Được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có nhiều điểm mới. Trong đó, luật có những điểm liên quan đến việc công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài và công nhận chữ ký điện tử, chứng thư điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Lý giải rõ hơn về sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành thông tư quy định việc công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - NEAC (Bộ TT&TT) cho hay, sau 15 năm triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số, đến nay, mới chỉ có trường hợp của Công ty Intel Việt Nam sử dụng chứng thư số Verisign được chấp nhận tại Việt Nam năm 2011. Việc chấp nhận này được thực hiện theo cơ chế đặc thù, không phải theo quy trình, thủ tục quy định pháp luật thời điểm đó.
Tiếp đó, năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 130 thay thế cho Nghị định 26 năm 2009 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử (2005) về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định 130 đã điều chỉnh, không còn quy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam, chỉ còn giữ lại quy định chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam.
Trao đổi tại hội thảo, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC cho biết, trong hội nhập quốc tế giai đoạn mới, khi nhu cầu về hợp đồng điện tử, giao thương quốc tế ngày càng tăng thì yêu cầu về tính tin cậy quốc tế vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân, dữ liệu quốc gia nhưng vẫn đáp ứng các hiệp ước quốc tế là rất cần thiết.
Mặt khác, các hiệp định công nhận lẫn nhau giữa các nước vẫn đang trong quá trình đề xuất để đưa vào đàm phán. Vì thế, cần có quy định những quy trình, thủ tục công nhận để minh bạch hóa và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao dịch với các đối tác nước ngoài.
“Trong bối cảnh đó, Luật Giao dịch điện tử năm 2023 đã điều chỉnh tạo hành lang pháp lý cho việc công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử nước ngoài, công nhận chữ ký điện tử và chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam. Đây là xu thế chung đã và đang triển khai của đa số các nước trên thế giới”,bà Tô Thị Thu Hương chia sẻ.
Đảm bảo doanh nghiệp, tổ chức có thể thuận tiện thực hiện quy định mới
Thông tin đến các đại biểu, bà Phùng Thị Anh, đại diện Phòng Hạ tầng và phát triển dịch vụ của NEAC nhấn mạnh, dự thảo “Thông tư quy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam” được xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất với quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023, không làm phát sinh thêm quy định, khả thi để thực hiện, hiệu quả khi thi hành và không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế.
Gồm 4 chương với 12 điều, dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đề nghị, trình tự, thủ tục, thời hạn công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử nước ngoài và công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; điều khoản chuyển tiếp; tổ chức thực hiện.
Tại hội thảo, các đại biểu đến từ một số cơ quan bộ, ngành cùng các tổ chức, ngân hàng nước ngoài đã góp ý cho dự thảo Thông tư, tập trung vào các vấn đề về loại hình, cách thức của hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký số điện tử, chứng thư chữ ký số điện tử nước ngoài tại Việt Nam. Mục tiêu là vừa đáp ứng quy định của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), vừa khả thi cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi điều chỉnh có thể thực hiện một cách thuận tiện.
Đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đại diện NEAC khẳng định, để hệ sinh thái về dịch vụ tin cậy được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế cũng như đảm bảo tính minh bạch, công khai và an toàn của giao dịch trực tuyến xuyên biên giới, thì việc hoàn thiện quy định chi tiết việc công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử nước ngoài và công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là rất cần thiết.
Các ý kiến góp ý tại hội thảo sẽ được Bộ TT&TT, trực tiếp là NEAC nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo thông tư một cách tốt nhất. Hiện tại, dự thảo thông tư đang được Bộ TT&TT công bố công khai để lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử mic.gov.vn.
Ngày 7/11, Elon Musk cập nhật Twitter, cho biết“bất kỳ người dùng Twitter nào tham gia hoạt động mạo danh mà không giải thích rõ mục đích ‘parody’ (bắt chước một cách hài hước) sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn”.Ông bổ sung, trước đây, Twitter sẽ đưa ra cảnh báo trước khi đình chỉ, song hiện tại sẽ triển khai xác thực diện rộng nên không có cảnh báo nào cả. Bất kỳ thay đổi tên tuổi nào cũng sẽ khiến chủ tài khoản tạm thời mất dấu tick xanh.
Mới vài ngày trước, Musk còn tweet: “Hài kịch nay đã hợp pháp trên Twitter”. Dường như hài kịch chỉ hợp pháp nếu tuân theo quy tắc mà Musk đặt ra.
Từ khi Musk hứa hẹn Twitter sẽ mang“quyền lực đến cho mọi người”bằng cách bán tick xanh cho những ai cần với giá 8 USD/tháng, một số chủ tài khoản này đã đổi tên thành Elon Musk, cho thấy hệ thống xác thực không thực sự kiểm tra xem ai là người kiểm soát tài khoản. Các diễn viên hài Kathy Griffin và Sarah Silverman nằm trong số các tài khoản bị đình chỉ hay khóa vì làm như vậy.
Bất chấp các tuyên bố trước đó rằng, sẽ không có quyết định lớn nào về nội dung được đưa ra cho tới khi Twitter thành lập hội đồng quản trị nội dung, Musk vẫn tự mình đặt quy định. Tuy nhiên, theo The Verge, điều khoản sử dụng dịch vụ của Twitter chưa thay đổi gì và Twitter cũng chưa phản hồi câu hỏi của trang tin.
Du Lam (Theo The Verge)
" alt=""/>Elon Musk đình chỉ vĩnh viễn tài khoản mạo danh trên TwitterTrung kể lại những ngày du học bên Nhật Bản.
Võ Thanh Trung (23 tuổi, ở làng Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) là nạn nhân của việc sang Nhật Bản du học tự túc trở về trắng tay, kể lại sự việc: Giữa năm 2012, Trần Nhân Vũ là người cùng xã Bình Minh, xưng là giám đốc Công ty tư vấn du học quốc tế P.S chi nhánh miền Trung, đến nhà để tư vấn chuyện đi du học tại Nhật Bản. Trong lúc tư vấn, Vũ còn nói rằng qua Nhật Bản du học, ngoài ra còn làm thêm ở ngoài kiếm vài chục triệu đồng tháng nữa.
Nghe vậy, gia đình Trung đã đóng tiền phí cho Vũ 190 triệu đồng, đó là số tiền để lo học phí 6 tháng đầu khi qua Nhật, 3 tháng trọ và chi phí máy bay. “Trước đó, gia đình em còn đóng 7 triệu để làm hồ sơ và nhiều khoản khác để đi học và thi tiếng Nhật sơ cấp”, Trung kể lại.
Tương tự, Trần Văn Thiên (22 tuổi cũng ở làng Bình Tân, xã Bình Minh) cũng nghe lời tư vấn của Vũ phải đi vay mượn tiền để Thiên được sang Nhật du học. “Nhưng ai ngờ, qua bên đó chưa được một năm thì nó quay về vì không có tiền phải sống vật vờ. Công ty môi giới không tìm giúp việc làm cho con tôi như đã hứa trước đây”, ông Hùng (cha của Thiên) bức xúc. Theo các nạn nhân, vì tin tưởng người quen là Vũ nên việc đi du học của Trung và Thiên diễn ra mà không có hợp đồng hay giấy tờ có giá trị pháp lý nào.
![]() |
Thiên trở về quê sau những tháng ngày du học ở Nhật Bản. |
Theo Thiên, cuối tháng 12/2012, đoàn gồm 25 người khắp các miền được công ty này đưa lên máy bay để sang Nhật, trong đó Quảng Nam có hơn 10 người. “Đặt chân tới Nhật Bản, chúng em được dẫn đến phòng trọ tại thành phố Saitama. Tiền phòng là 18 ngàn yên/tháng (gần 4 triệu VNĐ), tiền mua chăn mền là 10 ngàn yên chứ không phải ở miễn phí 3 tháng đầu như thỏa thuận”, Thiên nói.
Đặt chân đến đất Nhật được vài tháng đầu không tìm được việc, tiền túi mang theo cạn dần, nhiều du học sinh còn bị đuổi học và bỏ học.
“Phía trường ISI Language College của Nhật bảo chúng em không đủ điều kiện tài chính để tiếp tục học và nhà trường luôn phàn nàn vì vốn tiếng Nhật của chúng em quá yếu, học phí đóng sau 6 tháng đầu là 55 ngàn yên/tháng (khoảng 10,4 triệu VNĐ). Để làm hồ sơ đủ điều kiện học bên Nhật, trước đó phía công ty môi giới tạo một tài khoản cho mỗi gia đình có con đi du học với hàng trăm triệu đồng trong tài khoản, qua bên đó thì họ rút lại hết số tiền này”, Trung nói.
Do không trụ nổi bên đất khách quê người, nên nhiều du học sinh như Trung, Thiên đã phải gọi điện về cầu cứu gia đình và cuối cùng phải về nước.
Ông Trần Văn Tám, phó chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: "Địa phương có gần 20 người đang đi du học tự túc tại Nhật Bản thông qua nhiều công ty môi giới, trong đó riêng công ty P.S. đưa các em sang Nhật dựa vào sự quen biết và công ty này không thông qua chính quyền địa phương. Địa phương đã nhận được tin nhiều em sang Nhật không có việc làm, tình thế không ổn đành vỡ mộng du học để trở về nước".
(Theo Petro Times)" alt=""/>Vỡ mộng vì gom tiền đưa con sang Nhật du học