Sau 3 trận thua liểng xiểng ở vòng loại World Cup 2026, đội tuyển Trung Quốc tìm lại niềm vui khi giành chiến thắng sít sao trước Indonesia hôm 15/10 (Ảnh: Sina).
Đáng chú ý, nhận xét của Sun Jihai đã được tờ báo Trung Quốc đi sâu vào phân tích để làm rõ lý do vì sao bóng đá của đất nước tỷ dân không thành công trong nhiều năm qua, điều mà bóng đá Việt Nam có thể tìm thấy nhiều nét tương đồng với nước láng giềng.
Cải thiện hệ thống giáo dục bóng đá
Theo tờ Sina Sport,việc cựu cầu thủ Trung Quốc Sun Jihai nhấn mạnh "bóng đá Trung Quốc không phải là để cho mọi người thi đấu" thực tế là một sự soi xét hợp lý đối với hệ thống giáo dục của nước này.
"Đúng là bóng đá là môn thể thao đòi hỏi tài năng và sự chăm chỉ, không phải ai cũng phù hợp. Nhưng điều này không có nghĩa là giáo dục bóng đá có thể vắng mặt.
Ngược lại, cần xây dựng một hệ thống giáo dục bóng đá có độ bao phủ rộng, trình độ rõ ràng, bắt đầu từ bóng đá trong khuôn viên trường, phổ biến kiến thức bóng đá, nuôi dưỡng niềm yêu thích bóng đá và đào tạo khoa học, có hệ thống cho những người trẻ đam mê sự nghiệp bóng đá.
Đồng thời, tăng cường đào tạo, quản lý huấn luyện viên bóng đá, nâng cao chất lượng giảng dạy, bảo đảm hiệu quả và tiêu chuẩn hóa giáo dục bóng đá", tờ báo Trung Quốc phân tích.
Thay đổi quan niệm xã hội
"Bạn có thể thay đổi vận mệnh của mình thông qua bóng đá", đằng sau câu nói của Sin Jihai là sự kỳ vọng về một sự thay đổi sâu sắc trong quan niệm xã hội và được tờ Sina Sportủng hộ quan điểm này.
Tuyển Trung Quốc có trận đấu khó khăn trước Indonesia nhưng giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 2-1 (Ảnh: Sina).
"Trong một thời gian dài, trong xã hội Trung Quốc, thể thao được đánh giá thấp hơn nhiều so với thành tích học tập hay lợi ích kinh tế. Quan niệm này hạn chế không gian phát triển của bóng đá và còn ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về giá trị của bóng đá.
Để thay đổi tình trạng này, tất cả các thành phần trong xã hội cần phải cùng nhau hợp tác để nâng cao vị thế xã hội của bóng đá, ủng hộ tinh thần thể thao lành mạnh và tiến bộ, đồng thời để nhiều người hơn nhìn thấy vai trò tích cực của bóng đá đối với sự phát triển cá nhân và tiến bộ xã hội.
Chỉ khi bóng đá trở thành một trong những con đường khả thi để thay đổi vận mệnh con người thì mới có thể thu hút nhiều tài năng bóng đá hơn đến sân cỏ, làm tăng đáng kể cơ sở dân số bóng đá Trung Quốc và cung cấp nền tảng bóng đá không giới hạn cho bóng đá Trung Quốc", tờ Sina Sportnhấn mạnh.
Hiểu đúng bản chất của bóng đá
"Bóng đá không chỉ là môn thể thao mang tính cạnh tranh mà còn là phương tiện truyền tải tinh thần, niềm đam mê, sự đoàn kết, hợp tác và lòng dũng cảm để thử thách. Trong quá trình phát triển của bóng đá Trung Quốc, thường có quá nhiều sự theo đuổi thành tích, danh dự mà bỏ qua sức hấp dẫn cốt yếu của bóng đá.
Vì vậy, chúng ta cần hướng dẫn mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, hiểu đúng ý nghĩa, giá trị của bóng đá và tận hưởng niềm hạnh phúc, trưởng thành mà bóng đá mang lại.
Chỉ khi bóng đá trở lại bản chất của nó và trở thành một phương tiện hiệu quả để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân và trau dồi tinh thần đồng đội thì bóng đá Trung Quốc mới có thể mở ra một mùa xuân thực sự", tờ Sina Sportchốt lại.
" alt=""/>Chuyên gia nêu lý do bóng đá Trung Quốc sa sút so với châu ÁViktor Hovland (Na Uy) nhận một triệu USD tiền thưởng sau khi vô địch giải đấu của Tiger Woods.
Cụ thể, người giành vị trí Á quân tại Hero World Challenge năm nay là Scottie Scheffler (Mỹ) chỉ nhận được 375.000 USD (hơn 8,6 tỷ đồng), còn hai VĐV về thứ ba tại giải Sam Burns và Patrick Reeds (đều của Mỹ) nhận được 187.500 USD (hơn 4,3 tỷ đồng) mỗi người.
Tay golf cay đắng nhất tại Hero World Challenge 2021 có lẽ là Collin Morikawa. Từ chỗ bỏ xa người đứng nhì đến 5 điểm trước ngày thi đấu chung kết, Collin Morikawa thi đấu kém và chỉ về đồng hạng 5 khi giải kết thúc.
Anh chỉ nhận được 127.500 USD (hơn 2,9 tỷ đồng), thay vì đến 1 triệu USD, nếu như giành ngôi vô địch ngỡ đã nằm gọn trong tầm tay.
Ngoài việc hụt đáng kể tiền thưởng, Collin Morikawa còn lỡ cơ hội lên ngôi số một thế giới, sau khi hụt ngôi vô địch Hero World Challenge. Vị trí này hiện tại vẫn thuộc về Jon Rahm (Tây Ban Nha), dù Jon Rahm không thi đấu trong tuần qua.
Golfer lãnh tiền thưởng ít nhất, trong số 20 tay golf đứng vị trí cao nhất tại giải đấu vừa diễn ra ở Bahamas là Jordan Spieth (Mỹ). Vị trí thứ 20 mang lại cho VĐV này 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ đồng).
Trong khi đó, các golfer đứng thứ 19 và 18 của giải, lần lượt nhận số tiền tượng trưng nhiều hơn người đứng thứ 20 là 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng) và 2.000 USD (hơn 46 triệu đồng).
Cụ thể, golfer đứng thứ 19 Henrik Stenson (Thụy Điển) nhận 101.000 USD, còn golfer đứng thứ 18 Rory McIlroy (Bắc Ireland) nhận 102.000 USD.
" alt=""/>Các golfer nhận được bao nhiêu tiền thưởng sau giải Hero World Challenge?Alcaraz và Nadal sau màn so tài ở Six Kings Slam cuối tuần qua (Ảnh: Getty).
Rafael Nadal khẳng định anh tự tin về phong độ khi khoác áo Tây Ban Nha: "Tôi sẽ không yêu cầu ra sân bằng mọi giá, đội trưởng tuyển Tây Ban Nha thấy tôi xứng đáng, tôi sẽ vui lòng ra sân.
Nhưng nếu không có sự chuẩn bị tốt, tôi sẽ không thi đấu, dù đó sẽ là giải đấu cuối cùng của tôi. Tây Ban Nha có cơ hội thành công ở Davis Cup và cần ưu tiên những người xuất sắc nhất. Davis Cup là giải đấu của các đội tuyển quốc gia, tôi sẽ chuẩn bị tốt nhất có thể để giúp đội nhà chiến thắng".
Đàn em đồng hương Carlos Alcaraz thừa nhận cảm thấy buồn khi Nadal sắp giải nghệ: "Nadal có trận đánh đơn cuối cùng với đối thủ lớn nhất sự nghiệp Djokovic, trải nghiệm ấy rất đặc biệt và tôi cảm thấy rất xúc động. Không ai muốn thần tượng của mình giải nghệ, nên việc xem trận đấu này khiến tôi cảm thấy buồn bã.
Tôi đã cố gắng xem từng đường bóng của trận đấu, vì tôi biết rằng chúng ta không còn nhiều cơ hội để tận hưởng các trận đấu của Nadal. Được chứng kiến anh ấy thi đấu là một niềm vui của người hâm mộ quần vợt".
" alt=""/>Nadal: "Tôi không đòi thi đấu ở Davis Cup bằng mọi giá"