Cùng đó, người trẻ trong xã hội hiện đại thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, lối sống ít vận động, mắc nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, xơ vữa động mạch, thói quen hút thuốc lá dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngày càng gia tăng, PGS Ước chia sẻ tại Hội nghị khoa học toàn quốc Hội Bệnh mạch máu Việt Nam lần thứ 3.
Nhiều bệnh lý mạch máu nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng, phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong, được xác định là có liên quan đến yếu tố tuổi tác, giới tính, các bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường hay thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Đó là bệnh lý như hẹp tắc các động mạch ngoai biên, bệnh phình và lóc tách động mạch chủ…
Đơn cử, với bệnh động mạch chi dưới, có đến 20% người trên 70 tuổi sẽ bị bệnh này. Trên thế giới, khoảng 200 triệu người bị bệnh động mạch chi dưới (số liệu năm 2015). Tại Hoa Kỳ, khoảng 6,5 triệu người từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh động mạch chi dưới. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, giai đoạn thiếu máu trầm trọng chi dưới, 20% bệnh nhân phải cắt cụt chi.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Tiên, Tổng thư ký Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, tại Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cũng như nhiều trung tâm tim mạch lớn trên cả nước, hằng năm, mỗi bệnh viện có khoảng 400-800 bệnh nhân cao tuổi được mổ và can thiệp điều trị hẹp, tắc động mạch chi dưới. Trong đó, đa phần các trường hợp thiếu máu trầm trọng chi do phát hiện muộn, hoặc điều trị chưa dứt điểm, dẫn đến nhiều trường hợp phải phối hợp cắt cụt ngón chi sau can thiệp, phẫu thuật.
Bệnh lóc động mạch chủ type A, là bệnh cấp cứu trong tim mạch, cũng có xu hướng gặp ngày càng nhiều ở Việt Nam do gia tăng bệnh lý tim mạch liên quan đến cao huyết áp và tuổi thọ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột tử ở người khoẻ mạnh. Phẫu thuật điều trị bệnh lý này được coi là phức tạp, nặng nề và tốn kém nhất trong các phẫu thuật tim mạch thông thường. Trong 3 năm 2020-2022, tại nhiều trung tâm y học lớn trong nước, đặc biệt ở TPHCM và Hà Nội, đã phẫu thuật điều trị cho trên 500 ca lóc động mạch chủ type A.
Theo các bác sĩ, để phòng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý mạch máu nói riêng, người dân nên thực hiện nhiều hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng; không hút thuốc lá, cả chủ động và thụ động; hạn chế bia, rượu. Đặc biệt, cần kiểm soát huyết áp cao, quản lý cholesterol trong máu cao và bệnh tiểu đường.
Từ ngày 6-9/6, tại Quảng Ninh và Hà Nội, Hội nghị khoa học toàn quốc Hội Bệnh mạch máu Việt Nam lần thứ 3 kết hợp với Hội nghị Tim mạch tỉnh Quảng Ninh lần thứ 5 đã diễn ra, thu hút gần 1.000 lượt đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến, là các chuyên gia đến từ trong và ngoài nước, hội viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau.
Chủ đề hội nghị năm nay là "Bệnh mạch máu - Điểm đến các chuyên ngành", với điểm nhấn là lần đầu tiên hội cấp quốc gia kết hợp với một hội chuyên ngành cấp tỉnh để cùng đăng cai tổ chức hội nghị lớn tầm cỡ toàn quốc.
Trong 4 ngày diễn ra với các phiên thảo luận khoa học, trên 160 báo cáo cả trực tiếp và trực tuyến liên quan tới các chủ đề như: bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tĩnh mạch, bệnh động mạch tạng,… đã giúp các thầy thuốc trên toàn quốc cũng như ở Quảng Ninh có cơ hội cập nhật kiến thức, phác đồ mới, các kỹ thuật tiên tiến nhất trong chăm sóc và điều trị bệnh lý mạch máu.
Dự án gồm có 6 khối nhà (ký hiệu từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hàng vạn sinh viên. Theo thiết kế, mỗi phòng rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa… Quy định suất đầu tư dành cho 8 người/phòng, với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước).
Được khởi công từ năm 2009, tuy nhiên, hiện nay chỉ có 2 khối nhà đang hoạt động nhưng phòng trống còn thừa rất nhiều, các khối nhà khác đang bỏ hoang.
Ghi nhận tại dự án, các toà nhà đã xây xong phần thô từ lâu nhưng chưa được hoàn thiện, vẫn nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài. Công trình xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, nhiều phần đất trong khu ký túc xá được người dân tận dụng để trồng rau.
Trước đó, vào năm 2017, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất tách hạng mục nhà A4 khỏi dự án, sau khi giải phóng mặt bằng sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét; đồng thời cho phép chuyển đổi nhà A2, A3 từ nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội để bán và cho thuê bằng hình thức xã hội hóa.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, thành phố hiện có 3 khu ký túc xá tập trung là Làng sinh viên Hacinco, Ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp; Ký túc xá Mỹ Đình II được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với hơn 3.100 phòng, đáp ứng cho khoảng hơn 21.800 sinh viên. Tỷ lệ lấp đầy sinh viên trong các ký túc xá trung bình đạt 79% và hiện còn trống 673 phòng, đáp ứng cho khoảng hơn 4.800 sinh viên. Do đó, từ năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố không đầu tư xây mới các dự án đầu tư nhà ở sinh viên (ký túc xá).
Ngay giữa thủ đô lại tồn tại nghịch cảnh ký túc xá nghìn tỷ xây xong “ế” sinh viên, cả trăm căn hộ tái định cư bỏ hoang hơn 10 năm rồi xin phá bỏ.
" alt=""/>Hà Nội chuyển ký túc xá Pháp Vân Tứ Hiệp thành nhà ở xã hộiTheo quy định nêu trên thì mức đóng mỗi tháng của các thành viên trong hộ gia đình bạn (2 người) được tính như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4.5% x 1.490.000 đồng = 67.050 đồng.
Người thứ 2 đóng bằng 7% x 67.050 đồng = 46.935 đồng.
Như vậy, nếu nhà bạn có 2 thành viên tham gia BHYT hộ gia đình và chọn phương thức đóng 6 tháng một lần thì mức đóng lần lượt 402.300 đồng và giá 281.610 đồng là đúng với quy định hiện hành.
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng nên mức đóng BHYT của người tham gia BHYT hộ gia đình cũng thay đổi theo. Cụ thể như sau:
Người thứ 1, mức đóng từng tháng tăng từ 67.050 đồng lên 81.000 đồng.
Người thứ 2, tăng từ 46.935 đồng lên 56.700 đồng.
Nếu vẫn lựa chọn phương thức đóng 6 tháng/lần, hai thành viên trong gia đình bạn sẽ đóng lần lượt là 486.000 đồng và 340.200 đồng.
Ở những gia đình có từ 5 người tham gia bảo hiểm hộ gia đình trở lên, từ ngày 1/7, người thứ 3 tăng mức đóng bảo hiểm hàng tháng từ 40.230 đồng lên 48.600 đồng; người thứ 4 tăng từ 33.525 đồng lên 40.500 đồng, người thứ 5 trở đi tăng từ 26.820 đồng lên 32.400 đồng.
Với những gia đình có 5 người cùng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, mỗi tháng hiện nay đóng tổng cộng 214.560 đồng. Từ ngày 1/7, hộ gia đình này đóng tăng lên 259.200 đồng. Nếu đóng mỗi năm/lần, hộ gia đình sẽ đóng thêm gần 536.000 đồng so với hiện nay.