
Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã xác định điều kiện đầu tiên, tiên quyết xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thành công và bền vững tại Việt Nam. An toàn, an ninh mạng cũng là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Theo báo cáo đánh giá Chỉ số an toàn, an ninh mạng – GCI toàn cầu được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố năm 2019, xếp hạng GCI của Việt Nam năm 2018 đã tăng 50 bậc so với năm 2017, xếp vị trí 50/175 quốc gia, lần đầu tiên lọt vào nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số GCI và đến năm 2030 nước ta sẽ có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này.
Để góp phần thúc đẩy mục tiêu trên, tạo cơ hội cho cho đại diện các cơ quan, doanh nghiệp và người dùng trong cả nước được trao đổi, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam, chiều ngày 30/10/2020, chuyên trang ICTnews của báo điện tử VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”.
Tọa đàm dự kiến có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Cục CNTT – Bộ GD&ĐT cùng đại diện các doanh nghiệp Viettel, VNPT, BKAV, CMC, VNCS và CyStack.
Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố về an toàn thông tin; đồng thời đề ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Buổi tọa đàm trực tuyến sẽ được triển khai bằng hình thức đưa ra câu hỏi mà độc giả quan tâm đến các chuyên gia trả lời và đăng tải trên ICTnews.vn. Các độc giả quan tâm đến tọa đàm có thể đặt câu hỏi và gửi về cho Ban Tổ chức theo địa chỉ [email protected].
Chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI được đưa vào Nghị quyết 130 (Rev. Busan, 2014) Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) về tăng cường vai trò của ITU trong các hoạt động thuộc lĩnh vực TT&TT và an toàn thông tin mạng. Mục đích của việc công bố GCI là nhằm đánh giá hiện trạng, đồng thời thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; thúc đẩy hợp tác quốc tế và thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin. GCI được đánh giá trên cơ sở 5 trụ cột: Pháp lý - Được thống kê dựa trên các quy định pháp luật và các chương trình/kế hoạch triển khai những vấn đề an toàn thông tin mạng và tội phạm mạng; Kỹ thuật - Được thống kê dựa trên quy định kỹ thuật và các chương trình/kế hoạch về an toàn thông tin mạng; Tổ chức - Được thống kê dựa trên quy định về chính sách, cơ chế phối hợp và chiến lược phát triển an toàn thông tin mạng ở quy mô quốc gia; Xây dựng năng lực - Được thống kê dựa trên các chương trình nghiên cứu và phát triển, chương trình đào tạo và tập huấn, các chuyên gia được chứng nhận và các cơ quan, tổ chức trong khu vực công tham gia hoạt động này; Hợp tác - Được thống kê dựa trên chương trình/kế hoạch hợp tác và mạng lưới chia sẻ thông tin. |
ICTnews
Tính đến tháng 10/2020, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã có 68 sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, cung ứng ra thị trường, đáp ứng khoảng 70% chủng loại sản phẩm an toàn thông tin quan trọng.
" alt=""/>Chiều 30/10, tọa đàm “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”Theo đại diện truyền thông của Thế Giới Di Động, năm 2023 sức mua nhóm hàng điện thoại, điện máy đã giảm mạnh. Đặc biệt là mặt hàng điện thoại, hầu hết các phân khúc và thương hiệu đều giảm sút so với năm 2022. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tình hình kinh tế vĩ mô, thu nhập người dùng giảm mạnh, điện thoại không phải là mặt hàng thiết yếu hay nhu yếu phẩm nên không còn được ưu tiên lựa chọn.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Thương mại Hệ thống FPT Shop cũng cho rằng, năm 2023 là một năm khó khăn chung cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ di động; nhu cầu mua sắm đồ công nghệ ảnh hưởng lớn từ việc thắt chặt chi tiêu của người dân khi các nguồn thu nhập bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Thế Kha cho biết, phân khúc tầm trung với thị phần lớn nhất chịu ảnh hưởng nặng nề khi có mức giảm lớn hơn các phần còn lại. Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng với những khách hàng mua phân khúc tầm cao cấp, miễn là sản phẩm có đủ sự thu hút khác biệt để khách hàng quyết định lên đời. Chẳng hạn như iPhone 15 Series với thiết kế viền Titan tạo ra một chuẩn mực mới về sản phẩm (nhẹ, bền, đẹp), hay Samsung Galaxy S24 Series với việc tích hợp AI (thân thiện, trực quan thực tế với nhu cầu người dùng).
Một nguyên nhân khác khiến các nhà bán lẻ thị trường di động gặp khó khăn trong năm 2023 chính là cuộc chiến về giá.
Theo bà Phùng Phương, đại diện truyền thông của Di Động Việt, 2023 là một năm thị trường bán lẻ gồng mình vượt sóng khủng hoảng, nhu cầu thị trường không quá cao dù các siêu phẩm mới vẫn tạo được hiệu ứng tốt; nhiều đại lý buộc phải gồng lỗ để bám sát thị trường.
Phân tích kỹ hơn về thị trường bán lẻ di động trong năm 2023, ông Nguyễn Lạc Huy, phụ trách truyền thông của CellPhoneS cho biết, hết quý 1/2023, tình hình kinh doanh chung bắt đầu có nhiều khó khăn. Nhà bán lẻ lớn nhất đã giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21,28 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ 2022, mức thấp kỷ lục từ sau khi niêm yết. Điều này đến từ việc giảm doanh thu do nhu cầu thị trường xuống thấp và cuộc chiến giá làm giảm lãi gộp bán hàng từ 22,3% còn 19,2% .
Theo ông Nguyễn Lạc Huy, Quý 2/2023 là quý khó khăn nhất trong nhiều năm của ngành bán lẻ công nghệ, thậm chí còn tệ hơn trong thời Covid-19 2021 - 2022. Các nhà bán lẻ lớn kéo nhau vào một cuộc chiến giá thực sự khốc liệt nhất trong lịch sử, cả hãng, nhà phân phối cũng bị kéo vào, các ngành hàng nhạy cảm về giá bán như iPhone chịu ảnh hưởng lớn nhất cùng toàn bộ các ngành hàng đều "chiến giá" với lợi nhuận thấp, thậm chí âm giá vốn. Quý 2/2023 khiến cho nhiều nhà bán lẻ bắt đầu lỗ khi doanh thu vẫn tiếp tục sụt giảm và lãi gộp bán hàng thì quá thấp. Ngay cả CellphoneS sụt giảm 20% doanh thu so với quý 1 và bắt đầu tăng trưởng âm -2.6% so với quý 2/2022.
Đến Quý 3/2023, cuộc chiến giá vẫn chưa có dấu hiệu ngưng. Về mặt doanh thu thị trường được phần nào đó cứu vớt bởi mùa bán hàng "trở lại trường học" vào tháng 9 có mở bán iPhone 15 series.
Năm 2024: Gồng mình vượt sóng
Đại diện các nhà bán lẻ cho rằng, năm 2024 thị trường bán lẻ di động tiếp tục trải qua đầy khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải gồng mình vượt sóng bằng các chương trình ưu đãi và chờ hi vọng vào các sản phẩm mới.
Theo bà Phùng Phương, đại diện truyền thông Di Động Việt, năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thách thức, do người dùng công nghệ khả năng vẫn thắt chặt chi tiêu, thị trường vẫn cần gồng mình để vượt sóng.
Trước khó khăn này Di Động Việt sẽ tiếp tục tích hợp nhiều phương thức mua sắm tối ưu, tiết kiệm như trade-in thu cũ, đổi mớ,i lên đời không bù tiền, trả góp "4 không": không trả trước, không lãi suất, không phí chuyển đổi, không cần chờ đợi. Đồng thời, hi vọng thị trường sẽ sáng hơn khi các siêu phẩm công nghệ ấn tượng ra đời, các đại lý có nhiều hình thức mua sắm tối ưu tiết kiệm, dễ dàng.
Để hỗ trợ khách hàng cũng như kích cầu mua sắm, trong năm 2024 Thế Giới Di Động sẽ tiếp tục khai thác các giải pháp tài chính hỗ trợ như trả góp 0%, trả trước 10%...
Tương tự, ông Nguyễn Lạc Huy, phụ trách truyền thông của CellphoneS cho biết, năm 2024, cuộc chiến giá sẽ không còn gay gắt như từ cuối năm 2022 tới hết Quý 3/2023, mục tiêu các nhà bán lẻ, đặc biệt các nhà bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ là một năm 2024 có lợi nhuận tốt. Để làm được việc đó, không thể duy trì chiến giá và ngược lại sẽ có nhiều sản phẩm độc quyền được bán với mức giá cao hơn, lãi gộp cao hơn các năm trước.
Trong khi đó ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Thương mại, Hệ thống FPT Shop cho biết, năm 2024 thị trường di động sẽ hi vọng vào các điện thoại được tích hợp hay trang bị những 'khác biệt' mang tính cách mạng, sẽ tạo động lực nâng cấp với người dùng như: Tích hợp AI để giải quyết tác vụ phức tạp theo cách đơn giản, không chỉ tiết kiệm thời gian mà máy còn có vai trò như người trợ lý thực thụ khi vừa học vừa cải tiến để ra được những kết quả thông minh. Hay điện thoại siêu bền nhưng vẫn mỏng nhẹ bóng bẩy. Bên cạnh đó, điện thoại màn hình gập cũng có thể trở thành xu thế.
“Dù tỷ trọng đóng góp của điện thoại gập chưa phải cao, nhưng việc các hãng đang đầu tư mạnh mẽ và luôn ưu tiên đưa các dòng sản phẩm này vào Việt Nam, thì chắc chắn thị trường sẽ có những bước tăng trưởng và đóng góp 2 con số trong 3-5 năm tới”, ông Nguyễn Thế Kha chia sẻ.
Trong khi đó, chị Trần Thị Quyên, mẹ em Bảo Sơn (8 tuổi) tại Apollo Việt Hưng (Hà Nội) cho hay, việc kết hợp giữa học trực tiếp, học trực tuyến và học chủ động đã tăng cơ hội gặp gỡ, giao lưu của em với các thầy, cô giáo quốc tế, tăng sự chủ động cũng như hứng thú trong học tập.
Quỳnh Chi và Bảo Sơn là 2 trong số hơn 600 học viên, giáo viên, phụ huynh đã tham gia thử nghiệm chương trình Apollo Active của Apollo English trong 2 năm qua. Quá trình học thử nghiệm cho thấy, các em chỉ cần khoảng 7,5 tháng để hoàn thành một cấp độ học, trong khi, chương trình bình thường cần 9 tháng. Ngoài ra, kết quả kiểm tra năng lực sau khi học Apollo Active cao hơn chương trình học cũ.
65% trẻ tiểu học lớn lên sẽ làm công việc thế giới hiện tại chưa biết đến
Đâu là điểm mấu chốt để Apollo Active mang lại hiệu quả trong học tập cho trẻ? Phụ huynh ngày nay cũng muốn con tự tin, sống đúng tiềm năng. Nhưng việc trở thành ai, người như thế nào lại là quyền lựa chọn của con.
Theo Apollo English, thế giới không ngừng biến đổi, rất nhiều những công việc hiện tại chưa từng tồn tại cách đây 5 năm, dự báo 65% trẻ em tiểu học ngày nay lớn lên, sẽ đảm nhận những công việc mà thế giới hiện tại chưa từng biết đến; Thế hệ tương lai cần nhiều hơn những công dân thành thạo kỹ năng số, biết làm công việc nhóm, phân tích thông tin, tự tin giao tiếp với công dân nói tiếng Anh toàn cầu.
GS. Ray Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam cho rằng, giờ đây, việc học không chỉ giúp các con nhận biết đúng, sai và thu nạp kiến thức. Học là dạy con cách nhìn nhận những gì đang thay đổi trong thế giới, kết hợp với tự nhận ra sở thích và đam mê của mình, qua đó giúp con hoạch định được những điều cần làm để chuẩn bị hành trang cho chính bản thân, điều này mới giúp con trở thành người đứng vững, kết nối được ở thời đại mới. Trước những thay đổi nhanh chóng của toàn cầu hóa, AI, Internet, Apollo Active là tương lai của giáo dục với hiệu quả đã được kiểm chứng tại các nước phát triển.
Cho con niềm vui học tập
Với phương châm giáo dục cần đi trước thời đại để những gì con học hôm nay có thể ứng dụng được trong tương lai, ông Barnaby Pelter, Giám đốc chiến lược sản phẩm Apollo English cho hay, giáo dục cần khơi sáng tình yêu học tập. Những đứa trẻ khi có tình yêu với tri thức sẽ trở thành những người tự lập tốt hơn, mang tâm thế chủ động học. Tinh thần khơi sáng tình yêu học tập trên đã được đưa vào mô hình Apollo Active gồm 3 thành tố cốt lõi: học trực tiếp; học trực tuyến; học chủ động.
Trong khi lớp học trực tiếp được xây dựng để giúp trẻ tiếp thu kiến thức ngôn ngữ tại lớp theo 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết, lớp học trực tuyến (dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên) được xây dựng dựa trên nền tảng và nội dung có định hướng dành riêng cho việc tương tác, sỹ số học sinh ít hơn giúp thầy giáo chú tâm hơn cho mỗi học viên. Ngoài ra, trong các buổi học chủ động, hệ thống hỗ trợ học tập sẽ khuyến khích con chủ động học thêm tại nhà đều đặn một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày.
Quá trình tiếp xúc với giáo viên đến từ nhiều nơi trên thế giới tạo trải nghiệm thiết thực, sự đa văn hóa giúp xây dựng tính tự tin cho trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, phụ huynh được nhận thông tin cập nhật trực tiếp qua ứng dụng Apollo Active, theo sát việc học của con. Những thông tin này gồm: nội dung bài học; nhận xét của giáo viên; quá trình tiến bộ; việc tự học tại nhà... Từ phân tích bằng công nghệ và hệ thống hỗ trợ học tập, điểm mạnh, điểm chưa đạt trong ngôn ngữ của trẻ sẽ được tìm ra, phụ huynh hiểu hơn về hiệu suất học của con. Đồng thời, giáo viên sử dụng thông tin để lập kế hoạch cho các bài học được cá nhân hóa, tạo sự yêu thích, phân bổ môn học hợp lý, giúp trẻ cải thiện kỹ năng.
Để làm được điều này, Apollo đã hợp tác với các đối tác giáo dục, công nghệ hàng đầu như: National Geographic Learning, Ooolab, Pure Pacific Music (PPM), Digital Learning Associates (DLA), Smart Education Now Technologies (SEN)… tạo dựng một mô hình học tích hợp mà trong đó nền tảng công nghệ, giáo trình tích hợp, ứng dụng… được xây dựng dành riêng cho việc dạy tiếng Anh và được kết hợp một cách xuyên suốt, giúp tạo ra trải nghiệm học tập chất lượng.
Thống kê của Apollo English cho thấy 100% học sinh học Apollo Active vượt qua bài kiểm tra cuối khóa với số điểm đạt được nổi trội. Nếu điểm kiểm tra theo mô hình trước đây, học sinh đạt 88,25%, thì với cách học mới, con số này là 92,3%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành bài tập ở nhà theo mô hình truyền thống là 46,5%, mô hình mới là 75,44%. 90% các bé hài lòng và thích thú với phương thức giảng dạy mới.
Doãn Phong
" alt=""/>Apollo Active