![]() |
Leica M8. |
![]() |
Leica M8. |
Mike Tyson chuẩn bị đấm Jake Paul nhưng lại thu tay lại
Trong thời gian qua, nhiều người đã bày tỏ nghi vấn trận đấu giữa Mike Tyson và Jake Paul tại Dallas vào hôm 16/11 bị dàn xếp. Trên mạng xã hội Twitter, một người đã đưa ra đoạn video dẫn chứng Mike Tyson chuẩn bị tung ra cú đấm vào mặt Jake Paul nhưng sau đó đã rút tay về. Người này chú thích: "Đây là bằng chứng cho những ai nghi ngờ trận đấu bị dàn xếp".
Diễn viên Sylvester Stallone cũng bày tỏ quan điểm: "Quan điểm của tôi rõ ràng: kinh doanh là kinh doanh. Đôi khi bạn phải làm những điều khó khăn và hy sinh để giúp đỡ gia đình. Tôi biết Mike Tyson từ khi ông ta 19 tuổi. Những gì chúng ta thấy là màn diễn xuất xứng đáng nhận giải Oscar vĩ đại nhất mọi thời đại".
Trận đấu giữa Mike Tyson và Jake Paul bị nghi dàn xếp (Ảnh: Getty).
Tới hôm qua, võ sĩ huyền thoại Oscar De La Hoya cũng lên tiếng tố cáo trận đấu quyền anh này bị dàn xếp. Ông chia sẻ trên Instagram: "Mọi người đều nói rằng trận đấu giữa Mike Tyson và Jake Paul được dàn dựng thế nào. Tôi tin rằng trận đấu này đã được lên kịch bản. Mike Tyson đã bị kìm hãm khả năng.
Với con mắt của võ sĩ nhiều năm thượng đài, tôi có thể thấy điều đó. Jake Paul đã trả tiền để chiến thắng Mike Tyson và giúp hồ sơ của anh ta đẹp hơn hay vì điều gì khác? Để thỏa mãn bản thân anh ta sao?
Nếu muốn trở thành võ sĩ thực thụ thì bạn phải đấu với những võ sĩ thực thụ. Trận đấu này đã thu hút được 200 triệu người theo dõi. Người chiến thắng lớn nhất chính là Amanda Serrano và Katie Taylor, những người tổ chức ra trận đấu có sức hút đáng kinh ngạc này".
Mike Tyson được cho là chưa phát huy hết sức mạnh của mình (Ảnh: Getty).
Trong khi đó, huyền thoại bóng bầu dục Mỹ, Michael Irvin, cũng nghi ngờ rằng Mike Tyson đã ký hợp đồng không được phép tung ra những cú đấm móc ngược với Jake Paul. Michael Irvin nói: "Mike Tyson nổi tiếng với những cú đấm vào bụng và cú đấm móc ngược. Tuy nhiên, chúng ta chẳng thấy ông ta tung ra một lần nào trong trận đấu với Jake Paul.
Tôi đã nghe ai đó nói rằng trong hợp đồng với ban tổ chức, Mike Tyson bị cấm tung ra cú đấm móc ngược. Hãy nghĩ mà xem, tại sao ông ấy không tung ra một lần nào".
Trong trận đấu vừa qua, Mike Tyson chỉ thực sự sung mãn trong hai hiệp đấu, trước khi hụt hơi trong sáu hiệp đấu còn lại. Theo thống kê, ở trận đấu đó, Jake Paul tung 278 đòn, với 78 cú trúng đích (đạt tỷ lệ 28%), còn Mike Tyson chỉ tung 97 đòn và trúng đích 18 cú (đạt tỷ lệ 19%). Đó là con số quá chênh lệch.
Sau trận đấu với Jake Paul, Mike Tyson khẳng định vẫn chưa có ý định giải nghệ. Thay vào đó, ông vẫn hy vọng tìm được đối thủ để lên đài trong tương lai, mặc dù ông vừa từ chối tái đấu với Evander Holyfield.
Mike Tyson đã kiếm được 20 triệu USD dù thất bại trước Jake Paul. Con số ấy gấp đôi tổng tài sản ông được định giá trước khi bước vào trận đấu (10 triệu USD). Tuy nhiên, có vẻ như "Mike thép" chỉ muốn tìm đối thủ "mềm" và thi đấu với tính chất biểu diễn.
" alt=""/>Mike Tyson bị tố cáo nhận tiền để thua Jake PaulMạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.
Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".
Quản lý thông báo phạt nhân viên 300.000 đồng vì lỗi đóng cửa tiệm sớm 1 phút (Ảnh cắt từ clip).
Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.
Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".
Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.
Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra.
"Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.
Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.
Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.
Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.
Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).
Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%.
"Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.
Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.
Phạt tiền với người lao động là trái luật
Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.
Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.
Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó.
"Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.
Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.
Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.
" alt=""/>Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao độngNước lũ trên sông Trà Câu làm ngập khoảng 70 căn nhà tại thị xã Đức Phổ (Ảnh: Quốc Triều).
"Có 4 nhà dân ngập hơn 1m. Nước lũ tiếp tục dâng cao nên chính quyền địa phương đã di dời những hộ dân này đến nơi an toàn. Lực lượng phòng chống lụt bão luôn sẵn sàng để di dời dân nếu nước lũ trên sông Trà Câu tiếp tục dâng cao", ông Bảo chia sẻ.
Nước lũ trên sông Trà Câu còn làm ngập tuyến quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ, khiến kè sông Trà Câu sạt lở khoảng 15m.
Quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ bị ngập (Ảnh: Quốc Triều).
Trước tình hình này, UBND thị xã Đức Phổ yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, nhằm chủ động ứng phó.
"Thị xã Đức Phổ đã sẵn sàng vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm "4 tại chỗ" để kịp thời ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng di dời người dân vùng ngập đến nơi an toàn", ông Sang nói.
Lực lượng phòng chống thiên tai thị xã Đức Phổ sẵn sàng hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn (Ảnh: Quốc Triều).
Theo Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, lũ trên sông Trà Câu đang dao động ở mức cao và có xu thế gần đạt đỉnh. Hồi 13h ngày 24/11, mực nước trên sông Trà Câu đạt 6,18m - trên mức báo động 3 khoảng 0,68m.
Lũ trên sông Trà Câu duy trì trên mức báo động 3 có thể gây ngập nhiều khu vực ở hạ lưu như phường Phổ Ninh, Phổ Văn, Phổ Thuận, Phổ Minh thuộc thị xã Đức Phổ.
" alt=""/>Lũ lên nhanh, nhiều hộ dân ở Quảng Ngãi phải di dời khẩn cấp