Soi kèo góc Leicester City vs Southampton, 21h00 ngày 3/5
Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đưa ra 2 mức điểm sàn, theo đó đối với tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy hệ đại trà là 19, hệ chất lượng cao và tiên tiến là 18 điểm.Điểm nhận hồ sơ xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
 |
Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tăng (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trao đổi với VietNamNet, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay dự kiến năm nay điểm chuẩn tất cả các ngành sẽ tăng 2-3 điểm so với năm 2019.
“Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm 2019 là Khoa học Máy tính với mức 25,75, năm nay tăng khoảng 2 điểm hoặc hơn. Như vậy, điểm chuẩn ngành này sẽ phải 27,75 điểm hoặc cao hơn nhưng không thể tới 29 điểm. Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn ở mức 22-23 thì năm nay sẽ lên khoảng 25 điểm. Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn 18-19 năm nay cũng tăng khoảng 2 điểm vì thí sinh thường không mặn mà, số lượng hồ sơ ít, nên điểm chuẩn không cao” - ông Thắng nói.
Ngoài ra, theo ông Thắng, năm nay Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có thêm một số ngành mới thuộc hệ chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh nên điểm chuẩn khó dự đoán.
Năm 2019, ngành có điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) là Khoa học Máy tính, với 25,75 điểm.
Các ngành có điểm chuẩn từ 24,5 trở lên gồm Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Kỹ thuật Điều khiển - tự động hóa, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kỹ thuật Ô tô.
5 ngành có điểm chuẩn thấp nhất ở mức 18 điểm thuộc hệ chất lượng cao, chương trình tiên tiến và đào tạo ở Phân hiệu Bến Tre.
Năm nay, Trường ĐH Bách khoa tuyển 5.000 chỉ tiêu. Phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 30% - 60% tổng chỉ tiêu.
Lê Huyền

Điểm chuẩn dự kiến ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất trên 27
Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ tăng cao. Ngành có điểm chuẩn cao nhất sẽ trên 27 điểm.
" alt=""/>Điểm sàn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM từ 18
Dư luận xẻ đôi ý kiến khi bàn về Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, song tựu trung lại, có nhóm ủng hộ và có nhóm phản đối việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, phục vụ cho học tập với sự đồng ý của giáo viên.Là nhà giáo, tôi có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, dự nhiều cuộc họp triển khai công việc, chỉ gồm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, thế nhưng đang nghe báo cáo thì không ít người dự họp sử dụng điện thoại di động.
Giám đốc của tôi có lúc nhắc nhở nghiêm khắc: “Đồng chí nào dùng điện thoại di động thì mời ra ngoài”. Chỉ được lúc đó, những cuộc họp sau vẫn “chứng nào tật ấy”, những đôi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại di động. Tôi biết có trường chính trị, trong giờ học của học viên các lớp trung cấp, cao cấp lý luận (đối tượng đi học thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý), để học viên tập trung, nhà trường phải dùng thiết bị phá sóng điện thoại di động. Qua báo chí tôi biết, ở một Quốc hội nước ngoài, trong lúc họp có nghị sỹ dùng điện thoại di động xem ảnh… sex!
Người lớn lúc họp, học chưa có thói quen tốt sử dụng điện thoại di động, giờ yêu cầu đối với học sinh, liệu rằng có khả thi?
 |
|
Thứ hai, tôi có người quen, anh hiện có con đang theo học một trường quốc tế tại Hà Nội. Anh cho tôi biết lớp con anh học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động mà chỉ sử dụng máy tính cá nhân, cấu hình cao, để phục vụ hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Trong giờ học, chẳng cháu nào ngó ngàng tới điện thoại di động. Học phí trường này thuộc vào hàng “khủng” nhưng anh chị rất ưng ý. Anh nói với tôi sẽ cho cháu học tại đây cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Thứ ba, học sinh phổ thông tại Nhật Bản, tôi biết có trường chỉ cho học sinh dùng điện thoại “cục gạch”, nhưng máy tính thì xịn! Giờ học, các em làm việc trên máy tính cùng thầy cô và các bạn. Kỷ luật học đường ở Nhật Bản nổi tiếng nghiêm khắc. Những trường tôi biết, họ không hề cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, dẫu là phục vụ cho học tập.
Thứ tư, học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, trước tiên, cần xem các em dùng vào mục đích gì? Dạy học đã lâu, tôi băn khoăn, với sách giáo khoa hiện hành, thiết bị hiện có trong phòng học (máy tính giáo viên, máy chiếu, tivi) và với thầy cô – chưa đủ hay sao mà còn cho học sinh sử dụng điện thoại di động? Không biết học sinh học được gì thêm khi các em đồng thời được phép “lướt smartphone”?
Kiểm soát học sinh dùng điện thoại trong giờ học có đúng mục đích hay không phải có thiết bị công nghệ và con người. Có như thế mới chặn được việc học sinh đang học nhưng do có điện thoại trên tay, các em vào Facebook, vào các chương trình giải trí.
Giáo viên sẽ kiểm soát như thế nào nếu lớp học có số học sinh từ 40 đến 50 em? Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS, tiểu học. Không khéo thầy cô “cháy giáo án” chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì… miễn là xong được bài dạy. Cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng với việc có giáo viên ở trường nọ (dạy trực tiếp, học sinh không dùng điện thoại di động) lặng lẽ ghi bảng suốt mấy tháng trời.
Một hiệu trưởng chia sẻ với báo Vietnamnet rằng “Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư”, cũng là hiệu trưởng, tôi băn khoăn nhận định đó có chủ quan không?
Thứ năm, cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi các em cùng nhau làm chuyên đề, dự án học tập, lúc tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Trong giờ học, học sinh dùng điện thoại di động phụ thuộc vào việc các em học môn gì, bài học nào, mà việc dùng điện thoại di động giúp các em thêm nguồn tư liệu. Với mục đích đó, sẽ không nhiều tiết học chính khóa học sinh cần dùng điện thoại di động đâu!
Thứ sáu, nếu kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, các em dùng điện thoại hay máy tính tùy tình hình cụ thể, do yêu cầu của giáo viên, đáp ứng về cơ sở vật chất của trường, gia đình. Trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, trường tôi có tổ chức dạy học, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom, học sinh của trường có em làm bài trên điện thoại, có em làm bài trên máy tính.
Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, đưa vào trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh. Tự học, năng động, hiểu, tư duy – với học sinh phổ thông cần dựa trên nền tảng của ước mơ, chuyên cần, hợp tác, hoạt động trải nghiệm. Dùng điện thoại di động trong giờ học, chỉ là vui phút chốc!
TS Nguyễn Hoàng Chương

Hiệu trưởng ở Lào Cai: 'Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư'
“Chúng tôi luôn khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone nhằm phục vụ việc học. Kể từ năm 2017 đến nay, chưa thấy học sinh nào hư hỏng vì dùng điện thoại cả” - một hiệu trưởng ở Lào Cai chia sẻ.
" alt=""/>Dùng điện thoại di động trong giờ học: Chỉ là vui phút chốc?
Tai họa bất ngờHôm ấy, chú Phạm Hữu Phụng đi chợ như thường lệ, vừa về đến nhà, nghe vợ giục giã, chú vội vàng đá chân chống dựng xe máy xuống. Bất ngờ xe đổ, xăng từ xe tràn ra, bén lửa từ bếp ga du lịch vợ chú đang nấu. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên, “táp” vào hàng hóa, rồi thiêu rụi cả ki ốt.
Dù la hoán nhưng cả hai vợ chồng chú Phụng chẳng thể dập tắt “cơn thịnh nộ của bà hỏa”. Người dân xung quanh cũng cố gắng sang cứu giúp nhưng không thành.
 |
Đau đớn vì vết bỏng, chú Phụng lại thêm bất an về tinh thần, bởi chi phí điều trị quá lớn và phải bồi thường cho chủ ki ốt. |
Trận hỏa hoạn khiến chú Phụng bị phỏng 36% cơ thể, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật lần 1, cắt lọc những phần da chết, nhưng những vết thương vẫn rỉ dịch, mủ khiến người đàn ông gần 70 tuổi phải cắn răng chịu đựng. Sắp tới chú Phụng sẽ còn phải thực hiện phẫu thuật cắt ghép da lần 2.
Từ khi nhập viện, chú Phụng vẫn chưa được nhìn thấy vợ lần nào, chỉ nghe các bác sĩ nói, vợ của chú bị tổn thương nặng, phải điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt cả tuần nay.
Cô Hồng vừa được chuyển ra từ phòng điều trị cho bệnh nhân bị phỏng nặng, nằm ngay cạnh phòng của chú Phụng. Khuôn mặt cô vẫn còn “nham nhở” vết bỏng, hai bàn tay bị tổn thương nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Khoa Phỏng – Tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy), cô Hồng nhập viện trong tình trạng bị sốc. Đường hô hấp bị phỏng và có nhiều mảng bụi than, phải đặt ống thở. Hơn 1 tuần điều trị, sức khỏe của cô đã tạm ổn định, được cai máy thở và chuyển ra phòng bệnh chung. Sắp tới cô sẽ trải qua các ca phẫu thuật cắt lọc da chết và hoại tử.
 |
Gương mặt bị cháy xém của cô Hồng. Đến nay, dù sức khỏe đang dần hồi phục, nhưng cô vẫn chưa lấy lại được sự cân bằng về tâm lý. |
“Bệnh nhân bị phỏng cần thời gian chăm sóc khá dài, và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình phục hồi. Cần phải chăm sóc kỹ lưỡng”, bác sĩ cho biết.
Thế nhưng giờ đây, cả gia đình chú Phụng như “ngồi trên đống lửa”, vừa phải lo khoản chi phí điều trị tốn kém, vừa phải lo đền bù cho chủ ki ốt, mà sức người có hạn.
Vợ chồng già kiệt quệ
Chú Phụng năm nay 67 tuổi, còn cô Hồng 58 tuổi. Gần 4 năm trước, họ phải bán căn nhà ở Hậu Giang, phần để trả những khoản nợ vay mượn trước đó, phần để có vốn “khởi nghiệp” lại.
Ba người con trai đều đi làm công nhân xa, lấy vợ rồi nương nhờ quê vợ. Chỉ còn hai vợ chồng, chú Phụng và cô Hồng cũng dắt díu nhau lên khu công nghiệp Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương, mướn 1 ki ốt để bán hàng tạp hóa cho công nhân. Cuộc sống ở tuổi xế chiều không mấy dư dả, nhưng ổn định hơn trước.
“Thu nhập tuy không nhiều, nhưng chúng tôi tự lo được cho mình. Giờ cháy hết rồi, bao nhiều vốn liếng đều bị lửa thiêu rụi cả”, chú Phụng khó khăn cất lời.
 |
Từ ngày xảy ra chuyện, anh Quốc phải nghỉ làm để túc trực chăm sóc cha mẹ, còn 2 người anh trai lo chạy vạy chí phí nhưng chẳng xuể. |
Cô Hồng ở căn phòng bên cạnh dường như chẳng còn tâm trạng để trò chuyện. Mọi câu hỏi đều chỉ được cô trả lời bằng cái gật đầu hoặc lắc đầu. Rồi cô chìm trong im lặng. Có lẽ mọi từ ngữ lúc này đều không diễn tả hết được sự bất lực trong lòng.
Không có bảo hiểm y tế, chỉ trong vòng hơn một tuần, chi phí điều trị cho vợ chồng chú đã lên tới 100 triệu đồng. Các con đi làm công nhân chẳng thể lo xuể, phải chạy vạy nhờ vả khắp anh em, họ hàng cũng chỉ được hơn 60 triệu.
Sắp tới, chú Phụng và cô Hồng sẽ còn phải trải qua những đợt phẫu thuật cắt ghép da. Thời gian điều trị dự kiến kéo dài khoảng 2-3 tuần, mỗi ngày khoảng 6 triệu đồng, tổng số tiền lên tới cả trăm triệu đồng.
“Người ta bắt đền vì cha mẹ tôi gây hỏa hoạn, nhưng đến tiền điều trị chúng tôi còn chưa lo được, biết đào đâu tiền để trả cho người ta”, anh Phạm Hữu Quốc, con trai của chú Phụng cúi đầu bất lực.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (02838552486); hoặc anh Phạm Hữu Quốc; SĐT 0907447216.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.321 (vợ chồng chú Phụng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Cháy ki ốt bị bỏng nặng, vợ chồng già kiệt quệ đối diện với nợ nần