Liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở, ông Trịnh Trung Hòa cho rằng, không ít trường hợp, đối tượng bị quấy rối lại là những người có chức quyền. Họ bị một số nhân viên, người dưới quyền tìm cách "tấn công" để có được thỏa hiệp, nhằm đạt được mục đích của mình.
“Tôi được biết có người thầy giáo dạy tại chức, tuổi đã ngoài 50 là nạn nhân bị quấy rối. Ông rất giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tính tình lại hiền lành nên thường bị các nữ sinh tìm cách lợi lụng. Mỗi mùa thi, cánh sinh viên nữ lại đến phòng làm việc của ông tìm mọi cách để xin nâng điểm. Nếu thầy đồng ý thì các cô cười vui vẻ, thầy không đồng ý thì ra sức nũng nịu ăn vạ… ”, Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa kể.
Theo chuyên gia tâm lý, người thầy này rất chỉn chu, đứng đắn. Tuy nhiên thầy lại quá hiền nên bị cánh nữ sinh "bắt thóp".
“Có hôm, tôi đến phòng thầy lúc 9 giờ sáng, thấy người thầy và cô nữ sinh ngồi ở hàng bên ghế này. 11 giờ quay trở lại, tôi đã thấy thầy và cô học trò ngồi ở hàng ghế đối diện bên kia.
Hóa ra, cô nữ sinh cứ ngồi sát thầy, người thầy lại dịch sang chỗ khác. Vì vậy trong 2 giờ đồng hồ, 2 thầy trò cứ "đuổi nhau" hết hàng ghế này đến hàng ghế khác”, ông Hòa hài hước kể lại.
![]() |
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa. Ảnh: Vũ Lụa |
Ông Hòa cho rằng, trong việc bị quấy rối, kỹ năng quản lý tình huống kém và suy nghĩ ngây thơ của nạn nhân cũng là điều kiện khiến những kẻ quấy rối có cơ hội thực hiện hành vi hơn.
“Tôi từng gặp một trường hợp bị quấy rối tình dục nhưng câu chuyện mà cô gái kể khiến tôi vừa giận vừa thương”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ.
Ông kể, cô gái này là sinh viên mới ra trường. Trong quá trình tìm việc, cô được bạn bè giới thiệu đến gặp vị trường phòng tổ chức của một công ty lớn để nộp đơn. Người trưởng phòng này gặp cô gái một lần, thấy cô gái xinh xắn lại ngây thơ nên yêu cầu cô bổ sung hồ sơ xin việc. Sau đó, ông ta hẹn cô gái đến một nhà nghỉ để nhận đơn và trao đổi công việc.
Đến nhà nghỉ, ông đề nghị được ôm, hôn cô gái. Tuy nhiên sau khi ôm hôn, người trưởng phòng lại mong muốn đi xa hơn.
“Cô gái từ chối chuyện đi quá giới hạn nên chống cự khiến trưởng phòng tức tối. Hắn ta đập phá tất cả đồ đạc trong phòng như cốc chén, điều khiển ti vi... Sau đó, hắn ta bỏ đi để cô gái khóc nức nở trong phòng vì uất ức, sợ hãi”, ông Hòa nhớ lại.
![]() |
Chuyên gia Trịnh Trung Hòa khuyên: "Nên tránh những cuộc gặp gỡ riêng hay những nơi dễ nảy sinh hành động mất kiểm soát như nhà nghỉ hay trong phòng kín" (Ảnh minh họa). |
Theo ông Hòa, để tránh chuyện quấy rối tình dục nơi công sở, người có chức có quyền hay những nhân viên "thấp cổ bé họng" cũng cần phải học kỹ năng quản lý tình huống.
“Nên tránh những cuộc gặp gỡ riêng hay những nơi dễ nảy sinh hành động mất kiểm soát như nhà nghỉ hay trong phòng kín. Ngoài ra nạn nhân cần phải thể hiện thái độ cương quyết, cứng rắn để đối phương biết được thông điệp từ chối của mình ngay khi phát hiện ý đồ”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ.
Đối với những trường hợp, kẻ quấy rối dùng quyền lực để ép buộc thì người bị quấy rối càng nên thể hiện thái độ rõ ràng, đồng thời lên tiếng để tạo làn sóng phản đối.
“Nhiều nhân viên phẫn uất nhưng vẫn cam chịu sự quấy rối của sếp vì sợ bị đuổi việc, hoặc bị trả thù. Tuy nhiên họ không biết rằng, khi cho nghỉ việc một nhân sự, công ty phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật”, ông Hòa nói.
Theo Điều 42 Bộ Luật lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: |
Theo Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất: “Đa phần nạn nhân bị quấy rối tình dục là nữ nhưng không ít trường hợp nạn nhân là nam giới".
" alt=""/>Trưởng phòng công ty lớn nhận đơn xin làm việc trong nhà nghỉDưới đây là góc nhìn của độc giả Mai Trần, một công chức sinh sống ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Sự bùng nổ của các phương tiện giao thông ở đô thị giờ đang trở nên thái quá. Giao thông trên những tuyến đường ở Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải và tắc đường. Nhiều lúc, có cảm giác đến bó tay và bất lực khi kẹt giữa dòng ô tô, xe máy đang ùn ứ.
Phải nói rằng, ai đang sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội, đại đa số vẫn sử dụng phương tiện giao thông cá nhân là xe máy, một số ít có ô tô riêng. Nếu như trước kia, xe máy là một tài sản lớn người dân rất khó mà mua sắm được thì hiện nay xe máy là một phương tiện rất phổ thông, hầu như ai cũng có thể sắm cho mình một chiếc xe máy, từ rẻ tiền đến đắt tiền.
Chiếc xe hai bánh này đã và đang đóng góp vô cùng lớn vào sự tiện ích trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đi xe máy, người ta có thể dễ dàng chở rau, chở gà, chở cá, đưa đón con đi học ...
Thế nhưng, sau 30 năm phát triển, sứ mệnh của xe máy ở Hà Nội phải chăng đã hoàn thành? Sự bùng nổ của xe máy phải chăng đã đến giới hạn ngưỡng chịu áp lực của giao thông đô thị?
Thẳng thắn thì thấy rằng, người đi xe máy tham gia giao thông đô thị hiện nay với một ý thức vẫn chưa cao, nếu không nói là tương đối tùy tiện. Vì áp lực đón con, đến sở làm, hay nhiều lí do khác…, người ta có thể đi xe máy trèo lên vỉa hè, đi vào đường ưu tiên cho xe bus, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, chưa kể là thói quen tạt đầu ô tô ... Sự vi phạm về những quy định tham gia giao thông vào thời gian cao điểm đã đến mức phổ biến.
Vì lẽ đó, cùng với số lượng xe máy quá lớn, chuyện tắc đường ở Hà Nội xảy ra như cơm bữa vào mỗi buổi sáng và buổi chiều tan tầm.
Tôi nghĩ, việc hạn chế xe máy ở Hà Nội đang gây ồn ào dư luận thực ra, có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần vào phát triển văn minh giao thông đô thị. Nếu mỗi chúng ta không lệ thuộc vào chiếc xe máy, tập thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng và thậm chí, có thể đi xe đạp thì diện mạo giao thông đô thị sẽ văn minh hơn nhiều.
![]() |
Nhiều người dân ở Mỹ vẫn đi làm bằng xe đạp |
Hôm trước, tại một cuộc họp báo, ông Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói: “Ít tiền thì chịu khó đạp xe đạp, nhiều tiền thì đi taxi, chúng ta không thiếu phương tiện để lựa chọn, còn mang gà sống lên xe buýt thì không được”. Tôi nghĩ ông nói chẳng sai. Vì sao cứ nhất thiết phải chở rau, chở gà bằng xe máy?
Chúng ta nên nghĩ xa hơn! Nếu là kinh doanh, thực phẩm cần phải chở bằng các phương tiện chuyện dụng. Đừng đặt ra những tình huống tiểu tiết để có lý do chính đáng kéo dài sứ mệnh của chiếc xe máy vào đời sống hàng ngày của đô thị chúng ta như hiện nay. Nếu tư duy theo cách này, sẽ không bao giờ có nổi một chính sách cải cách giao thông đô thị đi vào cuộc sống.
Với cá nhân tôi, nếu bạn ngần ngại đi xe buýt, bạn hoàn toàn có thể đi xe đạp như là một trong những giải pháp thay thế phù hợp.
Và Nhà nước cũng có thể đầu tư những chiếc xe đạp công cộng như ở Thượng Hải, Đài Loan, là phương tiện trung chuyển, kết nối giữa các tuyến đường cho người dân sau khi đi xe buýt, đi tàu điện ngầm. Ở đây, những dãy xe đạp công cộng được Nhà nước đầu tư, hoặc được xã hội hóa thường dựng sẵn ở bến xe buýt, tàu điện ngầm… Người dân chỉ cần dùng điện thoại, quét mã QR là có thể tự thuê xe đi với một mức phí rất rẻ.
Thực tế, hiện nay ở Hà Nội, bạn bè tôi cũng có nhiều người sử dụng xe đạp trở lại, dù trong số đó, nhiều người có ô tô. Vì họ thấy có lợi cho sức khỏem đặc biệt là phù hợp với những người làm công việc hành chính có thời gian đi làm và tan sở cố định.
Tôi có một anh bạn làm ở Văn phòng Chính phủ, suốt mấy năm nay cũng chuyển qua sử dụng xe đạp xe làm phương tiện đi làm. Kết quả, anh còn giảm được cân nặng và rèn luyện sức khỏe rất tốt.
Nếu giả dụ, một ngày Hà Nội sẽ cấm xe máy, bạn chuyển sang đạp xe thì vừa có sức khỏe, vừa không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt góp phần giảm ùn tắc đường rất lớn cho xã hội.
Các bạn đừng nghĩ đi xe đạp là lạc hậu, là không oai, là không tiện. Nhưng nếu các bạn thử sử dụng, tôi nghĩ đi xe đạp là một giải pháp tiến bộ và văn minh trong một xu thế giao thông ngày càng quá tải hiện nay.
Mai Trần (Công chức sinh sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Không ít tiền, nhưng tại Hà Lan có lượng xe đạp cao hơn 1,3 lần so với dân số và người dân còn được chính phủ khuyến khích sử dụng xe đạp để đi lại.
" alt=""/>Cấm xe máy, đi xe đạp có được không?"Phải đặt vào bối cảnh, thời điểm đó, tôi là lái xe chiến trường, nên gặp nhiều hoàn cảnh như thế, không riêng gì mình tôi được "xin con" mà nhiều người cũng bị.
Và trong hoàn cảnh đó, tôi thẳng thừng từ chối luôn. Chuyện tôi chia sẻ có người hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Nhưng mình cứ đàng hoàng, thẳng thắn", ông bộc bạch.
NSND Trung Đức từng "gây bão" với phát ngôn "nhiều cô gái muốn xin tôi đứa con" nhưng ông cho biết, mình không quan tâm đến những ồn ào trên mạng xã hội (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ông kể, bà xã là em gái của một người bạn, nhà ở phố Mã Mây (Hà Nội). Hai người gặp nhau, ban đầu là bạn, sau cảm mến và yêu nhau. Vợ ông là một người rất đảm đang, chăm chút cho chồng con từng chút một nên ông rất yên tâm đi hát ở tỉnh xa.
"Bà xã tôi rất đẹp và nấu ăn ngon. Mặc dù có chồng là nghệ sĩ, đi công tác xa liên tục nhưng không ghen tuông. Chúng tôi hiểu nhau từ thời trẻ nên về già bình yên bên nhau", ông kể lại.
NSND Trung Đức có 4 người con: 3 trai, 1 gái. Hiện tại, vợ chồng ông ở với con gái và các cháu ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), nếu không đi tỉnh biểu diễn, ông ở nhà chơi với cháu, trò chuyện với vợ và đọc sách.
Người nghệ sĩ 71 tuổi cho hay, hàng ngày, ông vẫn dậy từ 4h, đến 6h đi ăn sáng, cà phê với bạn bè.
"Tôi vẫn tập thể thao hàng ngày. Mỗi lần tập là hơn 1 tiếng, có thể là bài thể dục cũng có thể là bài quyền. Tôi vẫn luyện thanh đều đặn ngày hơn 30 phút không mệt.
Giọng của tôi ở thời điểm hiện tại vẫn tốt, lên những nốt cao vẫn ổn lắm và bạn bè nghe hát ai cũng ngạc nhiên. Tôi thấy mình hát hay hơn thời trẻ...", NSND Trung Đức nói.
Hiện tại, ngoài những lúc đi lưu diễn, ông vẫn nhận học trò đến nhà dạy thanh nhạc. Hầu hết là những người trẻ, họ muốn NSND Trung Đức "cầm tay chỉ việc" dạy hát.
Nhiều năm nay, giọng ca của NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền gây ấn tượng mạnh với khán giả. Họ đã trở thành biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ. Giọng hát hòa quyện vào nhau, nâng nhau lên, dạt dào tình cảm khiến bao thế hệ người Việt yêu mến.
Phóng viên hỏi NSND Trung Đức: "Người ta đồn ông và NSND Thu Hiền từng có tình cảm với nhau liệu có đúng không?". Ông thẳng thắn: "Tôi và Thu Hiền có một tình bạn bền vững, trong sáng. NSND Thu Hiền là một đồng nghiệp tuyệt vời.
Tôi học ở Thu Hiền nhiều thứ lắm. Ngày xưa, tôi hát cổ điển và chính Thu Hiền là người đã dạy tôi hát dân ca. Tôi cũng thuộc nhanh và nhạy nên Thu Hiền dạy gì tôi lĩnh hội khá nhanh, không phải dạy đi dạy lại.
Trước kia tôi và Thu Hiền hay gặp nhau. Tuy nhiên, hiện tại cô ấy định cư ở TPHCM. Mỗi lần ra đây, cô cũng không có nhiều thời gian nên chúng tôi gặp nhau ít hơn".
NSND Trung Đức (SN 1952) nổi tiếng với các ca khúc nhạc đỏ. Ông sở hữu chất giọng cao, ấm, truyền cảm.
Năm 1972, Trung Đức đi bộ đội, trở thành lính xe tải của đoàn 559 Trường Sơn. Sau đó, ông theo học tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Tốt nghiệp ra trường, ông về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, rồi chuyển sang Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đến khi nghỉ hưu.
Tên tuổi của ông gắn liền với những bài hát cách mạng nổi tiếng như: Lá đỏ, Tổ quốc gọi tên mình, Vui mở đường, Nhịp cầu nối những bờ vui, Trai anh hùng gái đảm đang, Rặng trâm bầu...
'Người đi xây hồ Kẻ Gỗ' - NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>NSND Trung Đức về hưu an nhiên bên vợ đảm, hàng ngày vẫn luyện thanh