![]() |
Hoàng Thị Trang (trái) |
Pháp là MC đám cưới, nhiều bạn bè và cũng thường xuyên ăn nhậu. Khi vợ góp ý và nặng lời, vốn nóng tính anh ta thẳng tay hành hung.
‘Sau khi sinh con đầu tiên, chồng tôi ngày càng sa đà trong nhậu nhẹt, rượu chè, tôi góp ý, anh ta đánh đập. Đánh được 1 lần anh ta đánh lần 2 và nhiều lần sau đó’, chị kể.
‘Có những lần, anh ấy dùng dao, kéo để tấn công vợ. Một lần, anh đâm vào người tôi nhưng may mắn chỉ xây xước bên ngoài, không bị sâu.
Có hơi men trong 2 người, những ngày trời sắp sang đông, anh ấy lột quần áo đuổi tôi ra đứng khỏa thân ngoài đường, có lần ép tôi nhảy xuống ao. Hàng xóm thấy thế, lên tiếng can ngăn bị chồng tôi cầm dao đe dọa. Bị hành hạ nhiều, tôi chán nản’.
Đó là giọt nước tràn ly đưa Trang đến quyết định chia tay. Người phụ nữ ấy đã ôm 2 con về quê ở Yên Bái. Tuy nhiên lúc biết tin, đang là ban đêm, anh ta thuê người, thuê taxi từ Hưng Yên lên thẳng Yên Bái.
‘Anh ta dùng dao đe dọa, cưỡng chế tôi phải quay về Hưng Yên ngay trong đêm’, Trang kể.
Quá sợ hãi, chị quay về với chồng. Nhưng chị không ngờ một tai họa đang chờ đợi phía trước.
Khoảng 15h30 ngày 16/12/2016, sau khi họp gia đình, chồng Trang nhốt vợ vào phòng riêng, khóa trái cửa, tẩm xăng lên cả hai và châm lửa đốt.
‘Anh ta hất xăng lên người tôi, sau đó bật lửa. Anh ta đã chuẩn bị từ trước, quá đột ngột khiến tôi không làm gì được. Lúc đó, anh ta vơ được chiếc bật lửa và bật lên. Mặc dù chưa có lửa nhưng tia lửa khiến tất cả bùng lên thiêu cả 2 vợ chồng. Hàng xóm chạy sang cứu nhưng lửa cháy to quá, không ai có thể làm gì’, Trang nhớ lại.
![]() |
Gương mặt và tay của chị bị hủy hoại sau khi chồng tẩm xăng đốt |
Ngọn lửa thiêu rụi ngôi nhà, khiến hai vợ chồng đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Chị Trang được mẹ và em gái đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, cơ thể bị bỏng 65%.
Một tuần sau, chồng chị mất vì vết thương quá nặng.
Hành trình hồi sinh
Sau 4 tháng điều trị và nhiều cuộc phẫu thuật tại viện bỏng quốc gia, người phụ nữ sinh năm 1991 mới qua cơn nguy kịch. Song khuôn mặt, tay chân và phần da khắp cơ thể của chị bị hủy hoại.
‘Sau khi điều trị, tôi về nhà mẹ ở. Một lần tôi bò ra cái tủ, nơi có gương và tôi soi mình trong đó. Tôi chỉ muốn chết vì không nhận ra mình. Thật kinh khủng! Tôi nghĩ cuộc đời mình coi như chấm dứt, từ đây không thể ra ngoài, không thể gặp gỡ ai’, Trang kể.
![]() |
Hiện Trang đã dần ổn định cuộc sống. 'Mỗi lần ra ngoài, tôi vẫn che mặt và đeo găng tay để người khác đỡ tò mò', Trang nói. |
‘Nhưng rồi một đêm nằm ngủ, tôi mơ thấy các con. Tôi muốn ôm nhưng không ôm được. Tôi bừng tỉnh và nghĩ rằng, mình chết các con sẽ ra sao? Và tôi cố gắng để sống tiếp’, chị nói thêm.
Sau đó, Trang được PGS.TS Vũ Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia, phẫu thuật phần cổ. Kết quả tốt hơn cho chị hi vọng và tin vào hành trình tìm lại hình hài của mình.
Trang đã trải qua 9 lần phẫu thuật. Những ca phẫu thuật này đều phải gây mê sâu. Mỗi ca kéo dài 7- 8 tiếng đồng hồ, chị vẫn kiên cường để vượt qua.
‘Cuộc sống của tôi đã dần ổn định. Tôi đang chờ những cuộc phẫu thuật sắp tới’, Hoàng Thị Trang nói thêm.
Ngoài việc đi lại giữa Hà Nội và Yên Bái để phẫu thuật, chị dành thời gian để kinh doanh online.
‘Tôi bán các mặt hàng là đặc sản Tây Bắc. Đây là mặt hàng khó bán, lãi ít nhưng nhờ được nhiều người ủng hộ tôi có khả năng lo được kinh tế cho bản thân’, chị cho biết.
![]() |
Người phụ nữ này đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện cơ thể và được đoàn tụ cùng các con |
Hiện, Trang đang sinh sống cùng mẹ tại Yên Bái. Sau khi bị chồng tạt xăng đốt, hai con của chị phải gửi cho bà nội ở Hưng Yên trông.
‘Mong ước lớn nhất của tôi là kiếm được tiền, chữa trị cho bản thân và có nhà riêng để đón các con về đoàn tụ với mẹ’, chị nói.
‘Tôi từng căm hận bởi mình có làm gì để anh ta gây ra như vậy? Nhưng giữ nỗi hận cho mình nhiều sẽ ức chế nên tôi cố quên đi.
Lần gần đây nhất về quê nội, nghĩa tử là nghĩa tận, tôi vẫn ra mộ thắp hương cho chồng’, Trang nói về những chuyện đã qua.
Một cô gái vừa bước qua tuổi 24, một nữ giáo viên, một thẩm phán… bị hủy hoại cuộc đời trong phút chốc vì axit.
" alt=""/>Tâm sự 3 năm đau đớn của cô gái đẹp bị chồng MC tẩm xăng đốtVạn Lý Trường Thành - công trình nhân tạo là niềm tự hào của người Trung Hoa suốt hàng ngàn năm nay vẫn hiên ngang đứng vững cùng thời gian.
Bức tường thành được xây bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 với mục đích bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.
![]() |
Vạn Lý Trường Thành - niềm tự hào của người Trung Hoa, thách thức thời gian “ngàn năm không đổ” |
Nhiều người lầm tưởng rằng, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành bền vững tới ngày nay vì được người xưa sử dụng những vật liệu quý hiếm phức tạp xây dựng nên.
Trên thực tế, một bí mật bất ngờ đó là, người Trung Quốc cổ đại đã trộn gạo nếp - một loại thực phẩm quen thuộc của người Á Đông vào vữa, khiến công trình kiên cố bất chấp những trận động đất cực mạnh.
![]() |
Vữa trộn gạo nếp đã tạo nên loại vật liệu xây dựng đặc biệt, giúp công trình bền vững, ổn định tính vật lý, có sức bền cơ học lớn hơn |
Khi trùng tu phần tường thành ở Tây An, các chuyên gia phát hiện ra loại vữa xây thành có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Cũng theo nhóm nghiên cứu, gạo nếp có những đặc tính vật lý ổn định hơn, có sức bền cơ học lớn hơn, qua đó phù hợp trở thành hỗn hợp xây dựng với công trình cổ đại.
![]() |
Các chuyên gia nhận thấy, loại vữa trộn gạo nếp cũng xuất hiện tại một số công trình thành quách cổ đại khác ở Trung Quốc |
Ngoài ra, chất liệu gạo nếp cũng giúp các đoạn nối tại một số khu vực trở nên kín tới mức ngay cả cỏ dại cũng không mọc xuyên qua nổi. Có thể thấy, đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bật nhất trong lịch sử cổ đại.
Ngoài Vạn Lý Trường Thành, các chuyên gia cũng phát hiện ra người xưa đã tận dụng loại vữa gạo nếp để xây dựng lăng mộ, thành quách. Một số công trình cũng tồn tại tới ngày nay, thậm chí đứng vững ngay cả khi bị nhiều trận động đất tác động.
Dù vữa gạo nếp rất chắc chắn, nhưng vốn được coi là sản phẩm xa xỉ xưa kia, nên nó không được sử dụng rộng rãi. Trước thời nhà Thương, hỗn hợp chất kết dính dùng trong xây dựng chủ yếu làm từ rơm khô trộn bùn. Sau thời Tống, Nguyên, vữa gạo nếp mới được dùng đại trà.
![]() |
Vạn Lý Trường Thành ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch hút khách bậc nhất Trung Quốc |
Vạn Lý Trường Thành ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất của Bắc Kinh nói riêng cũng như Trung Quốc nói chung.
Bức tường thành nổi tiếng được tham quan nhiều nhất hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647 và xây thêm 25 tháp canh.
Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.
" alt=""/>Bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành thách thức thời gian 'ngàn năm không đổCác chiến binh thuộc lực lượng nổi dậy đến Quảng trường Umayyad ở Damascus, Syria (Ảnh: AFP).
Tương lai của Syria càng trở nên bất định sau sự sụp đổ đột ngột của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Từng được cho là bất khả xâm phạm, chính quyền Assad đã sụp đổ dưới sức ép của cuộc tấn công nhanh chóng do nhóm phiến quân Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), trước đây được gọi là Mặt trận Al-Nusra liên kết với nhóm khủng bố Al-Qaeda và các phe phái đồng minh, lãnh đạo.
Ông Bashar al-Assad lên nắm quyền vào năm 2000, kế nhiệm cha mình, Hafez al-Assad, người đã lãnh đạo Syria bằng "bàn tay sắt" trong gần 3 thập niên. Ban đầu, ông Bashar al-Assad được kỳ vọng sẽ mang lại cải cách và cởi mở cho Syria. Tuy nhiên, những khát vọng này đã bị dập tắt khi ông duy trì đường lối lãnh đạo cứng rắn của cha mình.
Phản ứng của ông Bashar al-Assad đối với các cuộc biểu tình năm 2011 đã leo thang thành một cuộc nội chiến tàn khốc. Hơn nửa triệu người đã thiệt mạng, 6 triệu người trở thành người tị nạn và vô số người khác phải sơ tán trong nước. Với sự hậu thuẫn quân sự từ Nga và Iran, ông Assad đã "cầm cự" trước phe đối lập bị chia rẽ, dựa vào sức mạnh không quân của Nga và lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn như Hezbollah.
Trong bối cảnh các đồng minh bận tâm với những cuộc chiến của riêng mình - Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine và Iran phải đối mặt với những thách thức trong khu vực - không bên nào có thể cung cấp sự hỗ trợ đáng kể cho chính quyền Tổng thống Assad.
Chỉ trong vòng vài ngày, quân nổi dậy đã chiếm được các thành phố quan trọng của Syria như Aleppo, Hama và Homs, trước khi tiến vào thủ đô Damascus. Ngày 8/12, phiến quân tuyên bố Damascus thất thủ, chính quyền Tổng thống Assad bị lật đổ và nhà lãnh đạo Syria đã chạy khỏi đất nước.
Ai sẽ tiếp quản Syria?
Người dân tụ tập để ăn mừng tại Quảng trường Saadallah al-Jabiri ở Aleppo sau khi quân nổi dậy tiến vào Damascus (Ảnh: Reuters).
Lãnh đạo quân nổi dậy Abu Mohammed al-Golani, hiện được biết đến với tên thật là Ahmed al-Sharaa, đã tuyên bố thành lập một chính quyền chuyển tiếp. Thủ tướng Syria Mohammed al-Jalali đã được bổ nhiệm làm người quản lý các cơ quan nhà nước cho tới khi hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực.
Trong một tuyên bố, ông al-Jalali bày tỏ mong muốn hợp tác với bất kỳ nhà lãnh đạo nào do người dân Syria lựa chọn.
Bất chấp những nỗ lực này, lịch sử của HTS - bắt nguồn từ tổ chức al-Qaeda - đã "phủ bóng đen" lên những lời hứa về cách tiếp cận ngoại giao và dân tộc chủ nghĩa của tổ chức này.
Hayat Tahrir Al-Sham, hay HTS, trước đây được gọi là Mặt trận Nusra, bị Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác coi là một nhóm khủng bố.
Nhiều người hoài nghi về ý định nắm quyền lâu dài cũng như khả năng lãnh đạo một đất nước bị chia rẽ như Syria của HTS.
Giới quan sát nhận định, sự kết thúc của chính quyền Tổng thống Assad không mang lại hòa bình ngay lập tức cho người dân Syria. Mối liên hệ trước đây của HTS với các nhóm cực đoan làm dấy lên nỗi lo ngại về một chính quyền lãnh đạo độc đoán, khắc nghiệt dưới vỏ bọc của chế độ Hồi giáo.
Hàng triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa, cả trong nước và nước ngoài, phải đối mặt với tương lai bất định khi họ theo dõi các sự kiện đang diễn ra trong cả niềm hy vọng và nỗi lo sợ.
Jerome Drevon, nhà phân tích cấp cao tại tổ chức nghiên cứu International Crisis Group có trụ sở tại Brussels, Bỉ cho rằng, việc thiết lập một hệ thống quản trị mới ở Syria sẽ là "thách thức vô cùng lớn" đối với những phiến quân đã lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
"Đây sẽ là thách thức vô cùng lớn đối với toàn bộ liên minh các nhóm phiến quân, bởi vì liên minh này rất đa dạng", ông Drevon nói.
"Một số nhóm có cấu trúc chặt chẽ hơn, có tổ chức hơn, bao gồm Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) và một số đồng minh của nhóm này", ông Drevon cho biết, trong khi những nhóm khác là "những thực thể mang tính địa phương hơn".
Theo ông Drevon, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có thể sẽ giúp ổn định tình hình ở Syria, cũng như các quốc gia vùng Vịnh và châu Âu khác, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh có thể sẽ can thiệp để "ủng hộ lợi ích của riêng họ".
Đòn giáng vào Nga
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad đánh dấu một đòn giáng vào tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông.
Kể từ năm 2015, Nga đã là bên ủng hộ vững chắc nhất của chính quyền Tổng thống Assad, duy trì các cơ sở chiến lược như căn cứ hải quân Tartous và căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia. Các căn cứ này rất quan trọng để thể hiện sức mạnh của Nga trên khắp Địa Trung Hải và châu Phi.
Tuy nhiên, trọng tâm quân sự của Nga đang đổ dồn vào cuộc chiến ở Ukraine. Việc chính quyền Tổng thống Assad mất quyền kiểm soát ở Syria đặt ra câu hỏi về khả năng của Nga trong việc bảo vệ chỗ đứng chiến lược của nước này trong khu vực.
Iran mất trục kháng chiến
Thiệt hại sau khi người Syria cướp phá đại sứ quán Iran tại Damascus (Ảnh: Reuters).
Đối với Iran, sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad làm gián đoạn "Trục kháng chiến" kết nối Tehran với lực lượng Hezbollah ở Li Băng thông qua Syria. Mạng lưới này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao vũ khí và gây ảnh hưởng trong khu vực. Với việc Hezbollah suy yếu sau cuộc xung đột gần đây với Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Yemen và Iraq chịu áp lực, chiến lược xung đột của Tehran sẽ cần một cách tiếp cận khác.
Mối bận tâm của Iran với Israel, quốc gia mà Tehran coi là mối đe dọa hiện hữu, càng hạn chế khả năng phản ứng hiệu quả của Iran ở Syria. Việc Israel gần đây nhắm mục tiêu vào các cơ sở của Iran đã làm trầm trọng thêm những thách thức này, khiến Tehran phải duy trì thế phòng thủ.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad vẫn còn mơ hồ. Trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ lâu đã ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Syria, những lời kêu gọi của ông liên tục bị Tổng thống Assad từ chối. Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có hơn 3 triệu người tị nạn Syria, có lợi ích trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Syria để tạo điều kiện cho người tị nạn hồi hương.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận sự tham gia trực tiếp vào các cuộc tấn công của HTS ở Syria, nhưng các nhà phân tích cho rằng sự chấp thuận ngầm hoặc hỗ trợ gián tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã đóng một vai trò nhất định. Các ưu tiên của Tổng thống Erdogan bao gồm bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và chống lại lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Syria.
Tính toán chiến lược của Israel
Đối với Israel, sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad vừa là cơ hội vừa là rủi ro. Việc đồng minh chính của Iran sụp đổ tại Syria làm gián đoạn chuỗi cung ứng cho Hezbollah, nhưng sự nổi lên của HTS như một lực lượng dẫn đầu lại gây ra những bất ổn mới.
Israel đã tăng cường sự hiện diện dọc Cao nguyên Golan, chuẩn bị cho khả năng triển khai lực lượng hoặc các nỗ lực của phiến quân nhằm chiếm giữ kho dự trữ của quân đội Syria. Quân đội Israel cũng cảnh giác với Iran và Hezbollah lợi dụng sự hỗn loạn để có được vũ khí tiên tiến.
" alt=""/>Chính quyền Tổng thống Assad bị lật đổ, Syria sẽ ra sao?