Nghe những lời đó, tôi không khỏi ấm ức, vì trong thâm tâm tôi cũng cố gắng rất nhiều, nhưng dường như chẳng bao giờ được công nhận.
Vợ chồng anh cả có điều kiện kinh tế tốt nên xây được nhà riêng. Còn vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ.
Suốt 6 năm làm dâu, tôi không có mâu thuẫn gì với bố mẹ chồng. Tôi coi hai người như bố mẹ đẻ.
Hiện nay mẹ chồng tôi đã già yếu và hay đau ốm. Tôi là người chăm sóc bà hàng ngày, từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Nhưng điều đáng buồn là dù ở chung nhà, tôi vẫn không bao giờ nhận được lời khen hay thậm chí là sự công nhận từ mẹ chồng. Ngược lại, bà hay so sánh tôi với chị dâu cả.
Bà nói: "Con dâu cả tốt bụng, mỗi lần mẹ ốm đau là mang ngay yến về tẩm bổ. Đúng là con dâu cả biết lo lắng cho mẹ".
Tôi chạy vạy, mua thuốc men, nấu cháo cho bà lúc ốm đau nhưng bà chẳng khen lấy một lời. Nhiều đêm, tôi trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống làm dâu của mình.
Tôi không đòi hỏi phải được yêu thương hơn chị dâu cả, tôi chỉ mong rằng những gì mình làm sẽ được công nhận. Mong mẹ chồng có thể hiểu và trân trọng công sức mà tôi đã bỏ ra, dù chỉ là một chút. Nhưng dường như điều đó là quá xa vời.
Có hôm, bác hàng xóm sang chơi, mẹ chồng kể đủ thứ chuyện về 2 người con trai, chị dâu cả mà tuyệt nhiên không nói gì đến tôi đang đứng trong bếp.
Bà ca ngợi chị dâu ở cách nhà 5km mà khi nghe tin bà ốm, ngày nào cũng mang yến hầm táo đỏ cho bà. Chị sợ mua ngoài không đảm bảo nên tự nấu cho bà. Trong khi đó, vợ chồng tôi chỉ mua cho bà vài hộp thuốc bổ, nấu cháo chim bồ câu.
Dường như không đồng tình với bà, bác hàng xóm lên tiếng.
Bác nói, bà ở với vợ chồng con út, được chúng chăm sóc cẩn thận, chưa bao giờ phải lo đến cơm ăn hay chăm cháu. Giờ ốm đau, con dâu cả cho được vài bữa yến hầm đã ca ngợi hết lời. Nói xong, bác đứng dậy đi về.
Tôi cảm kích sự thấu hiểu và những lời nói thẳng thắn của bác. Trong khi đó, mẹ chồng nhìn tôi ái ngại. Mấy hôm sau, tôi thấy bà nhẹ giọng hơn với mình nhưng tất nhiên vẫn không bằng giọng điệu khi nói chuyện với chị dâu cả.
Tôi tâm sự điều này không phải để than phiền hay oán trách. Tôi chỉ muốn giãi bày nỗi lòng của mình, nỗi lòng của một người con dâu út trong một gia đình mà tình yêu và sự công bằng dường như luôn nghiêng về một phía.
Dù biết rằng mỗi người có một số phận riêng nhưng nỗi ấm ức này, tôi biết phải giải tỏa thế nào cho nguôi?
Độc giả giấu tên
Từ 27-28/4, lớp tập huấn POHE được Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Dự án POHE tại Việt Nam giai đoạn 2 tổ chức Hà Nội.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, trong xu hướng hội nhập quốc tế, nhu cầu nguồn lao động đòi hỏi không chỉ có kiến thức chung mà phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Để đáp ứng đỏi hỏi này, một trong những nội dung chú trọng của phát triển giáo dục ĐH Việt Nam là giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục ĐH nói chung.
Tuy nhiên, đòi hỏi tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nhân lực với kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động vẫn còn rất lớn.
Với dự án POHE, sẽ giúp giáo dục ĐH Việt Nam thông qua việc phát triển một số chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng và xây dựng chương trình bồi dưỡng giảng viên giáo dục đại học định hướng ứng dụng.
![]() |
Không gian buổi tập huấn về nhân rộng mô hình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng vừa được tổ chức tại Hà Nội trong ngày 27/4 và 28/4. |
Tại lớp tập huấn này, học viên được tìm hiểu về giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam; Tập huấn bồi dưỡng về kỹ thuật phát triển và thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy chương trình định hướng ứng dụng.
Từ 2005 tới nay, sau 10 năm hoạt động - số lượng sinh viên đang theo học là 10.136 sinh viên, cơ cấu theo 4 ngành gồm Nông lâm nghiệp, kỹ thuật và công nghệ, kinh tế và quản trị, giáo dục.
Dự án POHE2 cũng đã xây dựng 2 bộ tài liệu bồi dưỡng giảng viên và 5 trung tâm bồi dưỡng trên cả nước.
Lý Hùng nói với VietNamNet: "Ban đầu, chúng tôi chỉ định xây cầu nhỏ, được quý lãnh đạo địa phương động viên, hỗ trợ kinh phí mới có chiếc cầu đẹp, kiên cố như hôm nay. Gia đình chúng tôi góp một phần nhỏ thông qua Chi hội Thiện Nhân TP.HCM".
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gia đình Lý Hùng và nhà chức trách địa phương mất gần 2 năm để hoàn thành công trình. Dù vậy, mọi người đều quyết tâm, đồng lòng xây cầu để người dân, nhất là các em học sinh, đi lại thuận tiện hơn.
"Tôi rất xúc động khi nhìn thấy chiếc cầu. Hồi còn nhỏ, ba tôi ở đây phải chèo ghe qua sông để đến trường rất vất vả. Tôi đã không kìm được nước mắt khi phát biểu trước bà con. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc. Tôi đã nói thầm rằng: Ba Huỳnh ơi, má Lan và các con nhớ ba nhiều lắm", tài tử cho hay.
![]() | ![]() |
Lý Hương cũng trải lòng: "Tôi cũng rất vui và hạnh phúc khi ước nguyện của ba hoàn thành. Anh em chúng tôi xúc động, bật khóc, nhất là khi đang đứng trên mảnh đất ba sinh ra và lớn lên".
Lý Hùng nói thêm: "Chắc chắn chúng tôi không dừng lại hành trình thiện nguyện của mình. Vì làm từ thiện luôn là truyền thống của gia đình chúng tôi. Bất cứ nơi nào cần, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi không bao giờ chần chừ".
Sau buổi khánh thành cầu, hai anh em nghệ sĩ tiếp tục trao nhiều phần quà đến những hộ nghèo của địa phương. Họ cũng hát nhiều ca khúc góp vui nhân buổi gặp bà con thị xã Bình Minh.
Trước đó VietNamNet thông tin gia đình Lý Hùng lần lượt thực hiện di nguyện của cố NSND Lý Huỳnh gồm: trao 500 triệu đồng hỗ trợ người dân các huyện núi miền Trung chịu ảnh hưởng bởi bão lũ; tu sửa Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Quận 8, TP.HCM); và xây cầu ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Lý Hùng từng chia sẻ hoạt động thiện nguyện miệt mài giúp gia đình thấy thanh thản, nhẹ nhàng, phần nào nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, cha, ông.
Lý Hùng và Lý Hương song ca 'Ơi cuộc sống mến thương'
Gia Bảo
" alt=""/>Lý Hùng, Lý Hương khóc khi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của ba