Với thiết kế hiện đại như chiếc phi thuyền ngoài hành tinh, trụ sở mới của Apple là niềm mong ước của nhân viên hãng này từ lâu. Được làm việc tại đây là niềm tự hào của bất cứ ai. Thế nhưng, các nhân viên Apple lại đang đối mặt với nguy cơ hy hữu khác: đập đầu vào kính.
![]() |
Apple Park có thiết kế mặt ngoài bằng kính trong suốt. Ảnh: Getty. |
Các bức tường kính trong suốt của tòa nhà là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ bị thương trong thời gian gần đây. Tờ San Francisco Chronicle cho biết đã có nhiều cuộc điện thoại cho dịch vụ khẩn cấp 911 vì có người bị thương do đập đầu vào tường kính.
Ngay cả bộ phận quản lý tòa nhà cũng bày tỏ lo ngại vì không phải nhân viên nào cũng phân biệt được cửa kính tự động với cửa sổ kính.
Chỉ trong tháng giêng vừa qua đã có ba vụ bị thương do đập đầu vào kính. Cuộc gọi 911 đầu tiên là của nhân viên an ninh Apple, báo cáo trường hợp một người đàn ông bị thương ở đầu. Vụ thứ hai cũng tương tự. Còn vụ thứ ba may không có thương vong.
Nhằm ngăn không xảy ra tình trạng tương tự, một số nhân viên Apple đã dán các tấm decan cảnh báo nguy cơ va vào kính. Tuy nhiên, cảnh báo này nhanh chóng bị gỡ bỏ vì chúng không được phép và không nằm trong thiết kế của tòa nhà.
Về phía Apple, Giám đốc thiết kế Jony Ive từng lên án những người chê trách tòa nhà Apple Park trong cuộc phỏng vấn với Smithsonian năm ngoái.
“Chúng tôi không làm Apple Park cho những người khác, và tòa nhà này cũng không dành cho các bạn. Chúng tôi biết cách làm việc như thế nào, còn bạn thì không!”, Jony Ive tỏ ra gay gắt.
Theo Zing
Công tyGrayshift của một cựu kỹ sư bảo mật Apple vừa tuyên bố có thể mở khóa iPhone miễn là khách hàng chịu chi 15.000 USD.
" alt=""/>Nhân viên Apple liên tục đập đầu vào kính ở tòa nhà phi thuyềnThế nhưng dòng smartphone này lại đang bị chính phủ Mỹ cảnh báo người tiêu dùng không nên mua vì có thể bị ăn cắp thông tin mật. Vào tháng trước các nhà lãnh đạo từ các cơ quan an ninh CIA, FBI, NSA và giám đốc tình báo quốc gia cũng đã khuyến cáo ngừng mua điện thoại được sản xuất bởi 2 công ty của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
![]() |
Nhưng nếu có thể tạo ra thiết bị với màn hình gập, uốn cong được để thu gọn khi trong trạng thái chờ, thì hiệu quả của việc tối ưu kích thước smartphone sẽ tiến gần đến mức lý tưởng. Từ đó màn hình không viền thực sự chỉ giống như biện pháp “chữa cháy” ở thời điểm hiện tại.
Dòng lịch sử của smartphone đã chứng kiến bước tiến chậm rãi nhưng đủ vững chắc để cho thấy công nghệ di động hoàn toàn có thể chạm đến đích cuối cùng: thiết bị có màn hình gập được.
![]() |
Năm 2013, Samsung và LG đồng loạt giới thiệu Galaxy Round và G Flex với màn hình được bo cong về phía trước ở hai cạnh trái, phải và trên, dưới. Tuy chỉ xuất hiện giới hạn ở một số thị trường, nhưng bộ đôi điện thoại mang hơi hướng “ý tưởng” (concept) đã phần nào phá vỡ suy nghĩ truyền thống về màn hình của thiết bị điện tử: màn hình phẳng, không thể bẻ cong được.
Sự xuất hiện của Galaxy Note Edge trong năm 2014 với màn hình cong tràn chiếm gần như toàn bộ cạnh trái máy tiếp tục mang đến hy vọng về khả năng thương mại hóa của smartphone với màn hình cong, thậm chí có thể bẻ cong hay gập lại được.
Từ đó đến nay thì Samsung vẫn liên tục cho ra mắt Galaxy S6 Edge, S7 Edge... cho thấy sự hoàn chỉnh dần từng bước của màn hình cong tràn cạnh. Với LG, nhà sản xuất này tiếp tục giới thiệu phiên bản nâng G Flex 2 được nâng cấp độ bền màn hình.
G Flex 2 có màn hình và toàn bộ thân máy cong. Trong thử nghiệm đặt máy nằm úp xuống và ấn mạnh để màn hình “phẳng” ra thì máy vẫn khôi phục lại hình dáng ban đầu. Điều này cho thấy một màn hình có thể bị bẻ cong rồi khôi phục lại hình dáng thẳng.
![]() |
Song song với các mẫu điện thoại màn hình cong, các hãng công nghệ cũng đã lần lượt chế tạo thành công màn hình dẻo có thể cuộn tròn được như LG với nguyên mẫu màn hình OLED 18 inch có tấm nền được bao phủ bởi lớp vật liệu polyamide thay cho nhựa giúp màn hình dẻo và mỏng hơn. Hãng FlexEnable (Anh) cũng từng chế tạo màn hình 4,7 inch dày chỉ 1/100 inch...
" alt=""/>Điện thoại màn hình không viền chỉ để 'chữa cháy'?