“Ai trông con cho tôi đi làm?”
“Chết rồi, cô bé trông trẻ hẹn mùng 6 Tết quay lại mà không thấy tăm hơi. Mình gọi điện thoại liên tục nhưng cô ấy không nghe, thậm chí tắt luôn máy. Ai trông bé Bo cho mẹ đi làm bây giờ?”. Đó là lời than thở của chị Thủy, nhân viên kế toán, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM.
![]() |
Sau Tết, nhiều gia đình khốn đốn vì bị Osin o ép. Ảnh: Thanh Huyền. |
Từ mùng 6 Tết tới nay hai vợ chồng chị Thủy thay nhau nghỉ làm để trông cậu con trai 7 tháng tuổi. Chị Thủy cũng chạy đôn chạy đáo tới các trung tâm giới thiệu việc làm, tuyển Osin mới nhưng không kết quả. Tới đâu chị cũng nhận được câu trả lời: “Osin về quê ăn Tết chưa lên đâu chị ơi. Chị về đi, khi nào có em gọi.”
“Mình đã cầu cứu cả bà ngoại ở ngoài Thái Bình vào trông cháu trong lúc chưa có giúp việc. Thế nhưng bà bảo phải sắp xếp công việc đồng áng, vườn tược, 1 tuần nữa mới đi được. Biết đem Bo đi đâu gửi bây giờ. Nghỉ làm thêm nữa chắc bị khiển trách mất.”, chị Thủy rầu rĩ.
Gia đình chị Mai, ngụ tại quận 7, TP.HCM cũng là một trong những khổ chủ vì O sin không đúng hẹn.
Bà giúp việc nhà chị Mai quê ở Nam Định. Thương bà cả năm đi làm xa nhà, chị Mai tạo điều kiện cho nghỉ từ 25 tháng chạp, lo tiền tàu xe để bà về quê ăn Tết. Cả hai đã thỏa thuận đúng mùng 8 Tết bà sẽ có mặt ở TP.HCM. Vậy mà hôm nay là 13 Tết rồi Osin nhà chị Mai vẫn…bặt vô âm tín.
“Mình gọi điện thoại về quê hỏi thì bà giúp việc bảo ở vùng đó phải ăn Tết tới hết tháng giêng. Giời ơi, thế thì chết, vợ chồng mình phải đi làm từ mùng 6 Tết rồi. Sáng nào cũng đi từ 7 giờ tới 8 giờ tối mới về. Không ai lo cơm nước cho tụi nhỏ. Nhà cửa thì bề bộn. Chẳng nhẽ lại xin nghỉ không lương tới hết tháng để đợi Osin ăn Tết xong à?”, chị Mai than thở.
Osin tranh thủ đòi lên lương
Ngoài chuyện về quê ăn Tết lâu, nhiều Osin cũng nhân cơ hội đòi tăng lương mới đi làm khiến cho gia chủ khốn đốn.
![]() |
Để thu xếp việc nhà ổn thỏa, nhiều gia chủ phải tạm thời lên lương cho O sin. Ảnh: Thanh Huyền. |
Chị Nhàn làm nhân viên văn phòng tại quận 1, TP.HCM là một nạn nhân bị Osin ép giá.
Trước Tết lương bà giúp việc nhà chị Nhàn là 2,5 triệu đồng/tháng. Nghỉ Tết xong bà giúp việc quay lại làm được 2 ngày thì tự ý nghỉ. Chị Nhàn gọi điện cũng không thấy nghe máy. Mãi sau bà ta mới nhắn tin cho chị Nhàn, bảo có chỗ khác trả 3,5 triệu đồng/tháng. Nếu chị Nhàn đồng ý tăng lương bà ta sẽ ở lại.
“Giúp việc nhân cơ hội, đúng lúc nghỉ Tết xong, khó tìm người để o ép. Tăng lương cho Osin thêm 1 triệu đồng/tháng đâu phải chuyện đơn giản. Vợ chồng mình cũng là công chức thôi chứ giàu có gì cho cam. Thôi thì đành bấm bụng thuê đỡ một tháng rồi để ý tìm người thay. Không có O sin ai lo chuyện nhà cho mà đi làm.”, chị Nhàn ấm ức.
Osin làm việc lấy lương theo tháng đang làm cao, Osin làm theo tiếng cũng đang…đắt hàng như tôm tươi.
Chị Nguyễn Thị Nở, 35 tuổi, quê ở Rạch Giá, lên TP.HCM làm nghề giúp việc tới nay đã 5 năm. Trước Tết chị cũng làm việc nhà lấy lương theo tháng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q7) nhưng sau Tết đã nghỉ và chạy xô đi dọn nhà theo tiếng.
“Tôi tranh thủ làm thời vụ hai tháng để kiếm thêm. Mỗi tiếng dọn nhà có giá 50 ngàn đồng. Hiện nay mỗi ngày tôi làm 10 tiếng. Căn hộ chung cư thì 2 tiếng/lần, còn nhà biệt thự thì 3 – 4 tiếng/lần. Sau Tết nhiều nhà không có O sin, họ gọi mình tới làm đỡ. Làm như vậy thu nhập cao hơn làm tháng nhưng lại không ổn định. Chỉ làm được vào dịp này thôi. Tới hết tháng 3 tôi sẽ kiếm chỗ đi làm tháng trở lại để cuối năm còn được thưởng Tết.”, chị Nở chia sẻ.
Nghề giúp việc ngày càng trở nên có giá, bởi ít ai vừa đi làm, vừa lo ổn thỏa hết việc nhà. Chính vì thế, để yên tâm ra ngoài công tác, kiếm tiền người ta phải thuê người O sin. Tuy nhiên, hãy là một gia chủ thông minh, luôn có các phương án dự phòng, đừng để gia đình, bản thân phụ thuộc và O sin một cách thái quá kẻo lâm vào tình thế bị động.
Thanh Huyền.
" alt=""/>Khốn đốn vì qua rằm mà osin vẫn 'bặt vô âm tín'Nhìn hình ảnh đó, Lan bỗng cảm thấy hối hận vì trót vượt rào trước khi cưới để giờ lâm vào cơ sự dở khóc dở cười này. (ảnh minh họa)
Đêm tân hôn ăn tát vì trót "ăn cơm trước kẻng"
Nỗi buồn của Dịu trong đêm tân hôn lại đến từ việc chồng vô tư lăn ra ngủ, đã vậy là còn ngáy khò khò khiến cô vô cùng tức tối.
Dịu và Đức yêu nhau hơn 5 năm mới cưới. Quãng thời gian hai người làm xa nhà, yêu thương nhau nên đã nảy sinh chuyện "ăn cơm trước kẻng". Có thể nói trong “chuyện ấy”, Đức và Dịu giống như “con ong đã tỏ đường đi lối về” nên mọi thứ giống như một cặp vợ chồng quen hơi chứ không còn cảm giác háo hức, hồi hộp như bao cặp đôi lần đầu động phòng hoa chúc nữa.
Sau một thời gian dài yêu thương, gắn bó với nhau, Đức và Dịu cũng chính thức làm đám cưới. Trong ngày cưới, Dịu ngập tràn hạnh phúc vì cuối cùng tình yêu này cũng đi tới bến bờ hạnh phúc. Cô có ngờ đâu, bao cảm giác tuyệt vời đó lại vỡ vụn ngay trong đêm tân hôn.
Vì vốn suy nghĩ đơn giản, lại yêu nhau nhiều năm, hơn nữa cũng đã “trao cho nhau tất cả” nên Đức không hề nghĩ tới tâm tư của vợ. Sau khi lễ cưới diễn ra, tối đó trong căn phòng cưới còn thơm mùi nước hoa, Đức lăn ra ngủ, ngáy khò khò vì mệt và say rượu. Nhìn chồng ngủ ngon lành, Dịu tức tưởi khóc suốt đêm vì sự vô tâm của chồng. Không nhịn được Dịu lỡ lời mắng nhiếc chồng là đồ "có mới nới cũ", lúc chưa lấy thì chiều chuộng nịnh bợ lúc có rồi lại dửng dưng.
Đức đang ngủ lại có sẵn ít men trong người liền thẳng tay tát vợ không thương tiếc. Thế là đêm tân hôn trở thành đêm khẩu chiến của hai vợ chồng.
Vẫn lãng mạn như lần đầu
Tuy ăn cơm trước kẻng nhưng không giống những cặp đôi khác, vợ chồng Liên - Tuấn vẫn có một đêm tân hôn thật đáng nhớ và ngập tràn cảm xúc.
Yêu nhau 2 năm thì cặp đôi Liên - Tuấn đã ăn cơm trước kẻng được hơn một năm. Tất nhiên họ lén "yêu vụng" trước khi cưới nên người thân chẳng ai biết được. Cứ thế, trước ngày cưới 5 tháng, Tuấn đưa Liên về nhà trai ra mắt. Mẹ Tuấn rất ưng Liên nên thi thoảng cứ cuối tuần, bà lại gọi Liên đến chơi nhà.
“Ngày ấy, mình thấy ngại và buồn cười lắm. Vì cứ ăn cơm tối xong là mẹ chồng tương lai lại bảo: "Con lên phòng mà ngủ (tức là phòng của chồng mình đó), để đấy mẹ dọn cho". Ban đầu, mình ngại và lên thắc mắc với chồng: "Sao mẹ không sợ hai đứa quấn lấy nhau trên giường nhỉ? Chồng mình khi ấy chỉ tủm tỉm cười khen mẹ tâm lý” - Liên kể.
Cũng theo người phụ nữ 26 tuổi này thì dù đã “yêu” trước cả năm trời nhưng đêm tân hôn của họ vẫn rất đáng nhớ. Chẳng là tối tân hôn ấy, Liên và Tuấn được gia đình tạo điều kiện cho đi nghỉ sớm (lúc ấy mới hơn 9 giờ tối). Thế là cả hai nhanh chóng rút lui về phòng và ân ái mặn nồng.
"Yêu" xong, đôi bạn trẻ này lại chẳng thấy buồn ngủ nữa nên đứng dậy dắt díu nhau đi ăn đêm. Gần 1 giờ sáng, họ mới về lại phòng. Lúc này, vẫn chưa thấy buồn ngủ nên Tuấn - Liên đổ phong bao tiền mừng cưới ngồi đếm. Sau 2 tiếng kiểm kê xong, vợ chồng họ lại tiếp tục "chơi trò abc".
“Không biết các chị em khác đã ăn cơm trước kẻng thì có cảm giác tân hôn thế nào. Chứ vợ chồng mình tuy "yêu" trước từ lâu nhưng cảm giác vẫn nguyên vẹn như ngày đầu. Đặc biệt, mình còn thấy tự tin hơn vì giờ đã có thể làm"chuyện ấy" danh chính ngôn thuận. Nói thực, lúc trước mỗi lần "ăn vụng" nhiều khi mình cũng run lắm. Chỉ sợ dính bầu bí hay sợ người thân bắt gặp thì chẳng biết phải ứng phó thế nào” - Liên tâm sự.
(Theo NLĐ)" alt=""/>Đêm tân hôn phải “khóc cười' vì vợ mang bầu- Dạ đúng số rồi anh, nhưng mẹ em đã qua đời ngày hôm qua vì Covid-19 anh ạ!
Cuộc gọi truy vết F0 từ đầu tuần trước khiến tôi trăn trở đến tận bây giờ.
Hơn một tháng làm nhiệm vụ truy vết ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng tôi đã thực hiện hơn 4.000 cuộc gọi cho các F0 để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cuộc trò chuyện đôi khi không chỉ dừng lại ở những câu hỏi - đáp về yếu tố dịch tễ đơn thuần, mà còn là câu chuyện rất "đời" của chính các "F".
Tiến vào tâm dịch
Trưa 6/7, tôi cùng hơn 300 bạn học và các thầy cô, trong lực lượng của trường Đại học Y Hà Nội chi viện miền Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất.
![]() |
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng". |
Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
![]() |
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương. |
Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
![]() |
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường. |
Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
![]() |
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
![]() |
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
![]() |
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương. |
Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
![]() |
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng. |
Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
![]() |
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa). |
Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch. |
Theo Dân Trí
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt=""/>Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1...