![]() |
Ukraine là đất nước được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú |
- Là quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu theo diện tích. Dân số trên 40 triệu - nhiều hơn Ba Lan.
- Đứng thứ hai ở châu Âu (sau Nga) và thứ 9 thế giới về lượng uranium khai thác hàng năm.
- Ukraine đứng thứ 2 châu Âu và đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng quặng titan.
- Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng mangan đã thăm dò (2,3 tỷ tấn, chiếm 12% trữ lượng thế giới).
- Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng sắt (30 tỷ tấn).
- Đứng thứ 2 châu Âu về trữ lượng quặng thủy ngân.
- Đứng thứ 3 châu Âu (thứ 13 thế giới) về trữ lượng khí đá phiến (22 nghìn tỷ mét khối).
- Đứng thứ 4 thế giới về tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên.
- Đứng thứ 7 thế giới về trữ lượng than (33,9 tỷ tấn).
Quốc gia nông nghiệp quan trọng
- Đứng đầu Châu Âu về diện tích đất canh tác.
- Thứ 3 thế giới về diện tích đất đen (25% thể tích thế giới).
- Thứ nhất thế giới về xuất cảng hướng dương và dầu hướng dương.
- Thứ 2 thế giới về sản xuất đại mạch và đứng thứ 4 về xuất khẩu đại mạch.
- Là nước sản xuất lớn thứ 3 và xuất cảng ngô lớn thứ 4 thế giới.
- Sản xuất khoai tây lớn thứ 4 trên thế giới.
- Sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 5 trên thế giới.
- Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng mật ong (75.000 tấn).
- Đứng thứ 8 thế giới về xuất cảng lúa mì.
- Đứng thứ 9 thế giới về sản lượng trứng gà.
- Đứng thứ 16 thế giới về xuất khẩu pho mát.
Ukraine có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho 600 triệu người.
Quốc gia kỹ nghệ phát triển mạnh
- Đứng đầu châu Âu về sản xuất amoniac.
- Ukraine có hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 của châu Âu và thứ 4 thế giới.
- Là quốc gia lớn thứ 3 ở châu Âu và lớn thứ 8 thế giới về công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân.
- Đứng thứ 3 châu Âu và thứ 11 thế giới về chiều dài mạng lưới đường sắt (21.700km).
- Đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Pháp) về sản xuất máy định vị và thiết bị định vị.
- Là nước xuất khẩu sắt lớn thứ 3 thế giới.
- Là nước xuất cảng tua bin cho nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới.
- Là nhà sản xuất bệ phóng hoả tiễn lớn thứ 4 thế giới.
- Đứng thứ 4 thế giới về xuất cảng đất sét.
- Đứng thứ 4 thế giới về xuất cảng titan.
- Đứng thứ 8 thế giới về xuất cảng quặng và tinh quặng.
- Đứng thứ 9 thế giới về xuất cảng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng.
- Là nhà sản xuất thép lớn thứ 10 thế giới (32,4 triệu tấn).
>>> Tình hình chiến sự tại Ukraine
(Theo FB Ts Hoàng Anh Tuấn)
Giới chức Ukraine hôm nay (4/3) cho biết, đám cháy tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đã được dập tắt và các lực lượng Nga đã kiểm soát nơi này.
" alt=""/>Tầm quan trọng của Ukraine qua những con sốViệc ứng dụng AI vào môi trường đại học đã trở thành điều không còn xa lạ đối với sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường. Chúng có thể là hệ thống chatbot và hệ thống dạy kèm thông minh, ứng dụng tự động chấm điểm và nhận xét, đôi khi chúng còn được sử dụng để phát hiện các trường hợp đạo văn và để giám sát kỳ thi.
Để hiểu được cách mà AI tạo ra những thay đổi ở bậc giáo dục đại học, chúng ta nên xem xét sự tương tác giữa con người và các chương trình AI trên hệ thống toàn diện thay vì chỉ tập trung vào các công cụ AI riêng lẻ. Ví dụ: chương trình AI viết luận liệu có phát triển hơn các công cụ AI phát hiện đạo văn không? Liệu các ứng dụng dạy kèm sử dụng AI có làm giảm bớt khối lượng công việc của các trợ giảng hay lượng việc đó chỉ chuyển đổi thành việc hỗ trợ sinh viên sử dụng các ứng dụng này?
Để nắm bắt được bối cảnh chung của việc đưa AI vào trải nghiệm giáo dục đại học, ta cần nhận thức rõ rằng trong một khoá học, sinh viên và giảng viên đều luôn ở trong quá trình tiếp nhận và xuôi theo các luồng thông tin. Ví dụ: một giảng viên tạo ra bài tập và gửi cho sinh viên của mình. Để đáp lại, học sinh tiến hành làm và tạo ra một sản phẩm gọi là bài tập. Sản phẩm này giờ sẽ được giảng viên bộ môn chấm điểm và số điểm này cũng như phản hồi về chất lượng đều sẽ được gửi lại cho sinh viên - một luồng thông tin khác.
Điều cần chú ý ở đây đó là yếu tố con người đã không xuất hiện ở ví dụ trên ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, ‘luồng thông tin’ được nhắc đến bên trên sẽ giúp ích trong việc xác định các khu vực trong hệ thống mà AI có thể hỗ trợ.
Có ba “động lực hệ thống” tiềm năng mà tôi muốn thấy khi AI được tích hợp sâu hơn vào giáo dục đại học.
Đầu tiên, mặc dù chưa rõ liệu các công cụ tổng hợp hình ảnh và văn bản AI có giúp những sinh viên chăm chỉ học tập hiệu quả hơn hay không, nhưng rõ ràng là chúng sẽ cho phép những sinh viên chỉ quan tâm đến việc qua môn thực hiện điều đó dễ dàng hơn. Đối với giảng viên, điều này cũng có nghĩa là nếu bạn đang chấm điểm một sản phẩm dưới dạng văn bản/hình ảnh thì giờ đây sẽ khó khăn hơn nhiều để biết liệu sản phẩm đó có phải do sinh viên “tự” làm ra hay liệu họ có sử dụng sự trợ giúp của công cụ AI hay không.
Thứ hai, các vòng lặp phản hồi sẽ xuất hiện. Ví dụ: điểm mạnh của các sản phẩm chatbot AI đó là nó có thể giúp bạn giảng dạy các lớp học có quy mô lớn (hoặc mở các lớp học mới) vì giờ đây bạn đã có công cụ hướng dẫn hỗ trợ tự động. Các công cụ tóm tắt văn bản bằng AI cũng có chức năng hỗ trợ đánh giá/xử lý, đặc biệt là khi có các giới hạn về ngân sách dành cho trợ giảng. Giờ đây, thay vì phải giới hạn số lượng sinh viên ở các ngành học có nhu cầu cao, quy mô của lớp học có thể mở rộng ra để đáp ứng. Rủi ro ở đây là một lớp học như vậy sẽ phụ thuộc vào các công cụ AI.
Thứ ba, “sản phẩm” đồng sáng tạo giữa con người và AI vẫn sẽ luôn tồn tại, vì vậy hãy biến nó thành một phần trong quá trình đánh giá của bạn. Hãy yêu cầu sinh viên thiết kế một kiểu mở bài và bố cục mới. Ngoài ra, bằng cách sử dụng phương pháp “bài tập ngược”, giảng viên có thể nhờ cậy AI để viết dàn ý ban đầu của một bài luận và từ đó yêu cầu sinh viên đưa ra tiêu chí đánh giá cũng như đề xuất chỉnh sửa đối với dàn ý của riêng họ cho một bài hoàn chỉnh.
Điểm nổi bật chính ở đây là các công cụ AI trong giáo dục đại học sẽ trở thành một phần của hệ thống, nơi học sinh có thể viết ra những bài luận đạt yêu cầu nhanh hơn và giáo viên hướng dẫn cũng có thể chấm điểm nhanh hơn. Không rõ “bên” nào trong quá trình chuyển đổi này sẽ thắng, hoặc cơ chế cân bằng nào (tự nhiên hoặc theo quy định) sẽ được đặt ra để đáp ứng, vì vậy điều quan trọng là phải thiết kế lớp học của bạn sao cho “các cuộc chạy đua về nội dung tạo ra bởi AI” như trên không có khả năng xảy ra.
Lê Hương Xuân(lược dịch)
" alt=""/>Giáo dục đại học thích nghi với AI cách nào?(liên tục cập nhật...)
Chiều 6/10, 3 VĐV gồm Nguyễn Thị Phương, Lưu Thị Thu Uyên và Nguyễn Ngọc Trâm xuất sắc vượt qua đối thủ Malaysia trong trận chung kết nội dung kata đồng đội nữ, để mang về tấm HCV đầu tiên cho đội tuyển Karate. Đây là HCV thứ 3 của đoàn Việt Nam tại ASIAD 19.
Các võ sĩ của Việt Nam đạt điểm số 42,7, trong khi các võ sĩ Malaysia chỉ có 39 điểm.
Võ sĩ Phùng Thị Huệ đánh bại đối thủ người Thái Lan Sugun Nutchaya với tỷ số 2-1 để giành tấm HCĐ ở hạng cân 48kg nữ môn Ju-jitsu. Một chiến thắng đầy cảm xúc và đây là tấm huy chương đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 5/10.
Giành chiến thắng nghẹt thở 2-1 (18-21, 21-18 và 21-14) trước đối thủ Indonesia trong trận chung kết nội dung 4 người môn cầu mây sau 77 phút tranh tài, các cô gái Việt Nam giành tấm HCV quý giá về cho đoàn thể thao Việt Nam.
Đây là HCV thứ 2 của Việt Nam tại ASIAD 19, qua đó vươn lên xếp thứ 17 trên bảng tổng sắp huy chương Đại hội tính đến 11h00 ngày (4/10).
Lúc 10h56 ngày 28/9, xạ thủ Phạm Quang Huy xuất sắc vượt qua các đối thủ mạnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Uzbekistan và Ấn Độ để giành HCV nội dung 10m súng ngắn hơi cá nhân nam.
Thành tích của Quang Huy là 240.5 điểm, hơn đối thủ nặng ký người Hàn Quốc Lee Wonho chỉ 1,1 điểm.
Kết thúc môn Rowing tại Asian Games 19, đua thuyền Việt Nam đã xuất sắc đoạt 3 HCĐ. Đây là thành tích đáng quý bởi các đối thủ của Việt Nam đều rất mạnh, đến từ nước chủ nhà Trung Quốc và các cường quốc trong châu lục.
Tấm HCĐ lại của đoàn Việt Nam trong ngày hôm qua đến từ môn Taekwondo.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 19 tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) từ ngày 23/9 đến ngày 8/10/2023 gồm 504 thành viên. Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt là Trưởng đoàn.
Bên cạnh đó, thành phần đoàn gồm 22 cán bộ, 16 bác sĩ (bao gồm 4 bác sĩ đội bóng đá nam và bóng đá nữ) và 337 vận động viên của 31 môn và phân môn thể thao, gồm: Karate, Cầu mây, Boxing, Bắn súng, Cờ tướng, Rowing, Wushu, Kurash, Điền kinh, Bắn cung, Canoeing, Bơi, Taekwondo, Cờ vua, Xe đạp, Thể dục dụng cụ, Cử tạ, Bóng bàn, Roller, Vật, Judo, Jujitsu, Kiếm, Bóng chuyền, Cầu lông, Golf, Bóng đá, Quần vợt, Soft Tennis, Thể thao điện tử, Dance - Sport Breaking.
Ngoài ra, các môn Xe đạp, Boxing, Điền kinh, Judo, Bơi, Cầu lông, Đua thuyền, Bóng bàn được đặt mục tiêu phấn đấu được tính điểm và giành vé tham dự Olympic 2024.
Theo phân công, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng sẽ cầm cờ cho đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc của ASIAD 19.Chỉ tiêu đoàn thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 2 tới 5 HCV.
Theo kế hoạch, lễ xuất quân đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 19 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 16/9. Đoàn lên đường sang Hàng Châu (Trung Quốc) vào ngày 20/9. Trước đó, đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ di chuyển sớm từ ngày 16/9 để tranh tài ở môn bóng đá nam.
Mục tiêu của thể thao Việt Nam ở ASIAD 19 là giành từ 2-5 huy chương vàng, tập trung vào nhóm môn cờ tướng, cầu mây, bắn súng, karate, boxing. Ngoài ra, nhóm môn có khả năng giành huy chương bạc, đồng là rowing, wushu, kurash, điền kinh, bắn cung, canoeing, bơi, taekwondo, cờ vua, xe đạp, thể dục dụng cụ, cử tạ, bóng bàn, vật, judo, jujitsu, đấu kiếm...