Trong một bài viết vừa đăng tải trên tờ Financial Times, Kent Walker, Phó chủ tịch cấp cao của Google cho hay, YouTube đang hợp tác với nhiều chính phủ và cơ quan hành pháp khác nhau trên thế giới nhằm nhận diện và loại bỏ các nội dung độc hại. Hãng cũng đã đầu tư vào các hệ thống giúp thực hiện nhiệm vụ này.
Bất chấp các nỗ lực trên, ông Walker thừa nhận, YouTube vẫn cần cố gắng hơn và hành động nhanh hơn nữa.
Theo ông Walker, bước đầu tiên trong 4 giải pháp mới của YouTube là mở rộng việc sử dụng các hệ thống tự động để nhận diện các video liên quan đến khủng bố tốt hơn. Cụ thể, trang chia sẻ video này sẽ áp dụng khả năng học máy để "đào tạo mới các chuyên gia phân loại nội dụng nhằm giúp nhận diện và loại bỏ những nội dung vi phạm nhanh hơn".
Công ty cũng đang mở rộng đội ngũ người dùng Trusted Flagger, một nhóm các chuyên gia có đặc quyền xét duyệt những nội dung bị đánh dấu, vi phạm các quy định chính sách của YouTube. Phó chủ tịch Google tiết lộ, công ty đã tăng gần gấp đôi quy mô chương trình, bằng cách bổ sung 50 chuyên gia từ các tổ chức phi chính phủ ngoài 63 tổ chức đang tham gia chương trình. Toàn bộ kinh phí sẽ do Google tài trợ. Nỗ lực này nhằm cho phép công ty thu hút các nhóm chuyên gia chuyên xử lý các thể loại video nhất định, chẳng hạn như tuyên truyền cho khủng bố hay tự sát.
Bước thứ ba là quản lý chặt chẽ hơn đối với các video chưa hẳn vi phạm các quy định của YouTube, ví dụ như những video chứa nội dung phân biệt chủng tộc hay kích động tôn giáo. Những video này sẽ không bị gỡ bỏ, nhưng sẽ được ẩn giấu dưới một cảnh báo và sẽ không được ăn chia quảng cáo.
Cuối cùng, YouTube sẽ tăng cường các nỗ lực chống các nội dung cực đoan bằng cách phát hành chương trình Creators for Change, giúp tái điều hướng người dùng đang bị các nhóm cực đoan như tổ chức khủng bố ISIS lôi kéo sang những nội dung chống cực đoan. Biện pháp này được kỳ vọng có thể làm những đối tượng đó từ bỏ ý định gia nhập các tổ chức cực đoan.
Ông Walker cho biết thêm, YouTube đang hợp tác cùng các công ty khác như Facebook và Twitter để phát triển những công cụ và kỹ thuật hỗ trợ các nỗ lực chống khủng bố trên mạng trực tuyến.
Các biện pháp mới của Google được ban hành vài tuần sau một vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở London. Sự cố từng khiến Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi các nhà lập pháp thông qua các quy định kiểm soát mới đối với các công ty Internet.
Các nhà chức trách châu Âu cũng đang cân nhắc các lựa chọn cứng rắn hơn. Cụ thể, Đức đang xem xét thông qua một luật phạt nặng những công ty truyền thông xã hội không nhanh chóng gỡ bỏ nội dung cực đoan. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã phê chuẩn một loạt đề xuất mới buộc các công ty Internet phải khóa chặn những nội dung như vậy.
Tuấn Anh(theo The Verge)
Google đang đối mặt với nhiều chỉ trích vì cố tình làm ngơ, không gỡ bỏ các video có nội dung gây thù hận, kích động khủng bố của các giáo sĩ cực đoan trên YouTube.
" alt=""/>Google công bố 4 bước mới chống nội dung xấu độc trên YouTubeNgay sau đó, anh chàng này đã chỉ ra thêm 5 lá đơn khiếu nại gửi về tài khoản PayPal của anh. Tin xấu là, gã khán giả xấu tính đòi lại số tiền đã gửi về cho anh chàng này như một khoản tiền quyên góp. Tệ hơn cả việc trả lại tiền là Amofah cũng bị lấy mất không ít tiền phí chuyển khoản.
"Đối với những người làm sáng tạo như chúng tôi, chịu đựng tình trạng như thế này thật sự khiến cho cuộc sống của chúng tôi đảo lộn, vì hầu hết mọi thứ đều được chúng tôi giải quyết thông qua PayPal."
"Đòi lại tiền" (chargebacks), khái niệm này đã chẳng còn xa lạ gì khi một người gửi tới công ty tín dụng với yêu cầu lấy lại số tiền đã gửi cho một tài khoản khác trong trường hợp chủ tài khoản nghi ngờ đây là một giao dịch lừa đảo. Thế nhưng trong nhiều năm qua, những streamer, những người vốn sống dựa trên số tiền người hâm mộ quyên góp thông qua nhiều kênh trong đó có PayPal đã phải chịu đựng những kẻ phá đám bằng cách donate tiền cho họ, sau đó đòi lại.
Có thể có người cao hứng donate quá nhiều tiền và muốn xin lại, nhưng cũng có những kẻ muốn trêu tức và khiến streamer mất tiền khi đòi lại số tiền đã donate. Rất nhiều game thủ nổi tiếng đã từng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười vì đã không được nhận số tiền donate, lại còn mất thêm một khoản chi phí chuyển ngược lại tài khoản gốc.
Đương nhiên chargeback là một tính năng không thể thiếu để bảo vệ người sử dụng dịch vụ của họ khỏi lừa đảo. Thế nhưng việc những kẻ xấu tính lợi dụng tính năng này để phá hoại kênh stream lại là một vấn đề chưa có cách giải quyết toàn vẹn. Không phải streamer nào cũng phải chấp nhận mất tiền, đơn giản vì nếu kẻ chuyển khoản không chứng minh được những điều mờ ám xung quanh thao tác chuyển tiền, thì họ vẫn sẽ mất tiền như bình thường.
Đáng chú ý phải kể tới trường hợp của LegendaryLea. Một game thủ 18 tuổi đã donate cho cô tới 11.500 USD trong một buổi stream, và cô nàng này đã sung sướng đến mức bỏ cả chơi game để nhảy nhót trong phòng. Sau đó, khán giả xấu tính có nickname iNexus_Ninja này cố gắng chờ 1 tháng, để streamer tiêu một khoản trong số tiền khổng lồ đó, rồi mới đòi lại. Phí phát sinh khi PayPal đòi lại tiền trong trường hợp này là không hề nhỏ.
Quá đen cho thanh niên xấu tính, PayPal từ chối trả lại tiền sau khi Lea làm việc cùng đội ngũ quản lý của Paypal. Cô được toàn quyền sử dụng số tiền hơn 260 triệu Đồng này, còn gã game thủ thích nổi tiếng kia thì mất tới hơn 1 tỷ Đồng vì không chỉ bày trò chơi khăm Lea, mà còn dùng thẻ tín dụng của bố mẹ chơi khăm thêm vài streamer khác.
Điều khá tệ là Twitch không có cách nào để bảo vệ streamer của họ khi PayPal ra tay, vì họ cũng chỉ là một trong số rất rất nhiều bên sử dụng dịch vụ của PayPal.
Rõ ràng trong thời đại internet, những kẻ xấu tính không thiếu cách để phá rối công việc của những người khác, và bản thân streamer cũng phải đứng trước rất nhiều những vấn đề tiềm ẩn xoay quanh chuyện donate, thứ "tiền lương" gần như duy nhất mà họ dựa vào để tiếp tục đam mê phục vụ khán giả của mình.
Theo GameK
" alt=""/>Đắng lòng streamer khóc như mưa vì bị kẻ xấu lừa đảo donate