Chia sẻ về tương lai của ngành logistics trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại diễn đàn “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Được và Mất” vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nhận định ngành logistics nói chung sẽ đi theo hướng xã hội hóa, do đại đa số người dân tham gia với sự tác động của công nghệ.
Logistics trong nội đô, liên tỉnh, nếu vận dụng tốt và xã hội hóa phương tiện thì 95% nhu cầu vận chuyển hàng hóa cơ bản đều có thể đáp ứng được từ chính nguồn lực nội tại đang có từ người dân.
“Ví dụ về việc chuyển bưu kiện, một người trên đường đi làm có thể cho hàng hóa lên xe và trên cung đường đi làm đó có thể giao cho khách. Như thế họ sẽ có thêm thu nhập đồng thời giải quyết giao đơn hàng nhanh chóng hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống có nhiều đơn hàng phức tạp”, ông Đặng Việt Dũng chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT lấy ví dụ từ hãng Amazon (Mỹ). Trước đây hãng này thực hiện hình thức vận tải theo công thức truyền thống, nhưng sau do áp dụng tư tưởng của Uber nên đã rút ngắn được thời gian giao vận xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.
“Với phương thức mới cho phép mọi người đều có thể tham gia, lực lượng lao động mới trong lĩnh vực logistics sẽ rất khác lực lượng cũ trước đây”, ông Bình nhận định.
Trong thực tế, thời gian qua Amazon đã đưa vào sử dụng loại hình giao hàng mới thông qua ứng dụng tương tự như Uber. Mỗi khi có một gói hàng cần giao, những thành viên dùng ứng dụng gần đó sẽ thấy và nếu có ý định muốn “giao giúp” Amazon để kiếm thêm thu nhập sẽ đến chỗ nhận hàng và giao đến chỗ người nhận. Hoạt động này tương tự như mô hình taxi của Uber.
" alt=""/>Các hãng vận tải truyền thống sẽ phải run sợ trước mô hình logistics giống Uber?Vụ việc xảy ra hôm thứ 6 tuần trước tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông của Nam Trung Quốc.
Rất nhanh sau khi gia nhập Instagram với tư cách Giám đốc điều hành (COO) 2 năm trước, Marne Levine đề nghị được xem ngân sách thường niên tại cuộc họp. Căn phòng trở nên im lặng cho đến khi một người khác hỏi: “Ngân sách theo ý của bà là gì”?
Cựu quan chức Nhà Trắng đã và đang giúp Instagram trưởng thành. Ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Facebook sở hữu tuyển dụng hàng trăm nhân viên, tăng gấp đôi số lượng người dùng lên 600 triệu và thực hiện một số thay đổi quan trọng trong sản phẩm để cản bước Snapchat. Nay, họ đã có ngân sách hàng năm.
Kevin Systrom, đồng sáng lập kiêm CEO Instagram, gọi bà Levine là “một cựu binh hiệu quả”, người giúp ứng dụng tránh khỏi những sai lầm của quá trình tăng trưởng nhanh chóng.
Bà sở hữu những kỹ năng được săn đón tại Silicon Valley, nơi các startup thường gặp khó khăn khi thoát khỏi giai đoạn “vị thành niên”. Chẳng hạn, Uber cũng đang tìm kiếm cánh tay phải cho CEO Travis Kalanick nhằm sửa chữa hình ảnh của công ty sau hàng loạt bê bối liên quan đến quấy rối tình dục và sự ra đi của nhiều lãnh đạo cao cấp.
Theo bà Levine, họ cần suy nghĩ thận trọng về cách điều hành, tăng trưởng và quy mô. Vai trò của bà với những nhà sáng lập trẻ tuổi của Instagram tương đồng với cặp đôi CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg của Facebook. Bà Sandberg đến với Facebook gần 1 thập kỷ trước để giúp startup thu hút các nhà quảng cáo, mở rộng sức hấp dẫn.
Một giám đốc dày dạn kinh nghiệm có thể thiết lập kỷ luật và trật tự, giúp các công ty non trẻ tránh lãng phí thời gian và nguồn lực trong khi mang đến sự chuyên nghiệp để lôi cuốn khách hàng. Cuối năm 2014, Snap thuê Imran Khan, cựu Giám đốc Internet banking của Credit Suisse, xây dựng mảng quảng cáo và sẵn sàng cho IPO.
Tự nhận xét là “con nghiện chính trị”, bà Levine khởi đầu sự nghiệp tại thủ đô Washington (Mỹ). Bà có một số mối quan hệ với Bộ Tài chính, trong đó có cả bà Sandberg. Tháng 1/2009, bà trở thành Giám đốc nhân viên của ông Larry Summers, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Nhà Trắng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
“Marne xuất hiện và đột ngột trở nên nổi bật trong cơn hỗn loạn”, ông Summers hồi tưởng. Bà đã tạo ra ma trận của “tất cả các vị trí phải lấp đầy, các hạn chót phải đáp ứng”.
Theo lời mời của bà Sandberg, bà Levine tham gia vào Facebook năm 2010 với tư cách Phó Chủ tịch chính sách toàn cầu. Trong 4, 5 năm công tác, bà phát triển nhóm chính sách từ chưa tới 12 lên hơn 100, quản lý mối quan hệ của mạng xã hội với chính phủ, phản hồi các luật quyền riêng tư. Trong thời gian này, nhóm cũng chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn nội dung của Facebook.
" alt=""/>Chân dung 'nữ tướng' giúp Instagram thoát khỏi vận đen của startup