
Thừa nhận vấn đề trên, hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM thông tin: “Mặc dù chương trình tiếng Anh đề án không phải đóng học phí (nếu học tiếng Anh với phần mềm hoặc học với giáo viên bản ngữ mới đóng học phí - PV), nhưng đa số phụ huynh đều muốn cho con em mình được học chương trình tiếng Anh tăng cường.
Một số phụ huynh khá giả đăng ký cho con em chương trình tích hợp. Chỉ với những trường hợp học sinh nghèo hoặc học sinh không được chọn lựa (học sinh học trái tuyến) mới chấp nhận học chương trình tiếng Anh đề án”.
Cũng theo hiệu trưởng trên: “Ở TP.HCM, việc tuyển giáo viên tiếng Anh rất khó khăn do lương thấp, ít người chịu làm. Ngoài ra, việc giữ giáo viên giỏi càng khó khăn hơn. Nhiều trường hợp giáo viên mới tốt nghiệp được nhận về trường, chúng tôi bồi dưỡng - đào tạo lại, được vài năm là họ chuyển việc, không đi dạy nữa.
Trường mở lớp tiếng Anh đề án nhưng không được thu phí nên rất khó khăn trong việc trả lương cho giáo viên. Bên cạnh đó, tâm lý giáo viên cũng bị ảnh hưởng vì họ dạy lớp tiếng Anh tăng cường thì thu nhập sẽ cao hơn”…