Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh đang giảng dạy và học tập tại trường THCS trọng điểm, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh cho các trường THCS trọng điểm.
Đối với giáo viên
Cụ thể, dự thảo đề xuất mức hỗ trợ 2,4 triệu đồng/tháng cho mỗi cán bộ quản lý; giáo viên dạy các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học (môn Khoa học tự nhiên), Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý (môn Lịch sử & Địa lý), Tiếng Anh.
Giáo viên giảng dạy các môn học khác được hưởng hỗ trợ 1,2 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng 9 tháng/năm cùng với kỳ lương hằng tháng.
Giáo viên trong và ngoài trường THCS trọng điểm được mời dạy bồi dưỡng đội tuyển đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa, thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh được bồi dưỡng 800.000 đồng/buổi (số buổi bồi dưỡng đội tuyển không quá 40 buổi/đội tuyển/năm).
Đối với học sinh các trường THCS trọng điểm
Đối với học sinh các trường THCS trọng điểm, dự thảo đưa ra mức thưởng 2 triệu đồng/năm học đối với học sinh đạt xếp loại cả năm hạnh kiểm Tốt, học lực Giỏi trở lên. Số lượng học sinh được thưởng tối đa 30% tổng số học sinh theo khối của trường, xếp ưu tiên từ cao xuống thấp lần lượt theo: điểm tổng kết năm học; gia đình chính sách; thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ một lần với mức 100% lệ phí thi đối với học sinh thi đạt một trong các chứng chỉ ngoại ngữ: TOEIC, TOEFL, IELTS trình độ tương đương bậc 4 (B2) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Dự thảo Nghị quyết này đang được lấy ý kiến rộng rãi của dư luận trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 23/3/2021.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo báo cáo đánh giá thực trạng của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, hiện nay trung ương và địa phương chưa có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các đối tượng kể trên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng mới chỉ có cơ chế chính sách cho trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển, đưa trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trở thành trường trọng điểm quốc gia nói riêng với quy mô 1.500 học sinh cần đảm bảo nguồn tuyển sinh chất lượng cao, mà chủ yếu là từ các trường THCS trọng điểm.
Do đó, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho rằng, chính sách này nếu được ban hành sẽ góp phần tạo động lực, điều kiện để đội ngũ tại các trường nói trên tập trung nghiên cứu, giảng dạy, phấn đấu chuyên môn; giúp cho các trường THCS trọng điểm trở thành mô hình giáo dục kiểu mẫu tiên tiến, hiện đại, trung tâm rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ của các huyện, thành phố, thu hút được các giáo viên giỏi về công tác.
Còn đối với học sinh, chính sách này sẽ khuyến khích các em nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Báo cáo đánh giá tác động của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cũng chỉ ra, nhiều năm qua, mô hình trường THCS trọng điểm đã được hình thành và quy hoạch, được các địa phương trong tỉnh quan tâm đầu tư. Học sinh các trường THCS trọng điểm có tỷ lệ thi đỗ cao vào các lớp của THPT Chuyên Vĩnh Phúc cũng như đạt giải cao trong các kỳ thi văn hóa quốc gia, quốc tế.
Năm học 2020-2021, có tổng số 221 học sinh các trường THCS trọng điểm trên toàn tỉnh thi đỗ vào lớp 10 THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chiếm 17,1% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS của các trường này. Trong đó, tỷ lệ học sinh đỗ vào THPT Chuyên Vĩnh Phúc cao nhất là các trường THCS trọng điểm của TP Vĩnh Yên (40,1%), tiếp theo là huyện Tam Dương (24,2%), huyện Bình Xuyên (22,6%), huyện Vĩnh Tường (18,8%)…
Thanh Hùng
Theo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, mức thưởng của tỉnh cho học sinh thể thao ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đang thấp hơn trung bình 13,6 lần so với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải văn hóa cấp quốc gia.
" alt=""/>Vĩnh Phúc: Đề xuất thưởng 2 triệu cho HS giỏi ở trường THCS trọng điểmTrang là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Lê Thị Phương. "Ngày con chào đời kháu khỉnh, khoẻ mạnh, chúng tôi hạnh phúc lắm", chị nhớ lại. Chẳng ai để ý điều bất thường cho đến tận lúc Trang biết đi, con vẫn không có biểu hiện bập bẹ hay giật mình khi có tiếng động lạ. Đưa con đến bệnh viện kiểm tra, chị Phương ngỡ ngàng rồi đau khổ khi biết, con mình bị câm điếc bẩm sinh.
Cuộc sống bộn bề, nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Năm Trang lên 5 tuổi, vợ chồng chị Phương ly hôn. Đứa trẻ vốn thiệt thòi nay lại chịu thêm cảnh thiếu thốn tình cảm gia đình. Nhưng đó vẫn chưa phải tận cùng của sự bất hạnh.
Khoảng tháng 3/2020, chân của Trang bị sưng tấy đau đớn. Chị Phương hoảng sợ đưa con đến bệnh viện tỉnh thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán con bị viêm khớp, tràn dịch khớp gối, cho thuốc về uống.
![]() |
Sự sống của em Trang đang ngày một mong manh nếu như không được điều trị |
Nhiều tháng ròng uống thuốc mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, tháng 11/2020, chị Phương đưa con tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Chỉ sau 1 tháng, Trang bước vào ca phẫu thuật. Khi mổ xong, các bác sĩ phát hiện chân trái có khối u liền đem đi sinh thiết mẫu bệnh phẩm. Kết quả cho thấy em bị bệnh ung thư phần mềm.
Nhận được “hung tin”, chị Phương đã khóc rất nhiều. Chị thương con sinh ra đã bất hạnh, nay “tử thần” lại chực chờ cướp đi sự sống vốn dĩ quá mong manh ấy. Thời gian đầu, chị suy sụp tinh thần, nhưng nghĩ nếu mình gục ngã sẽ chẳng có người lo cho con, chị lại cố gượng dậy. Tháng 1/2021, mẹ con chị Phương chính thức nhập viện Bệnh viện K Tân Triều.
Những ngày con nhập viện điều trị là quãng thời gian vất vả và khổ cực nhất. Thiếu thốn về kinh tế, ngày đêm thức trắng cùng con chiến đấu với bệnh tật mà chẳng có người bên cạnh động viên, bởi vậy có những thời điểm chị Phương cũng ốm luôn cùng con.
Mẹ con chị vốn không có nhà riêng, không có tài sản gì, ở nhờ bên ngoại. Theo con đi chữa bệnh, chị Phương buộc phải nghỉ việc. Gia đình không còn bất cứ nguồn thu nhập nào nữa.
![]() |
Cô bé xinh xắn, kháu khỉnh vốn câm điếc bẩm sinh, nay mắc phải căn bệnh ung thư |
Cho đến nay, Trang đã trải qua 9 đợt truyền hoá chất và 30 mũi xạ trị. Đứa trẻ ngây thơ ấy chẳng thể nói với mẹ khi chịu đựng những cơn đau nhức thấu xương. Em chỉ gào khóc, giãy giụa trong nỗi tuyệt vọng câm lặng. Nhìn con như vậy, chị Phương phải cắn chặt môi ngăn bản thân khóc oà lên.
Trang có bảo hiểm y tế nhưng hiện tại chủ yếu dùng thuốc ngoài ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ, chi phí lên đến 4-5 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài từ 7-10 ngày. Có những đợt phát sinh nhiều lên đến hơn 5 triệu đồng. Chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt nơi bệnh viện và tiền đi lại của hai mẹ con cũng tốn một khoản rất lớn.
Chịu đựng căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng từng ngày nhưng Trang không thể cất lời. Tuổi thơ của em là chuỗi ngày đau khổ vô cùng. Hiện tại, em đang rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng để giành lấy sự sống.
Ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Long xác nhận: Mẹ con chị Lê Thị Phương là công dân của địa phương có hoàn cảnh khó khăn, con gái bị câm điếc bẩm sinh và mắc bệnh hiểm nghèo, phải thường xuyên đi bệnh viện chữa trị. Rất mong các nhà hảo tâm có thể chia sẻ, giúp đỡ em.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm như việc sử dụng ngân sách chưa đảm bảo hiệu quả do sinh viên ra trường không làm đúng ngành; việc cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm chưa đảm bảo định mức chi phí đào tạo dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; không công bằng với các ngành học khác; không thu hút được học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm; việc đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng.
Nghị định 116 được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
Chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm
Cụ thể, ông Trần Tú Khánh cho hay, tại điều 4 của của Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyên vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội).
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp, kinh phí đào tạo sẽ do cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả (không thuộc ngân sách nhà nước cấp).
Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí
Nghị định 116 cũng quy định chi tiết các trường hợp nào phải hoặc không phải bồi hoàn khi phí đào tạo.
Sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn là những người công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo gồm những em không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Với những sinh viên sư phạm thuộc các trường hợp “bất khả kháng” như nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học. Sinh viên dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần), dừng học vì lý do khác không do kỷ luật, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trách nhiệm thu hồi chi phí bồi hoàn được giao cho UBND cấp tỉnh (ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí). Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Tối đa trong thời hạn 4 năm, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi kinh phí sinh viên sư phạm, sinh viên và gia đình các em có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ kinh phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Hùng |
Về việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đặt ra tình huống: “Vậy sinh viên được hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo, nhưng trong quá trình tuyển dụng, sinh viên đó không trúng tuyển; hoặc có tình huống sinh viên đi thi tuyển dụng ở các tỉnh thành khác thì có phải nộp lại kinh phí đó hay không?
Hiện nay trách nhiệm thu hồi đang giao cho UBND tỉnh. Nhưng hiện nay, chúng tôi cũng đang vướng đối với đối tượng sinh viên cử tuyển. Lạng Sơn hiện còn hơn 10 sinh viên cử tuyển vi phạm. Tỉnh đã giao cho các sở chuyên môn đôn đốc thu hồi nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được. Việc này rất khó khăn, bởi không có chế tài để xử lý. Việc thu hồi bồi hoàn này cũng vướng tương tự khi không có chế tài xử lý”, ông Huyên nói.
Về điều này, ông Trần Tú Khánh cho hay, mục tiêu của Nghị định 116 không phải là để thu hồi kinh phí, mà nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với nhu cầu.
“Nếu sinh viên sư phạm làm trong ngành giáo dục bất cứ ở đâu trên cả nước, công lập hay ngoài công lập, hoặc có xác nhận công tác trong ngành giáo dục đều không phải bồi hoàn. Chỉ với những trường hợp cố tình không bồi hoàn, thì áp dụng chế tài dân sự. Nếu 3 lần thông báo mà không nộp lại thì có thể dùng các giải pháp theo quy định của Luật Dân sự để xử lý.
Thanh Hùng
Nhiều sinh viên dự kiến vào các ngành sư phạm băn khoăn về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
" alt=""/>Sinh viên sư phạm khóa 2021