Học trò mổ xẻ lí do chán lịch sử
Chủ đề tại sao học sinh quay lưng với môn lịch sử và làm thế nào để các em học tốt và yêu môn học này một lần nữa được 85 học sinh có thành tích xuất sắc về môn Lịch sử cùng học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội cùng nhau bàn luận.
Đào Duy Tân, học sinh Trường THPT chuyên Thái Bình cho biết ở lớp em học sinh không chú ý học môn này vì kiến thức trên lớp quá khô khan. Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng cho rằng học sinh không ghét môn Lịch sử docách dạy Sử ở trường em có nhiều điều mới lạ".
![]() |
Rufino, học sinh người Tây Ban Nhà và chia sẻ đáng suy ngẫm về tình yêu môn Lịch sử. |
Đức Mạnh, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng SGK môn Lịch sử không hấp dẫn học sinh, hơn 100 trang SGK chỉ 10 hình minh họa rất đơn điệu
Theo Mạnh, về khác quan nhà trường và các tổ chức cần có nhiều cuộc thi về lịch sử để học trò hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh; các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải truyền thông các câu chuyện lịch sử. Ví dụ như em sang Singapore thấy họ treo những bức hình nhân vật lịch sử ở những nơi công cộng. Những chi tiết nhỏ như vậy phần nào cho thấy họ rất quan tâm tới lịch sử dân tộc.
Trịnh Hương Giang, học sinh 12D5 THPT Phan Đình Phùng thẳng thắn cho rằng môn Lịch sử hiện vẫn yêu cầu học thuộc lòng, học vẹt, thiên về lý thuyết.
Lê Thị Thu Uyên, Ninh Bình cho rằng hiện trên truyền hình có quá ít các phim về lịch sử VN. Nhiều bạn trẻ hiện giờ biết rõ lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn lịch sử dân tộc vì ngày nào truyền hình cũng chiếu các phim của lịch sử các nước này.
Nguyễn Việt Hùng, học sinh ở tỉnh An Giang kiến nghị cần cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử để học sinh được trực quan, ghi nhớ kiến thức thực tế.
Rufino Aybar, HS lớp 11D1 Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: "Em theo bố mẹ từ Tây Ban Nha sang Việt Nam từ lớp 1. Bản thân em đã xem nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam và rất yêu thích nhưng gần đây Bộ GD-ĐT lại bỏ bớt kiến thức môn Lịch sử trong chương trình nên em rất tiếc”.
Học sinh người Tây Ban Nha này hi vọng: “Chương trình sách giáo khoa cần thay đổi để phù hợp với thanh thiếu niên ngày nay. Học sinh cần thêm các tranh ảnh, phim tài liệu về lịch sử dân tộc cũng như có các cuộc thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử cùng các cuộc tham quan thực tế để nuôi dưỡng tình yêu môn Lịch sử của thế hệ trẻ",
Có ý kiến cũng cho rằng lịch sử cần phản ánh khách quan sự kiện, không chỉ lúc nào địch cũng thua, ta cũng thắng.
Tiếng nói của giáo viên, giáo sư
Cô giáo Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên Lịch sử THPT Phan Đình Phùng chia sẻ hiện phụ huynh, học sinh rất thực dụng. Phụ huynh không cho con theo đuổi môn Lịch sử vì các trường không tuyển, sợ tương lai của con không tốt.
Đồng tình với học sinh rằng kiến thực lịch sử hiện giờ quá nhiều, trong khi thời lượng dạy môn học này quá ít khiến giáo viên phải tìm cách để truyền tải hết lượng kiến thức đó đến với học sinh.
Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử chưa thực sự hiệu quả. Nhiều nơi vẫn duy trì lối dạy truyền thống, thầy dạy trò chép.
Thứ ba là xã hội hiện nay coi trọng các môn khoa học tự nhiên, điều này phần nào khiến môn Lịch sử bị coi nhẹ. Thực tế, nhiều học sinh cho biết các em rất thích nghe về những câu chuyện lịch sử nhưng lại không chọn làm môn thi vì lý do là cha mẹ không đồng ý cho con thi môn này.
![]() |
Ông Vũ Minh Giang (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo TƯ Đoàn TNCS HCM và lãnh đạọ Trường THPT Phan Đình Phùng tại tòa đàm chiều 11/1. |
Chủ trì buổi tọa đàm, ông Vũ Minh Giang-Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết để học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử, trước hết, các em cần nắm rõ tầm quan trọng của môn học này.
GS nhắn nhủ, Lịch sử là một bộ môn có sứ mệnh giúp cho một cộng đồng nhận thức chính mình, giúp mình hiểu mình là ai, dân tộc hình thành như thế nào, phát triển ra sao. Các em đừng nghĩ rằng học môn Lịch sử chỉ để thi khối C. Quan niệm này đã lạc hậu. Lịch sử có tầm quan trọng với đời sống trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Hiện nay, trên thế giới đã thực hiện các kì thi đánh giá năng lực và Việt Nam cũng đang tiến dần đến kì thi này.
1. Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn
“Mọi người thường quyết định có mở một email không dựa vào dòng tiêu đề” – Pachter nói. “Hãy chọn một tiêu đề giúp người đọc biết rằng bạn đang đánh đúng vào mối quan tâm của họ”.
2. Dùng địa chỉ email chuyên nghiệp
![]() |
Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên dùng địa chỉ email của công ty. Nhưng nếu bạn sử dụng email cá nhân, bạn cũng nên thận trọng trong việc chọn địa chỉ, Pachter khuyên.
Bạn nên có địa chỉ email là tên mình để người nhận biết chính xác ai đang gửi thư. Đừng bao giờ dùng những địa chỉ (có lẽ là còn sót lại của thời đi học) không phù hợp với công sở như “cobethienthan” hay “changtrailangtu”…
3. Nghĩ kỹ trước khi nhấn nút “Trả lời tất cả”
![]() |
Không ai muốn đọc thư từ 20 người mà không liên quan gì tới mình. Chỉ nên “trả lời tất cả” khi bạn thực sự nghĩ rằng mọi người trong danh sách nên nhận được thư.
4. Một đống chữ ký
![]() |
Hãy cho người nhận biết một số thông tin về bạn – Pachter đề xuất. “Nhìn chung, cái này sẽ khẳng định tên đầy đủ của bạn, chức danh, tên công ty và thông tin liên hệ, trong đó có số điện thoại. Bạn cũng có thể “quảng cáo” thêm một chút cho bản thân, nhưng đừng làm quá với những câu trích dẫn hay tác phẩm nghệ thuật”.
Hãy sử dụng cùng một phông chữ, cỡ chữ và màu sắc cho phần chữ ký – bà nói.
5. Sử dụng lời chào chuyên nghiệp
Đừng sử dụng những từ thông tục như “Này”, “Ê…”
Đây là những lời chào thân mật, và nói chung không nên sử dụng trong môi trường công sở. Bà Pachter khuyên rằng không nên gọi ai đó bằng tên tắt. “Hãy nói ‘Chào Michael’ trừ khi bạn chắc rằng anh ta thích được gọi là Mike hơn”.
6. Sử dụng ít dấu chấm than
![]() |
Nếu bạn quyết định sử dụng một dấu chấm than, chỉ nên sử dụng nó để truyền tải sự khuyến khích – Pachter nói.
“Đôi khi mọi người hay đặt quá nhiều dấu chấm than ở cuối câu. Bức thư có thể quá cảm xúc hoặc có vẻ như thiếu sự trưởng thành. Dấu chấm than chỉ nên sử dụng rất hạn chế trong văn viết”.
7. Thận trọng với khiếu hài hước
![]() |
Khiếu hài hước rất dễ bị hiểu sai nếu không kèm giọng điệu và nét mặt. Trong một trao đổi nghiệp vụ, tốt nhất là nên loại bỏ yếu tố hài hước trừ khi bạn biết rõ người nhận. Ngoài ra, đôi khi cái mà bạn cho là hài hước lại không hài hước với người khác.
Pachter nói: “Một điều gì đó rất buồn cười khi nói có thể lại rất khác khi viết. Khi bạn nghi ngờ điều đó, hãy bỏ nó đi”.
8. Hiểu rằng văn hóa khác nhau có thể nói và viết khác nhau
![]() |
Hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra do khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong văn viết khi bạn không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia. Hãy điều chỉnh thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng văn hóa của người nhận.
Một nguyên tắc bạn luôn phải nhớ là ở những nền văn hóa như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, người ta luôn muốn hiểu về bạn trước khi làm ăn với bạn. Ngược lại, những người Đức, Mỹ hay Scandinavian đưa ra quyết định rất nhanh.
9. Trả lời email – ngay cả khi email không chủ ý gửi cho bạn
Khi email vô tình gửi nhầm cho bạn, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì bạn nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với bạn.
Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi biết là anh đang rất bận, nhưng tôi không nghĩ rằng anh định gửi email này cho tôi. Và tôi muốn cho anh biết điều đó để anh có thể gửi lại đúng người”.
10. Soát lỗi sai chính tả
Có thể người nhận sẽ không chú ý những lỗi này, nhưng bạn vẫn nên đọc đi đọc lại email vài lần. Cũng đừng phụ thuộc vào phần mềm kiểm tra chính tả vì đôi lúc nó sai.
11. Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng
![]() |
“Bạn sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi bạn đang trả lời thư, tốt nhất là bạn nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn” – Pachter nói.
12. Gửi đúng địa chỉ người nhận
Pachter nói rằng hãy thận trọng khi gõ địa chỉ người nhận vào dòng “To”. “Rất dễ chọn sai tên. Nó có thể khiến bạn và người nhận email nhầm đều xấu hổ”.
13. Giữ phông chữ cổ điển
Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của bạn nên để phông chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. “Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên chọn cỡ chữ 10-12 và chọn phông dễ đọc như Arial, Calibri hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất” - Pachter khuyên.
14. Thận trọng với giọng điệu
Cũng giống như khiếu hài hước trong văn viết, khi không có biểu hiện khuôn mặt và giọng nói, giọng điệu cũng có thể dễ bị hiểu sai. Ý bạn nói là “thẳng thắn” thì họ sẽ hiểu thành “tức giận và cộc lốc”.
Để tránh điều này, Pachter đề xuất bạn nên đọc to thư của mình lên trước khi gửi. Nếu bạn thấy không ổn thì người nhận cũng cảm thấy như vậy.
15. Không có gì bí mật
![]() |
Mọi tin nhắn điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.
Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì bạn viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà bạn sẽ không muốn mọi người nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho bạn hay khiến người khác tổn thương. Sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.
Theo Macrumors, để chuyển eSIM, người dùng có thể vào Cài đặttrên iPhone đã cập nhật iOS 16, chọn "Thiết lập eSIM" (Set up eSIM). Màn hình sẽ hiển thị tuỳ chọn để chuyển eSIM và số điện thoại được liên kết từ iPhone khác qua Bluetooth.
Để thực hiện chuyển eSIM qua Bluetooth, Apple lưu ý rằng phải đảm bảo iPhone khác đang ở gần, đã mở khoá, đã bật Bluetooth và cả hai iPhone đều đang chạy iOS 16.
Tính năng này đã khả dụng ở nhiều quốc gia như Mỹ và Vương quốc Anh, nhưng người dùng chỉ có thể hoàn tất việc chuyển eSIM qua Bluetooth khi được các nhà mạng hỗ trợ. Do iOS 16 vừa mới ra mắt và hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm nên có thể nhiều nhà mạng chưa hỗ trợ tính năng này.
Apple vẫn tiếp tục cho tùy chọn thiết lập eSIM truyền thống bằng cách quét mã QR do nhà mạng cung cấp.
Táo khuyết cho biết iOS 16 sẽ được phát hành chính thức vào mùa thu tới. Khi đó, tính năng chuyển eSIM mới này sẽ có sẵn cho tất cả người dùng.
ESIM là SIM kỹ thuật số, có thể thay thế các loại thẻ SIM vật lý hiện nay. Những chiếc SIM này được hàn trực tiếp lên bảng mạch của thiết bị khi sản xuất. Apple bắt đầu trang bị eSIM cho các iPhone XS ra mắt năm 2018 và các mẫu iPhone tiếp theo, trong đó loạt iPhone 13 đều hỗ trợ eSIM kép. |
Hải Nguyên(tổng hợp)
" alt=""/>iOS 16 cho phép chuyển eSIM giữa các iPhone qua Bluetooth