10 năm sau lại bùng lên cơn sốt đất, kể từ cơn sốt đất gần nhất vào năm 2007. Tiền ngân hàng vẫn chảy mạnh vào bất động sản (BĐS), thêm một lần nữa chứng minh BĐS vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư. |
Một góc dự án Him Lam - Kênh Tẻ (quận 7, TPHCM) |
Vấn đề là, nếu cả xã hội chực chờ “đánh quả” đất đai để kỳ vọng siêu lợi nhuận, nền kinh tế nước nhà sẽ đi về đâu trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập ngày càng gay gắt?
Nếu làm một so sánh, có thể thấy giá đất dự án và nhà đất khu vực nội thành hiện nay đã cao gấp 10 lần so với giá 10 năm trước. Dù giá rất cao, nhiều người vẫn “nhảy” vào mua với nếp nghĩ đã thành định kiến: đầu tư đất không lỗ mà chỉ lời (?!).
10 năm tăng giá hơn 10 lần
Cuối năm 2006, anh Nguyễn Hữu Dũng chốt lời 75 triệu đồng sau khi bán được lô đất có diện tích 7m x 20m, lộ giới 12m, tại khu đô thị mới Him Lam - Kênh Tẻ (quận 7), giá bán 12,5 triệu đồng/m². Đến tháng 4 năm sau, cũng lô đất này giá tăng lên 30 triệu đồng/m², sang tháng 10 giá lên 80 triệu đồng/m². Những năm sau địa ốc đóng băng, lô đất có lúc rớt giá xuống còn 30 triệu đồng/m², vậy mà bây giờ giao dịch trên 100 triệu đồng/m². “Nếu như mình có vốn, mua một lô đất có vị trí tốt, giấy tờ pháp lý hoàn chỉnh, cứ giữ nguyên như thế thì sự tăng giá của nó là siêu lợi nhuận, không có rủi ro”, anh Dũng đúc kết.
Dự án Him Lam - Kênh Tẻ có vị trí rất tốt, thuộc quận 7 nhưng chỉ cách quận 4 một cây cầu, sau hơn 10 năm mở bán, cho dù mật độ xây dựng đã dày đặc gồm nhà phố và chung cư nhưng hiện nay vẫn là khu vực sôi động mua bán, với giá đất trên mây. Có vị trí tương tự, nằm bên kia cầu Sài Gòn, khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2) là cửa ngõ phía Đông của TPHCM, giá đất thường xuyên nhảy múa. Mở bán vào thời điểm đầu những năm 2000, giá bán chưa tới 3 triệu đồng/m², bùng lên năm 2007 với giá gần 50 triệu đồng/m², nay đã trên 100 triệu đồng/m² trong nội khu, còn mặt tiền đường song hành xa lộ Hà Nội dao động khoảng 170 - 180 triệu đồng/m², với diện tích từ 7m x 20m hoặc 10m x 20m.
Lùi xa ra quận 9, hơn 10 năm trước, khu đô thị Hưng Phú nằm trong chốn lau lách, khỉ ho cò gáy, không có một bóng nhà. Lúc đó, năm 2005 chủ đầu tư bán ra theo hợp đồng góp vốn, giá đất xoay quanh 2,2 triệu đồng/m². Sang cơn sốt năm 2007, giá tăng vọt lên 16 triệu đồng, tùy theo vị trí. Sau đó sụt xuống sâu nhất còn 8 triệu đồng/m², với cơn sốt đất vừa qua, nơi thấp nhất cũng trên 20 triệu đồng/m².
 |
Dự án Hưng Phú (quận 9) |
Tăng theo hạ tầng
Đến bất kể dự án nào ở quận 2, quận 9, câu chuyện “đầu tư ăn theo hạ tầng” được các nhân viên môi giới nhà đất nhắc đến đầu tiên. Nhiệt tăng giá ở khu vực này đẩy lên liên tục, chủ yếu lệ thuộc vào các tuyến đường mới và sắp hình thành.
Cuối năm 2013, giá đất bắt đầu “rướn” nhẹ khi chuẩn bị vận hành tuyến đường cao tốc TPHCM - Dầu Giây. Con đường cao tốc mở toang quận 2, quận 9, kết nối giao thông thuận tiện với các khu vực của miền Đông, chính là động lực đẩy giá đất của khu vực. Bên cạnh đó, việc hoàn chỉnh kết nối đường Vành đai, song hành cao tốc… đã đẩy giá đất tăng gần như không hề ngơi nghỉ. Cách đây hơn một năm, khi Novaland khởi công xây dựng hồ điều tiết trong dự án Lake View (quận 2), cặp song song với đường cao tốc, giá mở bán quy ra nền đất 40 triệu đồng/m2. Lúc đó, giá bán như vậy được xem là chạm đỉnh, vì khu vực này hơi xa, giáp ranh với quận 9. Tuy nhiên, hiện nay những khách hàng bị gọi là “điên khùng” mua đợt đầu đã lời to, vì giao dịch hiện tại đã lên 70 triệu đồng/m2!
Một nhân viên làm cho công ty môi giới BĐS có văn phòng tại quận 9 nhận xét về khu đô thị Hưng Phú: “Trước đây khu vực này rất ít người mua đất do còn hoang sơ, hẻo lánh, chỉ có 1, 2 nóc nhà do chủ đầu tư xây lên giống như chim mồi. Tuy nhiên, từ khi đường cao tốc đưa vào vận hành, giá đất bắt đầu tăng. Đến khi con đường vành đai hiện hữu, đặc biệt cây cầu nối qua Khu Công nghệ cao được thông xe thì giá đất tăng phi mã, có khi mỗi ngày một giá. Mới đây, có khách hàng đã chốt lời hơn 500 triệu đồng sau 3 tháng đầu tư”.
Hạ tầng hoàn chỉnh là thời điểm chấm dứt giấc ngủ đông kéo dài hàng chục năm của hàng trăm dự án ở khu Đông. Dự án mở bán liên tục, kể cả chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, việc mở bán phải có giấy phép của Sở Xây dựng, thì từ một năm rưỡi qua tại khu Đông đã có hơn 24 dự án với 10.500 căn nhà (gồm có chung cư, nhà phố, biệt thự) đủ điều kiện mở bán. Còn những trường hợp không đủ điều kiện, chưa được thống kê nhưng ước tính cũng gần bằng phân nửa con số này. Theo tính toán của Công ty tư vấn BĐS Savills, từ nay đến năm 2019 sẽ có trên 60.000 căn hộ, nhà phố cung cấp cho thị trường, trong đó khu Đông dẫn đầu. Đối với đất nền cũng thế, khu Đông chiếm hơn phân nửa trong tổng số gần 15.000 nền hứa hẹn tung ra trong 2 năm tới. Một thị phần cũng hết sức đáng lưu ý là các nền đất hình thành từ phân lô bán nền, lách quy định tách thửa, cũng chiếm số lượng không hề nhỏ!
Hạ tầng hoàn chỉnh, nguồn cung tăng liên tục, giá nhà đất tăng đều đều, đã biến cả thị trường BĐS của khu Đông thành nồi nước đun sôi hết cỡ, cho đến hiện tại chưa có điểm dừng. Mặt khác, hàng loạt ngân hàng cũng tham gia cho vay, đã biến BĐS thành mảnh đất màu mỡ, vì cơ hội đầu tư sinh lợi. Nếu chẳng may bị xì bong bóng BĐS, chắc chắn nơi đây sẽ vỡ trận lớn nhất! Những nhà đầu tư sử dụng vốn bằng đòn bẩy tài chính sẽ ngập ngụa trong nợ nần, không khéo thành trắng tay!
Tiền từ ngân hàng thổi bùng cơn sốt đất? Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, chỉ tính trong quý 1-2017, tín dụng đổ vào BĐS tại TPHCM là 164.000 tỷ đồng. Tuy xét về tỷ lệ thì không cao, nhưng so với suốt các giai đoạn vừa qua thì tín dụng BĐS có số dư nợ cao nhất ở con số tuyệt đối. Sốt đất hoặc giá nhà đất tăng không chỉ diễn ra ở TPHCM, mà ở cả các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Mặc dù theo thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, việc bơm tín dụng đã chảy vào sản xuất kinh doanh, nhưng từ thực tiễn, nhiều chuyên gia nhận định một kịch bản giống như cơn sốt đất năm 2007: Sốt đất đi liền với chứng khoán tăng mạnh. Thị trường chứng khoán khởi sắc với giá trị mỗi phiên giao dịch gần 5.000 tỷ đồng, có công ty chứng khoán cho vay (margin) “mạnh tay”, lên đến 300%! Thống kê từ văn bản cho phép các dự án nhà ở đủ điều kiện được mở bán, do Sở Xây dựng TPHCM ban hành, tổng số căn hộ và nền nhà đủ điều kiện từ năm ngoái đến nay là 46.135. Đó là chưa tính các diện phân lô hộ lẻ hoặc “bán lụi” trái pháp luật… |
Theo SGGP
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tựa game online này nhanh chóng mất điểm với người chơi và vừa xác nhận sẽ đóng cửa vào ngày 15/09. Thực tế, đây là điều đã được dự báo từ trước và cộng đồng người chơi không quá bất ngờ trước thông tin Kiếm Thế Truyền Kỳ dừng hoạt động.
2 tựa game tiếp theo cũng vừa thông báo đóng cổng nạp và ngừng cung cấp dịch vụ trong thời gian tới là Tân Chưởng Môn VNG, CrossFire Legends đến từ nhà phát hành VNG.
 |
Tân Chưởng Môn VNG và CrossFire Legends từng nhận được sự chú ý của đông đảo người chơi |
Đây từng là 2 dự án trọng điểm, nhận được sự hậu thuẫn từ nhà phát hành cũng như sự quan tâm, ủng hộ từ đông đảo người chơi. Theo thông báo mới nhất, Tân Chưởng Môn VNG sẽ đóng máy chủ vào ngày 06/10/2020, còn CrossFire Legends chính thức nói lời từ giã với game thủ Việt từ ngày 15/10/2020.
Một tín hiệu khả quan hơn trong nửa đầu tháng 9, khi thị trường game Việt chuẩn bị bước vào mùa cao điểm với 8 dự án mới được ra mắt trong khoảng thời gian này. Cụ thể, danh sách 8 tựa game bao gồm: Thiên Khởi Chi Môn, Đại Chiến Nhẫn Giả, Samurai Shodown VNG, Phong Lăng Thiên Hạ, Tình Kiếp Tam Sinh, Tam Quốc Công Thành H5, Tân Trường Sinh Quyết và Võ Thần Tam Quốc.
 |
Những cái tên hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm cho game thủ Việt |
Trong đó, đáng chú ý phải kể đến các đầu game như Thiên Khởi Chi Môn (VNG), Phong Lăng Thiên Hạ (Gamota) và Tân Trường Sinh Quyết (SohaGame).
Với Thiên Khởi Chi Môn, cái tên được game thủ Việt yêu thích không chỉ bởi đồ họa mang phong cách châu Âu đặc sắc mà còn thu hút người chơi ở gameplay độc đáo. Game thủ dành nhiều thiện cảm cho đồ họa tinh tế, thời trang bắt mắt, thú cưỡi cool ngầu, hệ thống chiêu thức hoành tráng cùng các tạo hình nhân vật, cánh, vũ khí,… đều rất lung linh & ảo diệu.
Trong khi đó, Phong Lăng Thiên Hạ lại được biết đến là một sản phẩm từng gây được rất nhiều tiếng vang ở thị trường quốc tế. Hiển nhiên khi được ra mắt tại Việt Nam, game thủ cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm lại những tính năng ưu việt chưa từng xuất hiện trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy, Phong Lăng Thiên Hạ chắc chắn sẽ làm hài lòng được tất cả các game thủ Việt, thậm chí là cả những người chơi khó tính nhất.
Cuối cùng là Tân Trường Sinh Quyết, một game mang phong cách kiếm hiệp tình duyên, thể loại mà cộng đồng rất yêu thích trong thời gian trước đây.
Với loạt game mới kể trên, game thủ Việt chắc chắn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Hi vọng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các nhà phát hành sẽ mang đến cho game thủ Việt một sân chơi thú vị cũng như đảm bảo duy trì các hoạt động một cách công bằng và bền vững.
Điệp Lưu

Loạt game mới đáng chú ý sẵn sàng ra mắt tại thị trường Việt Nam
Trong nửa cuối tháng 8, làng game Việt sẽ chào đón sự xuất hiện của nhiều tựa game hấp dẫn dành cho nền tảng di động.
" alt=""/>3 game đóng cửa, 8 game mới ra mắt tại Việt Nam trong nửa đầu tháng 9