Không giống như hệ thống trên mái nhà đòi hỏi phải có chuyên gia lắp đặt, hệ thống năng lượng mặt trời trên ban công bao gồm các tấm pin và hướng dẫn cách lắp đặt, bất kỳ ai cũng có thể tự lắp ráp tại nhà.
Điện mặt trời trên ban công phù hợp với những ngôi nhà không được lắp đặt trên mái. Ngay cả những người thuê nhà cũng có thể áp dụng giải pháp này vì chi phí được trợ cấp và có thể mang theo khi chuyển đến nhà khác. Các căn hộ chung cư cũng có thể lắp pin điện mặt trời trên ban công. Khi ban công ngày càng lớn hơn, Đức hiện đang cân nhắc cho phép lắp đặt các thiết bị 4 tấm pin.
Liên minh châu Âu khuyến khích công nghệ mới này, nhưng Bỉ lo ngại về tác động của quá nhiều nguồn cung cấp năng lượng lên lưới điện. Ngược lại, Đức không quá bận tâm. Các chuyên gia nói rằng, sản lượng từ các hệ thống này quá nhỏ nên tác động lên lưới điện không đáng kể.
Theo tính toán sơ bộ, Đức có khoảng 200 MW năng lượng mặt trời trên ban công được lắp đặt; so với công suất 16 GW từ khu vực mái nhà dân dụng.
Jan Osenberg, cố vấn chính sách, cho biết hệ thống điện mặt trời ban công giúp người dân tiết kiệm điện, họ cảm thấy mình là những người đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng và ủng hộ quá trình chuyển đổi này.
Osenberg cho biết, công nghệ này sẽ tự hoàn vốn sau khoảng 3 năm. Với tuổi thọ khoảng 20 năm, đây là khoản đầu tư rất hiệu quả.
Quy mô và công suất của các hệ thống năng lượng mặt trời ban công cũng đang dần tăng lên. Từ tháng 1-6/2024, khoảng 220.000 thiết bị điện mặt trời ban công tổng công suất 200 MW đã được đăng ký, trung bình khoảng 900W công suất cho mỗi đơn vị. Con số này tăng so với mức trung bình khoảng 800W năm ngoái.
(Theo EN)
Mới đây, triển khai nhiệm vụ được giao trong thi hành Luật Bảo vệ môi trường (2020), NHNN đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, có hiệu lực từ 1/6/2023.
Đây là quy định bắt buộc các TCTD thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các nhóm dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường đã được quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ….
Nhiều TCTD, trên cơ sở quy định của NHNN, đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho một số hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng.
Giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm.
Đến 31/3 năm nay, đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 637 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của hệ thống TCTD tăng trưởng đều qua các năm, đến nay đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
Ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết, sau khi thực hiện chuyển đổi số từ năm 2017, đến nay BIDV đang thực hiện chuyển đổi xanh. Sự chuyển đổi này được ông Phương ví von là đang làm “xanh hoá” tài sản của BIDV khi trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu xanh.
“Bên cạnh chuyển đổi số, BIDV cũng là ngân hàng tiên phong trên thị trường trong chuyển đổi xanh. Trong những năm qua BIDV đã chú trọng cho vay, tài trợ phát triển bền vững, đặc biệt đối với các khách hàng là doanh nghiệp dệt may có chứng chỉ môi trường bền vững. Nhiều gói tín dụng liên quan đến phát triển bền vững như cho vay đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo.”, ông Phó Tổng Giám đốc BIDV nói.
Về kế hoạch của ngành Ngân hàng trong thực hành ESG thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường quản lý rủi ro môi trường, xã hội và rủi ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn lực để tài trợ vốn cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh, các dự án mô hình kinh tế góp phần thực hiện các yêu cầu về đổi mới mô hình tăng trưởng quốc gia, phát thải thấp.
" alt=""/>Cho vay tín dụng xanh đạt dư nợ gần 637 nghìn tỷ đồng