Nghệ sĩ hài Xuân Tiến, thường gây thương nhớ với khán giả bởi lối diễn xuất vui nhộn, hài hước cùng mối tình cổ tích cùng siêu mẫu Lê Thanh Thảo bước ra từ cuộc thi VN Next top Model 2012.
|
Đến với gameshow Vừng Ơi Mở Cửa, anh chàng đa năng này khiến cả MC lẫn khán giả có mặt tại trường quay dậy sóng, bởi cách trả lời gói câu hỏi thông minh, dí dỏm. Đặc biệt chính là biệt tài tìm quà khủng, chốt quà to được Xuân Tiến khéo léo đưa ra lựa chọn đầy bất ngờ. Khiến ngay cả vị thần giữ cửa- MC Đại Nghĩa, cũng "đứng hình".
Vừng ơi mở cửa là phiên bản được cải tiến hiện đại hơn so với các phiên bản trò chơi truyền hình truyền thống. Tập 1 của Vừng Ơi Mở Cửa, chính thức lên sóng HTV 7 vào lúc 21h30 tối thứ tư hằng tuần, bắt đầu từ ngày 20/1/2016.Hải Anh
" alt=""/>Chàng trai tí hon Xuân Tiến tham gia Vừng ơi mở cửaVới Manju (17 tuổi, ở làng Hansiyawas, bang Rajasthan, Ấn Độ), việc ngăn cản cô chị gái 20 tuổi, Babli, đến sống với chồng chưa cưới là cách tốt nhất để ngăn cản cuộc hôn nhân của chính mình.
Babli được đính hôn từ năm 8 tuổi nhưng "gauna" - một từ để ám chỉ khi cô dâu được gửi đến sống với gia đình chồng và có quan hệ tình dục - vẫn chưa diễn ra.
“Ngay sau khi chị gái tôi chính thức kết hôn và về nhà chồng, bố mẹ chắc chắn sẽ ép tôi phải kết hôn”, Manju, học sinh lớp 12, người bị buộc phải đính hôn khi mới 12 tuổi, cho biết.
Cha của họ, người từng kiếm được khoảng 15.000 rupee Ấn Độ (gần 5 triệu đồng) mỗi tháng bằng việc nấu ăn trong các đám cưới, đã không còn việc làm sau khi lệnh đóng cửa do Covid-19 được công bố vào tháng 3 năm ngoái. Gia đình đã tiêu hết 50.000 rupee và phải bán sữa để sống qua ngày.
Trong thời gian giãn cách, cha mẹ của Manju đã bàn về cuộc hôn nhân của cô, nhưng họ không có đủ tiền mặt. Cuối cùng, khi cha cô bắt đầu đi làm trở lại vào tháng Giêng - tháng cao điểm mùa cưới, áp lực kết hôn ngày càng tăng cao.
Manju không thể tham gia các lớp học trực tuyến trong thời gian giãn cách vì không có điện thoại thông minh, nhưng cô đã trở lại trường học vào tháng 1.
“Tôi đã nói với bố mẹ rằng tôi muốn tiếp tục học để trở thành một cảnh sát. Một khi tôi trở thành cảnh sát, tôi sẽ phá vỡ hôn ước của mình”, cô nói.
Pintu Paul, một nhà nghiên cứu về tảo hôn tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khu vực của Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết hôn nhân cưỡng bức là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ, nhưng đại dịch đã làm trầm trọng thêm vấn đề này khi hàng triệu người mất việc làm.
Paul nói: “Các gia đình nghèo kết hôn cho con gái để giảm gánh nặng kinh tế gia đình”. Ở Ấn Độ, tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu là 18 đối với trẻ em gái và 21 tuổi đối với trẻ em trai. Theo dữ liệu của Unicef năm 2018, khoảng 27% trẻ em gái ở Ấn Độ kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.
Các bậc cha mẹ để con kết hôn khi chưa đủ tuổi có thể bị phạt tới 100.000 rupee Ấn Độ (1360 USD) và bị phạt tù 2 năm. Truyền thông địa phương cho biết, tổ chức Childline India Foundation đã can thiệp vào 5.584 trường hợp liên quan đến tảo hôn trong 3 tháng đầu tiên đất nước giãn cách.
Cảnh sát Pakistan bắt đầu cuộc điều tra vào tháng trước khi nghi ngờ rằng chính trị gia Maulana Salahuddin Ayubi, một thành viên quốc hội tỉnh Balochistan, đã kết hôn với một cô gái 14 tuổi. Ở hầu hết các vùng của Pakistan, độ tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu là 16 đối với nữ và 18 tuổi đối với nam.
Qamar Naseem, điều phối viên của nhóm phi lợi nhuận Blue Veins hoạt động ở tây bắc Pakistan, nói rằng, vụ việc cho thấy sự thiếu ý chí chính trị ở nước này trong việc kiềm chế nạn tảo hôn và bạo lực đối với phụ nữ.
Naseem cho biết, nhiều người đàn ông Pakistan trở về từ vùng Vịnh sau khi mất việc, đã kết hôn với trẻ vị thành niên. Các gia đình nghèo ở Pakistan thường coi phụ nữ là gánh nặng khi họ bắt đầu có kinh nguyệt và những căng thẳng này đã tăng lên trong thời gian giãn cách. “Kết hôn dường như là một lựa chọn dễ dàng hơn”, Naseem nói.
Hadiqa Bashir, 19 tuổi, là người đã dành 7 năm để chống lại các cuộc hôn nhân ép buộc lứa tuổi vị thành niên ở thung lũng Swat (Pakistan), cho biết, cô đã gặp hơn 30 cuộc hôn nhân cưỡng bức liên quan đến các cô gái trẻ trong thời gian đại dịch.
Bashir, người thành lập tổ chức phi lợi nhuận United for Human Rights, kể rằng: “Đã có trường hợp một bé gái 8 tuổi bị ép kết hôn với một người đàn ông 35 tuổi vì người cha mê cá cược của em không có đủ tiền để sống”.
* Tên nhân vật đã được thay đổi" alt=""/>Những cô dâu 8 tuổi phiên bản đời thực ở Nam ÁĐể có thêm thông tin, tôi liên lạc với một bệnh nhân cũ. Anh là người nằm bệnh viện Covid tầng nặng nhất, tràn khí dưới da, phổi đông đặc toàn bộ, may mắn thoát chết. Anh cho biết, sau sáu tháng ra viện, anh đã hoàn toàn bình phục, sinh hoạt trở lại như bình thường. Tôi cố hỏi kỹ xem anh có các biểu hiện như là khó thở khi leo cầu thang không. Anh trả lời: "Có chút xíu bác ạ, lên lầu xong thì thở hơi nhanh. Nhưng giờ cháu đã khá hơn nhiều so với hồi mới ra viện, lên lầu phải dừng nghỉ hai đến ba chặng". Anh không gặp vấn đề gì đáng kể trong ăn uống, sinh hoạt; không bị ảnh hưởng về trí nhớ. Tôi tin vào nhận định của mình, hậu Covid rõ ràng gây khó chịu nhưng không quá đáng sợ.
Thị trường kinh doanh các sản phẩm liên quan đến Covid-19, theo tôi đã trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là náo nhiệt bán khẩu trang và nước rửa tay khử khuẩn. Tiếp đến là thời kỳ sôi động bán các loại thuốc chữa Covid. Bây giờ thị trường đang tiến sang giai đoạn ba: hậu Covid. Nhà nhà, người người đăng bài bán thuốc chữa hậu Covid.
Để bán được hàng, người bán nhấn mạnh đến khái niệm "hậu Covid", đến mức gây ám ảnh cho người dân.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết phần lớn người mắc Covid 19 sẽ hồi phục hoàn toàn, chỉ 10-20% có các triệu chứng gọi là "hậu Covid" hoặc "Covid kéo dài". WHO định nghĩa "hậu Covid" là những bất thường còn tồn tại sau ba tháng mắc bệnh, bao gồm các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, ho dai dẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, đau mỏi cơ, thay đổi vị giác, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, hay quên, khó tập trung, buồn bã, lo âu.
Các triệu chứng này xảy ra do tổn thương đa cơ quan trong thời gian mắc Covid, cũng có thể do rối loạn các phản ứng miễn dịch trong quá trình cơ thể chống lại virus. Phần lớn các rối loạn này chỉ ở mức độ nhẹ và dần dần sẽ cải thiện theo thời gian. Thời gian hồi phục tùy theo tình trạng nặng khi mắc bệnh cũng như sức khỏe của mỗi người, thường mất vài tuần đến vài tháng.
Để giúp quá trình hồi phục này thuận lợi, người vừa khỏi bệnh cần làm việc nhẹ nhàng, ăn dễ tiêu, uống đủ nước, bổ sung vitamin, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng quá mức lại tự ám thị bệnh cho mình. Nếu có nhiều triệu chứng khó chịu, có thể dùng một số thuốc hỗ trợ như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho, long đờm... Người tổn thương phổi cần có thời gian tập thở nhẹ nhàng để chức năng hô hấp hồi phục. Hiện nay nhiều bệnh viện đã thành lập phòng khám hậu Covid, nếu các triệu chứng khó chịu kéo dài, người bệnh có thể đến khám, tránh tự uống nhiều loại thuốc không cần thiết theo hướng dẫn thiếu cơ sở trên mạng.
Một tình trạng nữa cũng thường xảy ra, gây nhầm lẫn giữa triệu chứng Covid và hậu Covid. Nhiều người vừa test thấy âm tính liền tự cho là đã khỏi bệnh, nên khi thấy vẫn còn ho, đau rát họng, khó thở... thì hốt hoảng cho rằng mình đã gặp vấn đề "hậu covid". Thật ra lúc đó người bệnh vẫn đang trong quá trình mắc Covid, chưa khỏi. Test nhanh kháng nguyên âm tính mới chỉ là lúc virus xuống thấp, chưa phải đã khỏi hoàn toàn.
Hậu Covid đáng sợ nhất là tình trạng Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ em. Hội chứng này xảy ra ở trẻ đã mắc Covid, do rối loạn đáp ứng miễn dịch, với các biểu hiện như sốt cao kéo dài, nổi ban đỏ, rối loạn tiêu hóa, khó thở, li bì. Tuy nhiên, rất may mắn là tỷ lệ trẻ mắc hội chứng này rất thấp, khoảng 0,03% ở các nước đã có thống kê như Anh và Mỹ.
Không cứ Covid-19, bất cứ một bệnh truyền nhiễm nào sau khi khỏi cũng cần một thời gian hồi phục. Ai từng bị sốt xuất huyết đều biết, sau khi hết sốt sẽ còn mệt mỏi, thở không ra hơi đến vài tháng. Nhưng xưa nay, không ai ầm ĩ lên về chuyện "hậu sốt xuất huyết". Nói rộng ra, sau bất cứ một khủng hoảng nào cũng có cái "hậu" của nó, ví dụ sau chiến tranh có "hậu chiến", sau ly hôn có "hậu ly hôn"...
Thay vì hình dung hậu Covid như một con ngáo ộp, bình tĩnh và hiểu rõ tình hình, việc xử trí sẽ hiệu quả hơn.
Quan Thế Dân
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>'Ngáo ộp' hậu Covid