Đây còn là nơi tổ chức các sự kiện giải trí, trình diễn thời trang, lễ hội lớn tại Hồ Tràm. Đơn cử như sự kiện kích cầu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu "Dấu ấn hè 2023" với hơn 20.000 khán giả; Fashion Show trong chuỗi sự kiện Miss Ocean 2023; My Tam Liveshow My Soul 1981 diễn ra ngày 11/5 thu hút hơn 5.000 khán giả; cùng nhiều sự kiện công ty, cá nhân khác...
Ông nói với chúng tôi, trước đây sức khỏe của ông rất yếu. Sự sống của ông có thể tính từng ngày. Nhưng rồi, ông quyết tâm thay đổi hẳn cuộc sống, tạo cho mình thói quen mới là mỗi buổi sáng đến đây tập thể dục qua những động tác vừa rồi.
Ban đầu rất khó vì ông chỉ có một tay nhưng sự quyết tâm cao độ đã khiến cho ông thành công như ngày nay. Cũng nhờ vậy mà sức khỏe ông dần hồi phục. Giờ đây, hai động tác chủ lực nhất của ông là ngồi thiền và trồng chuối ngược. 'Ngồi thiền giúp mình tĩnh tâm hơn và trồng chuối ngược giúp máu lưu thông về não tốt hơn', ông giải thích.
Tất cả mọi việc, ông Toàn đều làm bằng một tay. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Ông là Đỗ Hoàng Toàn 64 tuổi. Nhà ông ở cách công viên chỉ vài bước chân nên rất thuận tiện trong việc tập luyện. Ông nói, 'không phải tự dưng mà tôi siêng năng tập luyện như thế đâu. Cái gì cũng có lý do của nó. Hôm nay, tôi muốn nói về đời tư của tôi với một mục đích duy nhất là muốn cảnh tỉnh giới trẻ hãy nhìn vào tôi để mà tránh xa những thói hư tật xấu'.
15 tuổi, hai lần trúng số độc đắc
'Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Nhà tôi không giàu. Cha mẹ tôi buôn bán cực khổ mới lo đủ miếng ăn cho 9 anh chị em tôi. Tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Học hết lớp nhất (lớp 5 bây giờ - PV) tôi phải nghỉ học để phụ cha bán hàng.
Nói như thế anh cũng đủ hiểu về gia cảnh tôi', ông nói. 'Dĩ nhiên với gia cảnh như thế thì việc giáo dục con cái cha mẹ tôi hết sức lơ là. Tôi vừa làm, vừa chơi không ai kiểm soát cả.
Ông Toàn cho biết, dù có một tay nhưng ông có thể làm động tác trồng cây chuối, làm nhiều việc khác. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Năm 1970, tôi tròn 15 tuổi. Một hôm, nhìn thấy người đàn bà trên tay bế theo một đứa trẻ mời tôi mua vé số. Bà cười và nói: 'Nếu con có tiền con mua dùm cô. Sáng giờ ế quá'. Tôi ngập ngừng rồi cũng quyết định mua 5 tờ.
Thời đó, vé số chỉ có một loại lưu hành trong cả miền Nam và một tuần xổ một lần. Hôm ấy chiều thứ 6 - chiều xổ số. Tôi trốn cả nhà vào giường ngủ, tay cầm xấp vé số áp chiếc máy thu thanh sát tai để nghe trực tiếp. Sau bản nhạc mở màn do ca sĩ Trần Văn Trạch, em ruột nhạc sĩ Trần Văn Khê hát, các lô bắt đầu cho kết quả.
Tôi dò từ lô đầu tiên 100đ đến nhiều lô khác vẫn chưa có dấu hiệu gì. Cuối cùng, đến lô độc đắc. Trong máy, tiếng xướng ngôn viên vang lên: 'Mời các em ra quay số'. Rồi tiếp đến, 'kết quả trúng độc đắc cho vé mang số...'. Tôi nhìn vào vé mình, số thứ 1 rồi liên tục những số sau đều giống y kết quả. Tôi mừng quá. Mình trúng độc đắc rồi. Đã vậy còn trúng thêm 2 vé an ủi nữa. Tổng cộng 3 triệu đồng.
Thời ấy tại miền Nam, số tiền này rất lớn, ít người có được. Một công chức lương chưa đến 5000đ/tháng vẫn đủ nuôi vài đứa con ăn học thì 3 triệu này có phải là quá lớn không? Tôi chưa đủ tuổi làm căn cước nên không được tự mình đi nhận tiền. Tôi nhờ cha. Ông nhận và giữ cho tôi. Khi nào tôi cần thì cha đưa ...', ông Toàn nhớ lại.
Ông Toàn chạy xe máy bằng một tay. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
'Có tiền tôi tập tành ăn chơi và có nhiều bạn bè. Tôi không thích bọn nhà giàu. Tôi chơi với các bạn nghèo và đã từng nuôi ăn, đãi đằng nhiều thứ.
Bạn bè thấy vậy càng 'bốc' tôi lên khiến cho tôi lầm tưởng tôi là bề trên của chúng. Vì thế tôi càng phải có nghĩa vụ với chúng. Chúng tôi đã trải qua những cuộc vui suốt sáng, những trận cười thâu đêm mà đúng ra lứa tuổi này chỉ có học hành.
Trời xui đất khiến, đến tháng 12 năm ấy một lần nữa tôi trúng số tiếp. Lần này số tiền nâng lên 7 triệu đồng.
Hồi ấy, trên đường phố Sài Gòn rất ít thấy xe Mercedes vì loại này rất đắt tiền và là niềm mơ ước của nhà giàu. Mỗi chiếc xe có giá 1 triệu đồng. Như vậy 7 triệu của tôi là một tài sản quá lớn phải không anh ?', ông Đỗ Hoàng Toàn hỏi chúng tôi.
'Có số tiền quá lớn trong khi gia đình buông lỏng, tôi cứ thế lao xuống dốc. Hàng ngày tụ tập cùng chúng bạn. Thế rồi một lần về Gò Vấp (Tp.HCM), tôi gặp một số bạn giang hồ chuyên sống bằng dao búa. Chúng thường xử nhau bằng những trận thư hùng tàn bạo lắm. Tôi rất ngưỡng mộ và muốn tìm hiểu sao chúng có thể làm được những chuyện ấy.
Từ đó, tôi không còn ở nhà phụ giúp cha nữa. Thỉnh thoảng về chỉ với mục đích duy nhất là lấy tiền. Cha mẹ, anh chị tôi có la rầy, góp ý nhưng tôi cũng phớt lờ. Rồi cuối cùng chuyện gì đến cũng đã đến...
(Còn nữa)
Hơn 5 năm qua, xã An Nhựt Tân có 15 người trúng số độc đắc, chưa kể người trúng giải nhất, giải nhì, giải khuyến khích...
" alt=""/>15 tuổi có món tiền khủng, gã trai nghèo thành dân chơi, bao nuôi đàn emSau một thời gian “đóng cửa” do dịch bệnh Covid-19, sân khấu 2 miền đã rục rịch sáng đèn trở lại để phục vụ khán giả. Trên trang fanpage và poster sân khấu Lệ Ngọc chính thức thông báo lịch tái ngộ khán giả Thủ đô với liên tục các vở diễn: Thị Nở - Chí Phèo, Làm Vua, Dế Mèn, Nước mắt của mẹ,…
Vốn là sân khấu xã hội hoá đầu tiên tại miền Bắc, sân khấu Lệ Ngọc của NSND Lệ Ngọc từ lâu được đánh giá là ăn khách nhất nhì sân khấu kịch phía Bắc. Đơn cử như vở Dế Mèn, vở Làm Vua được dựng và công chiếu đầu năm 2021. Sau khi công chiếu, 2 vở diễn này trở thành “hiện tượng” sân khấu. Chỉ sau 10 ngày công diễn với hơn 20 đêm diễn liên tục không một hàng ghế trống.
![]() |
Vở kịch "Dế mèn" phóng tác từ "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài |
NSND Lệ Ngọc cho biết, một năm sân khấu vẫn dựng từ 3 - 5 vở. Năm 2021 chống dịch đầy khó khăn, sân khấu bà vẫn dựng thành công hơn 6 vở phục vụ khán giả khắp cả nước.
Trong tình hình dịch Covid-19, NSND Lệ Ngọc tự tin khẳng định bản thân không lạc quan thái quá vì biết mình đang đi đúng hướng. Bà tin chắc rằng sân khấu Lệ Ngọc ra vở nào sẽ cháy vé vở đó.
Khắt khe từ khâu lựa diễn viên, chọn kịch bản
Giữa sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình giải trí, nghệ thuật. Sân khấu muốn thu hút khán giả ắt hẳn phải hiểu thị hiếu người thưởng thức. Giống như cách nói của NSND Lệ Ngọc, món ăn đó phải được bày biện đẹp mắt và đồ ăn phải chất lượng. Với kinh nghiệm hơn 43 năm làm công tác quản lý, NSND Lệ Ngọc hiểu khán giả đang mong chờ điều gì từ mình.
Theo NSND Lệ Ngọc, vở “Thị Nở - Chí Phèo” dù đã làm hơn 200 đêm diễn mà khán giả vẫn đòi xem. “Vở cứ ra là cháy vé. Mọi người hỏi tôi vì sao cháy vé, tôi đùa rằng: “Mỗi người đến xem đều được đưa tiền đi taxi và về ăn phở”, NSND Lệ Ngọc chia sẻ.
![]() |
NSND Lệ Ngọc thể hiện nét diễn duyên dáng, tài tình khi thể hiện Thị Nở trong vở Thị Nở- Chí Phèo |
Công thức hút khách tại sân khấu Lệ Ngọc đến từ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề, không khu biệt đối tượng khán giả. Đơn cử như “Dế Mèn”, “Thị Nở- Chí Phèo” là vở lấy từ chất liệu văn học, “Làm Vua” lấy từ chất liệu sử học, "Sự tích Bà Chúa Ba" chất liệu sử thi, “Cuộc chiến COVID” lấy chất liệu từ thời cuộc đương đại; vở "Sự tích Bà Chúa Ba" (tác giả: Lệ Dung, đạo diễn NSND Lê Hùng) lại nói về đề tài lịch sử tâm linh…
Tựu chung, các vở diễn toát lên tinh thần “dấn thân” của một đơn vị sân khấu tư nhân có phần sinh sau nở muộn. Giới chuyên môn đánh giá cao sự bứt phá của một sân khấu xã hội hoá phía Bắc dám vươn mình ra ngoài khuôn khổ truyền thống, cố hữu lâu đời.
Bên cạnh đó, NSND Lệ Ngọc tôn sùng giá trị nghệ sĩ “độc tôn”. Quan điểm của bà khi chọn diễn viên phải đậm đặc kịch nói, vì kịch nói phải tròn vành rõ chữ, thể hiện một cách bản lĩnh, trí tuệ khi đứng trực tiếp trước đám đông, khác với các con đi diễn phim trên truyền hình được quay nhiều lần, được sửa công nghệ, đấy là sức hút của sân khấu vì được tiếp xúc trực tiếp với khán giả vì thấy họ khóc, cười.
Sự thành công của một sân khấu có tuổi đời non trẻ một phần đến từ yếu tố người lãnh đạo. Không thể không kể đến đóng góp quan trọng của nghệ sĩ Văn Hải, Giám đốc sản xuất, chỉ đạo nghệ thuật của hàng loạt vở diễn gây sốt tại sân khấu Lệ Ngọc. Ông cũng gây ấn tượng mạnh khi có duyên với vai diễn “làm vua”. Sự tinh quái ở nghệ sĩ Văn Hải bên cạnh lối diễn là vai trò sản xuất. Trong cách chọn vở diễn, ông luôn khó tính. Tiêu chí chọn vở sẽ là những gì thuần Việt nhất. Nghệ sĩ Văn Hải cho rằng, vở thuần Việt là bản sắc văn hoá cái cốt lõi của sân khấu Việt Nam.
![]() |
Nghệ sĩ Văn Hải, Giám đốc sản xuất, chỉ đạo nghệ thuật sân khấu Lệ Ngọc |
Hiện hai vở Thị Nở- Chí Phèo và Làm Vua hiện tại đang được sân khấu Lệ Ngọc đem tham dự Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hoá và cục nghệ thuật, Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức tại Hải Phòng. Các vở diễn ăn khách như Dế Mèn, Nước mắt người mẹ cũng được khai thác tại sân khấu Lệ Ngọc trong tháng 11 tới đây tại Hà Nội.
Có thể khẳng định, thành công của một sân khấu xã hội hoá hàng đầu miền Bắc là minh chứng cho việc thích nghi và đổi mới sẽ là cách duy nhất để sân khấu luôn sáng đèn.
Doãn Phong
" alt=""/>Sân khấu Lệ Ngọc tái ngộ khán giả Thủ đô