
Góp mặt ở chung kết nội dung chạy 100m dành cho nam, có 8 VĐV của Mỹ (2 VĐV), Nam Phi, Trung Quốc, Anh, Italy, Canada và Nigeria.
![]() |
Marcell Jacobs ăn mừng khi về đích đầu tiên |
VĐV điền kinh của Vương quốc Anh Zharnel Hughes đã mắc lỗi xuất phát trước hiệu lệnh của trọng tài nên bị truất quyền thi đấu. Cuộc thi chung kết chỉ còn là cuộc cạnh tranh của 7 VĐV còn lại.
Lamont Marcell Jacobs của Italy có bước xuất phát tốt, cùng những bước chạy xé gió để cán đích đầu tiên bất chấp sự bám đuổi của 6 đối thủ còn lại.
![]() |
Kết quả chung kết chạy 100m nam |
Với thời gian 9 giây 80, Jacobs xuất sắc giành HCV danh giá trên đường chạy 100m. HCB ở nội dung này thuộc về VĐV người Mỹ, Fred Kerley sau khi anh đạt thành tích 9 giây 84.
Về đích thứ 3 với thời 9 giây 89 và có được tấm HCĐ là đại diện đến từ Canada, De Grasse Andre.
Việc VĐV của Italy giành HCV chạy 100m tại Olympic Tokyo được xem là một bất ngờ. Bởi chạy cự ly ngắn vốn là thế mạnh của các VĐV người Jamaica, kể từ khi "tia chớp đen" Usain Bolt xuất hiện. Tuy nhiên, tại Thế vận hội lần này, các chân chạy 100m của Jamaica đều không thể vượt qua vòng bán kết.
Với kỳ tích tại Olympic Tokyo, Jacobs trở thành châu Âu đầu tiên giành HCV chạy 100m nam, từ sau khi Linford Christie chiến thắng ở Olympic Barcelona 1992.
Một số hình ảnh về chung kết chạy 100m nam:
![]() |
Các VĐV ở vạch xuất phát |
![]() |
Những bước chạy xé gió |
![]() |
Hình ảnh các VĐV về đích. VĐV người Nigeria ở làn chạy số 8 bị đau chân và bỏ cuộc khi gần vạch đích |
![]() |
Marcell Jacobs cán đích đầu tiên |
![]() |
Marcell Jacobs trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới hiện tại |
![]() |
Niềm vui của VĐV người Italy |
![]() |
3 VĐV về đích đầu tiên |
![]() |
Quỳnh Chi
Yulimar Rojas đã đi vào lịch sử điền kinh sau khi phá kỷ lục Thế giới ở nội dung nhảy xa ba bước nữ tại Olympic Tokyo 2020.
" alt=""/>VĐV Italy Marcell Jacobs giành HCV chạy 100m nam Olympic TokyoNhư vậy, các địa phương nên phân cấp phân quyền tuyển dụng đến hiệu trưởng từng trường thay vì giao cho Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, UBND cấp huyện thực hiện.
Phân cấp việc tuyển dụng cho hiệu trưởng là đã áp dụng “khoán 10” của lĩnh vực nông nghiệp sang giáo dục. Khi đó, các trường sẽ chủ động hơn trong việc tuyển chọn, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. UBND tỉnh chỉ phân bổ biên chế; Sở GDĐT, UBND địa phương hướng dẫn cách tuyển và thanh kiểm tra vai trò tuyển dụng của các hiệu trưởng.
Tinh giản biên chế, mạnh dạn phân cấp
Tình trạng của giáo dục hiện nay là thiếu giáo viên, không tuyển dụng được nhưng phải thực hiện tinh giản 10% theo lộ trình từ 2021 đến 2026.
Điều này đặt ra cho giáo dục mục tiêu kép (vừa tuyển đủ giáo viên, vừa tinh giảm biên chế 10% từ 2021 đến 2026. Vì vậy, vấn đề giao khoán đặt ra càng cấp thiết hơn.
Giữa mục tiêu tinh giản biên chế và thiếu giáo viên, nhiều tỉnh thành đã lựa chọn tinh giản biên chế. Vì vậy, các tỉnh này không cho phép tuyển dụng mặc dù vẫn còn biên chế trống, mặc cho các trường thiếu giáo viên kêu ca. Hoặc nếu tuyển dụng thì các địa phương này phải chứng minh số viên chức nghỉ hưu cộng với biên chế trống phải lớn hơn số lượng 10% tinh giản vào năm 2026.
Đây là cách làm phản ánh lối suy nghĩ máy móc, rập khuôn, chậm đổi mới. Vì luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức tại khoản 2 điều 2, quy định viên chức tuyển dụng mới sau ngày 1/7/2020 áp dụng hợp đồng xác định thời hạn.
Nghĩa là hợp đồng không xác định thời hạn sẽ không còn được áp dụng với các viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 mà chỉ được áp dụng hợp đồng xác định thời hạn.
Điều này không chỉ làm cho viên chức tuyển mới luôn nỗ lực phấn đấu, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại lợi ích cho người học và chất lượng của nhà trường, mà còn giúp các đơn vị trường học tinh giản biên chế dễ dàng khi không còn chỉ tiêu hoặc nhu cầu.
Vậy tại sao không thực hiện khoán 10?
Với những lập luận nêu trên, rõ ràng ngành giáo dục đủ các cơ sở pháp lý để thực hiện “khoán 10”, thuận lợi hơn nhiều thời của cố Bí thư Kim Ngọc.
Khi giao khoán, cố Bí thư Kim Ngọc chịu sức ép từ nhiều phía và ông đã chọn con đường vì dân, chấp nhận phá rào.
Ngành giáo dục không bị sức ép phải làm sai mà ngược lại còn khuyến khích phân cấp, giao khoán. Vậy, tại sao ngành giáo dục không thực hiện? Câu trả lời không cần phải suy nghĩ, đó là thiếu người dám thực thi. Do vậy, ngành đang rất cần những người có trách nhiệm với giáo dục, chịu khó tư duy, mạnh dạn đổi mới và luôn có một trái tim luôn trĩu nặng vì các thế hệ học sinh.
Bí thư Kim Ngọc là con người có 3 tố chất: Một là, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của địa phương, ông thoát khỏi giáo điều, sự trì trệ để năng động sáng tạo. Thứ hailà tinh thần vì dân, thương dân và thứ balà trách nhiệm đối với quê hương, với Đảng bộ, với công việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với cấp trên.
Và đương nhiên việc thiếu giáo viên hiện nay có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do không có nguồn tuyển, mức lương của giáo viên thấp, áp lực công việc cao… Về lâu dài, chúng ta phải tạo nguồn bền vững, đổi mới chính sách tiền lương, giảm áp lực công việc cho nghề giáo.
Để làm được, đòi hỏi chúng ta phải có những quyết sách giao khoán mạnh mẽ cho giáo dục.
Ngành giáo dục đã phải chịu trách nhiệm về chất lượng thì phải để cho ngành được tự quyết định mọi thứ, chứ không phải nắm tất cả trừ 2 thứ - con người và tài chính, như lời Bộ trưởng GD-ĐT phát biểu gần đây.
Nguyễn Hữu Tâm
Cả nước đang thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Trong khi đó, vẫn đang thừa 10.178 giáo viên ở cả tiểu học, THCS, THPT. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm nay, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc. Tính bình quân cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc. Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, tuyển dụng như thế nào để tuyển đúng người, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu đề ra mới là câu chuyện đáng bàn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng thốt lên rằng: Ngành GD nắm tất cả trừ 2 thứ: giáo viên và tài chính. Vậy, nên chăng cần có 1 khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên để gỡ khó cho cả Bộ, cơ sở đào tạo và nhà giáo? Ban Giáo dục mở diễn đàn “Tuyển dụng giáo viên: Cần có 1 khoán 10”. Mời bạn đọc gửi ý kiến về [email protected]. Xin cảm ơn! |