Theo ông Sơn, trong phiên làm việc giữa Đoàn giám sát và Chính phủ cuối tháng 7, Bộ GD-ĐT cũng đã nêu một số ý kiến phân tích và kiến nghị về việc này.
“Dường như vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của sách giáo khoa (SGK) trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới. Nhà nước (Bộ GD-ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh. SGK là học liệu, công cụ, hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của nhà nước hay không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ SGK nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD-ĐT chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?
Cảm ơn Đoàn giám sát đã rất quan tâm tới một vấn đề nóng của giáo dục để hỗ trợ, nhưng cách quan tâm này liệu đã phù hợp với sách giáo khoa với tư cách tồn tại mới của chúng.
Điều này không phải vấn đề kỹ thuật hay vấn đề quản lý, liên quan tới tinh thần cốt lõi của đổi mới. Bộ GD-ĐT đang ra sức hướng dẫn, điều chỉnh, yêu cầu giáo viên thay đổi quan niệm về SGK, thay đổi cách mà giáo viên sử dụng sách và coi đó là trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học.
Việc này không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành SGK, mà còn hệ trọng hơn nó có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp”, ông Sơn nói.
Ông Sơn nói thêm nếu lo lắng về an toàn an ninh SGK điều này cũng không thành vấn đề vì NXB Giáo dục Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đang nắm bản quyền 2 bộ SGK. SGK cho các lớp 5-9-12 là những bộ sách cuối cùng cũng đã soạn xong và đang thẩm định...
“Điều này cũng rất khác với nội dung Nghị quyết số 122 năm 2020 cho phép Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Hiện nay, tất cả các môn học còn lại đều đã có một số sách được các tập thể và cá nhân biên soạn, vậy tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được mấy vấn đề”, ông Sơn nói.
Bộ trưởng GD-ĐT cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài Nghị quyết giám sát chuyên đề này, nên có nghị quyết riêng để thúc đẩy đổi mới giáo dục và cần có nhất lúc này là một nghị quyết giao cho Bộ GD-ĐT chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới Giáo dục, đặc biệt và quan trọng nhất làm sao cho đủ giáo viên, làm sao thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằng nghề, thấy được động viên và tiếp tục phấn đấu đổi mới và tự đổi mới, hết lòng vì học trò, gánh vác tốt và yên tâm với công việc nặng nhọc nhiều áp lực.
Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, nhân tố quyết định thành công đổi mới là yếu tố con người, là thầy cô giáo. Giới hạn của số lượng và chất lượng nhà giáo, giới hạn của năng lực và trình độ của nhà giáo là giới hạn của đổi mới và giới hạn chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, cũng cần đủ trường lớp, trường lớp được kiên cố, khang trang, đủ nhà công vụ cho giáo viên vùng xa, đủ nhà vệ sinh cho trường học, đủ trang thiết bị cho giáo dục, đủ đầu tư tài chính cho các hoạt động...
"Nếu không có những cái tối thiểu đó, ngành Giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn”, ông Sơn khẳng định.
Lịch thi đấu và kết quả vòng tứ kết EURO 2024 | |||
NGÀY | GIỜ | CẶP ĐẤU | TRỰC TIẾP |
5/7 | 23h00 | Tây Ban Nha 2-1 Đức | VTV2, TV360, HTV TT, THVL |
6/7 | 02h00 | Bồ Đào Nha 0-0 Pháp (pen 3-5) | VTV3, TV360, HTV TT, THVL |
23h00 | Anh 1-1 Thụy Sĩ (pen 5-3) | VTV2, TV360, HTV TT, THVL | |
7/7 | 02h00 | Hà Lan 2-1 Thổ Nhĩ Kỳ | VTV3, TV360, HTV TT, THVL |
Trước thông tin này, Sở GD-ĐT cho hay, hàng năm, căn cứ quy định của Trung ương, Sở tham mưu UBND TP trình HĐND TP ban hành nghị quyết quy định mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục.
Ngày 12/8/2021, HĐND TP ban hành nghị quyết 35, trong đó, mức thu học phí mầm non công lập là 95.000 đồng đối với các quận Thanh Khê, Hải Châu, các quận, huyện khác là 15.000-70.000 đồng.
Đến ngày 27/8/2021, Chính phủ ban hành nghị định số 81 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thực hiện nghị định, UBND TP trình HĐND TP ban hành nghị quyết 46 ngày 14/7/2022, quy định mức thu học phí mầm non công lập năm học 2022-2023.
Cụ thể, 300.000 đồng/học sinh/tháng tại thành thị, 100.000 đồng/học sinh/tháng tại nông thôn... Đây là mức thu thấp nhất trong khung học phí quy định tại nghị định.
Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng như cả nước sau đại dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn, các địa phương đều kiến nghị hoãn thực hiện nghị định 81.
Trong thời gian chờ hướng dẫn của Chính phủ, nghị quyết 46 quy định rõ: "Trường hợp có văn bản của cấp có thẩm quyền quy định, hướng dẫn chưa thực hiện mức thu học phí năm học 2022-2023 theo nghị định số 81, vẫn giữ nguyên mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập như năm học 2021-2022, tiếp tục áp dụng mức thu học phí năm học 2022-2023 theo quy định tại nghị quyết số 35 của HĐND".
Đồng thời với nghị quyết 46, HĐND TP đã ban hành nghị quyết 41 về hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập, ngoài công lập trên địa bàn năm học 2022-2023.
Theo đó, hỗ trợ 100% học phí cho cả trẻ mầm non và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tại các cơ sở công lập và ngoài công lập.
Sau khi Đà Nẵng triển khai việc hỗ trợ, mới có nghị quyết 165 của Chính phủ hướng dẫn giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức năm học 2021-2022.
Thời điểm này, Đà Nẵng đã thực hiện việc cấp kinh phí hỗ trợ nên đối với trường hợp người học đã được chi trả tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí, phần chênh lệch sẽ giảm trừ vào kỳ tiếp theo (cơ sở giáo dục công lập) hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước (cơ sở ngoài công lập).