Galaxy Note8 “lộ diện” trên trang web chính thức của nhà sản xuất (Ảnh: GSMArena)
Theo đó, vẫn trên nền thiết kế kính-kim loại, Galaxy Note8 vẫn sẽ sở hữu màn hình infinity display như trên bộ đôi Galaxy S8/S8+ và sở hữu tỉ lệ màn hình 18,5:9. Tuy nhiên, viền màn hình trên Galaxy Note8 sẽ còn mỏng hơn và các góc bo sẽ vuông vức hơn mang đến thiết kế nam tính, mạnh mẽ. Mặt sau sẽ có một chút thay đổi với hệ thống camera kép đặt nằm ngang kèm cảm biến vân tay và cụm đèn flash LED.
Và điều này cũng trùng khớp với những hình ảnh thực tế của một chiếc điện thoại được cho là Galaxy Note8 được rò rỉ từ Trung Quốc.
![]() |
Galaxy Note8 “thật” tại Trung Quốc? (Ảnh: GSMArena) |
Chắc chắn thế hệ Galaxy Note mới sẽ sở hữu nhiều lựa chọn màu sắc theo truyền thống của Samsung, 3 màu sắc có thể chắc chắn đến thời điểm hiện tại là Midnight Black, Mapple Gold và Deep Sea Blue.
Camera
Camera sẽ là một thay đổi lớn trên Galaxy Note8 khi nhà sản xuất Hàn Quốc lần đầu tiên mang công nghệ camera kép lên sản phẩm của mình. Theo Phonarena, đây sẽ là một cụm camera với 2 bộ cảm biến lần lượt 12MP và 13MP. Bên cạnh đó, Galaxy Note8 sẽ sở hữu tính năng chống rung quang học OIS và công nghệ zoom quang 2x. Điều này dường như cũng được Samsung ngầm thừa nhận qua video mới nhất trên trang YouTube của hãng công nghệ Hàn Quốc.
Một xu thế xấu xí trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh đang diễn ra và tôi chắc rằng nó sẽ không sớm kết thúc.
Tôi đang nói về chỗ khuyết kỳ dị xấu xí trên màn hình smartphone. Có ngày càng nhiều các màn hình mới, không viền trên những smartphone cao cấp sắp ra mắt, đang bị cắt ra để lấy chỗ cho camera, màng loa và các cảm biến. Chiếc Essential Phone của Andy Rubin đã làm như vậy. Chiếc Aquos S2 của Sharp cũng thế. Và giờ dường như cả chiếc iPhone 8 của Apple cũng sẽ đi theo xu thế này.
Chỗ khuyết đó là một ý tưởng tồi.
Cho dù quan điểm của bạn có thể thay đổi, chỗ khuyết đó là một thứ xấu xí. Có lẽ nó sẽ trông rất tuyệt vời trong những bức ảnh quảng cáo của iPhone 8, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, trong thực tế nó sẽ là một thứ vô cùng chướng mắt người khác. Hãy làm một bài kiểm tra đơn giản: Liệu bạn thích một chiếc điện thoại có 100% mặt trước là màn hình, hay bạn thích các đường rãnh trên màn hình đó? Tôi chắc ai cũng có câu trả lời rồi.
Thậm chí còn tồi tệ hơn, khi chỗ khuyết đó đã biến một màn hình hình chữ nhật thành một thứ có hình dáng kỳ quái, trong khi có đến 99% nội dung chúng ta tiêu thụ hàng ngày là thông qua các hình chữ nhật. Ảnh chụp, sách, video, sách điện tử, các trang web.
Đó là lý do tại sao tất cả mọi thứ chúng ta đọc đều có trên màn hình hình chữ nhật, mà không phải hình oval hay hình tròn. Đó cũng là lý do tại sao tất cả màn hình đều hình chữ nhật. Ngoại trừ một số trường hợp rất đặc biệt, như kính chắn gió ô tô, ngoài ra hình dạng tốt nhất cho màn hình – như màn hình máy tính, tivi hay smartphone – đều là một hình chữ nhật đơn giản.
Tất nhiên, Apple có thể chỉ cần biến các khu vực hai bên chỗ khuyết đó thành màu đen hoàn toàn đề giấu khi khuyết tật đó. Nhưng điểm chính yếu trên thiết kế mới là một màn hình gần như không viền mà? Nếu khu vực xung quanh chỗ khuyết đó được sử dụng cho các biểu tượng của thanh trạng thái, Apple sẽ phải nhồi chúng vào một không gian chật hẹp hơn trước đây, một ý tưởng không hợp lý lắm.
Dù sao đi nữa, thiết kế iPhone 8 của Apple mới chỉ là các hình ảnh bị rò rỉ, và nó có thể hoàn toàn khác khi ra mắt chính thức. Nhưng chúng ta không phải suy đoán về cảm giác của mình về chỗ khuyết đó trên chiếc iPhone 8. Hãy nhìn sang chiếc Essential Phone của Andy Rubin, chiếc điện thoại đã ra mắt, chúng ta có thể biết được chính xác cảm giác của mình như thế nào khi thấy chỗ khuyết đó.
“Chúng tôi khoét nó ra để dành chỗ cho camera, và phải, nó trông thật buồn cười, nhưng chúng ta đều biết rằng trong Android, đó là chỗ cho các biểu tượng của nhưng loại thông báo, vì vậy, các bạn thực sự không bị mất đi chút nội dung nào. Màn hình theo tỷ lệ 19:10, vì vậy khi bạn xem một video tỷ lệ 16:9, nó sẽ không ảnh hưởng đến hình ảnh đoạn video.” Rubin cho biết trong hội nghị Code của Recode vào tháng Năm vừa qua.
Điều này có vẻ không thuyết phục tôi lắm. Ban đầu, Rubin thẳng thắn thừa nhận rằng chiếc điện thoại trông “thật buồn cười”, và sau đó ông lại cố gắng giải thích rằng việc xem video ở một định dạng hẹp hơn sẽ không phải là vấn đề lớn.
Điều đó cũng ổn thôi, nhưng vậy lợi ích ở đây là gì? Lợi ích duy nhất tôi thấy ở đây là một ảo giác về một màn hình lớn hơn, cho dù trên thực tế “chỗ khuyết” đó trên màn hình gần như vô dụng trong hầu hết các trường hợp.
Hãy thẳng thắn thừa nhận rằng chỗ khuyết đó chỉ là một giải pháp tình thế. Đó là sự thay thế vào phút cuối cho một chiếc điện thoại lý tưởng với màn hình chiếm trọn mặt trước, một cánh cửa sổ tuyệt đẹp bước vào tương lai. Nhưng tương lai đó vẫn chưa có mặt ở đây.
Các nhà sản xuất smartphone chưa hình dung ra cách nào để giấu đi camera, máy quét dấu vân tay, và vô số cảm biến khỏi mặt trước của chiếc điện thoại (cho dù khe loa thoại giờ đã có thể được ẩn giấu). Các công nghệ để xử lý từng vấn đề trên vẫn đang được phát triển – đặc biệt, một máy quét vân tay đã có thể được giấu dưới màn hình điện thoại – nhưng có lẽ nó vẫn chưa sẵn sàng để sản xuất với số lượng lớn.
Có lẽ dưới áp lực của sự sáng tạo đổi mới, các nhà sản xuất smartphone buộc phải chấp nhận chỗ khuyết đó. Nhưng nhẽ ra nó nên biến mất ngay khi bước chân vào cửa phòng Nghiên cứu của Apple. Ai đó nhẽ ra nên nói: Nhìn này, chúng ta không thể làm loại màn hình không viền kỳ cục này hiện tại, hãy bỏ qua nó đi.
Và bạn biết không? Vẫn còn một cách tiếp cận truyền thống hơn, nhưng tốt hơn cho vấn đề này. Hãy nhìn sang chiếc Samsung Galaxy S8 và LG G6. Đó đều là những chiếc điện thoại tuyệt đẹp và gần như không viền màn hình. Liệu một trong hai thiết bị này có được hưởng lợi từ việc thêm một chút màn hình ở phía trên không? Tôi không nghĩ là vậy.
Vậy chỗ khuyết này có làm chiếc iPhone 8 trở thành một chiếc điện thoại thất bại không? Có lẽ là không. Chỗ khuyết đó sẽ chỉ là một điều nhỏ nhặt trong toàn bộ thiết bị này, một lời nhắc nhở rằng công nghệ vẫn chưa thực sự bắt kịp tham vọng của chúng ta (hay của Apple). Apple có thể vẫn sẽ chấp nhận nó cho thế hệ iPhone tiếp theo để tiết kiệm chi phí, và sau đó mới loại bỏ nó. Nhưng trong thời gian chờ đợi, chúng ta sẽ phải chấp nhận một điểm chướng mắt phía trên đỉnh điện thoại của mình.
Theo GenK
" alt=""/>Lạm bàn về chỗ khuyết trên iPhone 8: rõ là xấu, liệu bạn có chấp nhận nó không?Với hệ thống camera mới trên chiếc flagship mới này, Samsung chính thức tham gia vào cuộc đấu camera kép vốn trước nay do iPhone 7 Plus đang dẫn bước. Thế nhưng, những gì mà Galaxy Note8 được giới thiệu ngày hôm qua đã phần nào khẳng định được sự vượt bật của họ trước Apple.
Vẫn là hai camera: 1 tele để chụp chân dung (cảm biến 12 MP, khẩu độ f/2.4) và 1 góc rộng (cảm biến 12 MP, khẩu độ f/1.7) để chụp phong cảnh, Galaxy Note8 đem đến khả năng zoom 2x quang học đúng nghĩa cho người dùng. Lợi điểm của việc sử dụng camera tele là người dùng có thể có được những bức ảnh ở tiêu cự gần hơn 2 lần so với camera gốc từ S8, tức zoom lên 2 lần nhưng thay vì zoom số khiến bị vỡ ảnh thì zoom quang sẽ giải quyết được bài toán này: ảnh nét hơn, gần hơn và chất lượng hơn.
Zoom 2x vẫn chưa phải là tất cả với Galaxy Note8, điều khiến chiếc điện thoại này nổi bật hơn những sản phẩm khác chính là những tính năng mà nó mang lại. Ở đây, cái tôi muốn nhắc đến đầu tiên chính là tính năng Dual Capture. Với Dual Capture, người dùng chỉ cần nhấn nút chụp một lần nhưng Galaxy Note8 sẽ tận dụng cả 2 camera để lưu 2 ảnh, tức cả ảnh tele lẫn ảnh góc rộng. Sau khi xem lại trong thư viện ảnh, người dùng có thể chọn một trong 2 kiểu để lưu về, vô cùng tiện lợi.
Điểm thứ hai chính là tính năng Live Focus. Chắc hẳn các bạn đã biết iPhone 7 Plus có khả năng chụp chân dung xoá phông nhưng người dùng không có tuỳ chọn gì nhiều ngoài việc bấm nút chụp. Trong khi đó, với Live Focus của Samsung Galaxy Note8, bạn có thể chủ động chọn mức độ xoá phông nhiều hay ít. Không dừng ở đó, sau khi chụp xong, người dùng vẫn có thể vào thư viện ảnh, chọn bức ảnh đó và tuỳ chỉnh lại độ xoá phông nếu chưa ưng ý.
Và cuối cùng những gì Samsung nhắc đến trong buổi giới thiệu đêm qua là Dual OIS. Vậy Dual OIS là gì và có lợi ích gì cho người dùng? Về cơ bản, OIS chính là tính năng chống rung quang học, trong đó các linh kiện trong camera sẽ di chuyển theo trục để giảm bớt rung lắc trong khi quay video. Việc quay video bằng tay không thể tránh khỏi chuyện rung lắc, chính vì vậy công nghệ chống rung quang học OIS ra đời là "cứu cánh" rất lớn cho người dùng, bởi không phải lúc nào chúng ta cũng có thể mang theo tripod để "tác nghiệp".
Với Galaxy Note8, Samsung đã đưa khả năng quay video lên một tầm cao mới, theo đó trang bị hệ thống chống rung quang học kép Dual OIS, tức mỗi camera đều được trang bị OIS (iPhone 7 Plus chỉ có chống rung quang học cho ống kính góc rộng). Và trên thực tế, chính camera tele mới cần chống rung nhiều hơn, bởi 2 lý do: 1 là camera tele có khẩu độ nhỏ hơn, tức ánh sáng thu vào ít hơn và tốc độ chụp/quay sẽ chậm xuống dẫn đến hiện tượng rung lắc xảy ra nhiều hơn; và 2 là tiêu cự càng dài thì chuyện rung lắc cũng tỉ lệ thuận theo đó. Vì vậy, việc đưa OIS vào camera chân dung hay nói đúng hơn là trang bị cho cả 2 camera sau là điều vô cùng hợp lý và RẤT CẦN THIẾT với nhu cầu của chúng ta hiện nay.
Nhìn chung về lý thuyết, Galaxy Note8 đã đủ chứng minh sự vượt trội của mình so với các đối thủ trên thị trường. Còn về phương diện trải nghiệm, nó có đủ sức thuyết phục được hay không thì hãy chờ đến khi được trên tay. Chúng tôi sẽ đưa bài đánh giá về sản phẩm này sớm nhất đến quý độc giả. Hãy đón chờ nhé!
Theo GenK
" alt=""/>Samsung Galaxy Note8 được trang bị camera kép, vậy nó có gì đặc biệt hơn iPhone 7 Plus?