Có thể nói, tôi là cô nàng may mắn khi sinh ra trong một gia đình có ba là một thủ trưởng của một đội xe. Ông nguyên là đội trưởng đội xe của Bộ tổng tham mưu Quân khu IV. Chính vì thế, ngày còn nhỏ, tôi đã thường xuyên được ngồi xe ô tô. Tuy chỉ là những chiếc xe UAZ của Liên Xô cũ nhưng những năm đầu thập kỷ 80, đó là điều xa xỉ đối với hầu hết những đứa trẻ con cùng trang lứa.
Có lẽ được tiếp xúc với xe ô tô từ nhỏ, cộng với nguồn gen từ người ba đam mê lái xe mà lớn lên, tôi (dù là con gái) cũng đã vô cùng thích xe hơi.
![]() |
Chị Hồ Diệu Thuý, Giám đốc công ty TNHH Diệu Thuý Roses (TP Vinh, Nghệ An) đam mê xe từ nhỏ |
Năm 2013, tôi đã mua được chiếc xe hơi đầu tiên. Đó là một chiếc bán tải Ford Range. Để mà nói về kinh tế, nhiều nhà khá giả hơn nhà tôi nhưng họ thường để dành tiền mua đất, chứ không mua xe, vì họ cho rằng đất là tài sản, xe ô tô là tiêu sản.
Riêng tôi, kiếm được món tiền lớn, lại rất máu mua xe. Tôi quan điểm rằng, đời người được mấy hơi đâu, tích đất nhiều cho lắm rồi chết có mang đất đi được không? Để lại cho con cháu thì cũng vừa phải thôi, để cho chúng còn tự lập, cứ suy đời mình đây, bố mẹ có cho mình được đồng nào đâu mà mình vẫn cứ có đất có nhà để ở đây thôi. Tốt nhất cứ mua chiếc xe ô tô phục vụ đời mình đây đã. Sống là phải vừa làm việc, vừa hưởng thụ.
Và trên tất thảy, tôi đơn giản là rất thích có xe ô tô, bởi thích cảm giác tự lái đi rong ruổi từ thành phố về quê trên những cung đường thơ mộng. Thích nhất là vừa lái xe, vừa bật những bài hát yêu thích, vừa ngắm cảnh hai bên đường, có lái cả ngày cũng không chán.
Bởi vậy, khi có xe, tôi cấp tốc đi học bằng lái ngay. Thực sự năm đó, tôi học một cách say mê và nghiêm túc nên thi phát là đậu. Sau khi có bằng, tôi chỉ đi học bổ túc lái xe thực tế trên đường đúng 4 buổi là đã tự tin cầm vô lăng lái vèo vèo.
Tôi vốn đam mê làm nông nghiệp nên mặc dù đã lấy chồng về thành phố nhưng giờ đây, vẫn chạy xe về quê cách gần 40 cây số để quản lý trang trại hoa hồng.
Chính nhờ sự ham hố trồng hoa ở quê này mà tôi càng có lý do để tự lái xe về quê nhiều hơn bình thường. Sáng lái xe đi, trên xe cũng chất đầy đồ từ thành phố đưa về quê, chiều về là một xe chất đầy sản vật từ rau, hoa, quả, và đủ thứ thập cẩm thu hoạch từ trang trại. Cực kỳ tiện lợi các bạn ạ.
Nếu đi xe máy, bạn không thể vận chuyển được những khối lượng nông sản nhiều như thế. Chưa kể, trời nắng hay mưa, nóng hay rét thì bạn cũng sẽ vẫn hăng hái đi, vì đi xe ô tô nó chả ảnh hưởng gì.
![]() |
Với chị Hồ Diệu Thuý, lái xe vi vu mỗi ngày 80km 2 chiều để về từ thành phố về quê chăm hoa hồng là một sở thích đặc biệt |
![]() |
Chị Hồ Diệu Thuý với sở thích thưởng ngoại những cung đường đẹp bằng việc tự cầm vô lăng |
Đàn ông thường hay coi thường phụ nữ lái xe nhưng thực ra chính phụ nữ lái xe lại an toàn toàn hơn đàn ông. Vì phụ nữ hầu hết đều không uống quá nhiều rượu bia, không ham nhậu như đàn ông. Riêng yếu tố này, tôi nghĩ đã loại trừ được 90% về độ nguy hiểm khi lái xe.
Ngoài ra phụ nữ một khi đã cầm vô lăng, là họ sẽ vô cùng cẩn thận, luôn đặt an toàn lên trên hết nên các anh chớ coi thường.
Tất nhiên, phụ nữ lái xe như tôi đôi khi cũng gặp những tình huống dở khóc dở cười mà bản thân không tự xoay trở được, ví như khi xe chết máy, khi hết ắc quy, hết xăng, hoặc trục trặc máy móc mà kiến thức về động cơ thì hoàn toàn mù tịt. Lúc đó chắc chắn phụ nữ chúng tôi phải cầu cứu đến các đấng mày râu 100%. Nhưng chuyện này bình thường mà các bạn nhỉ.
Nói chung, xe hơi đối với tôi như một người bạn, một thứ phương tiện mà không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mình. Tôi thà ít đi một miếng đất, nhưng không thể thiếu xe hơi.
Từ khi làm chủ chiếc xe, thấy yêu hơn cuộc sống hằng ngày hơn vì mỗi ngày đều được cầm vô lăng vi vu trên những cung đường để đi làm việc, đi chơi, đi xả xì trét.
Hồ Diệu Thuý (TP Vinh, Nghệ An)
Bạn có trải nghiệm thú vị nào khi phụ nữ lái xe? Phụ nữ lái xe có phải là kém an toàn hơn đàn ông? Hãy chia sẻ bài viết về góc nhìn, quan điểm và câu chuyện của bạn tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi chưa từng ngồi sau tay lái, tôi đã quyết định mua xe ô tô luôn vì ... có đợt giảm giá.
" alt=""/>Nữ chủ trang trại hoa hồng: Thà ít đi miếng đất còn hơn là thiếu xe hơiCó hai biểu tượng được đặc biệt nhấn mạnh, là sợi chỉ đỏ dẫn dắt khán giả đi sâu vào câu chuyện. Đó là bức tranh The Birth of Venus và những chú chim bồ câu. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát, chúng là chiếc chìa khóa mở ra các lớp nghĩa của show diễn.
* Phần mở màn show diễn
Nhiều người Việt Nam ở Nhật Bản biết tới chị Bùi Ngọc Thúy (SN 1986, Long Khánh, Đồng Nai) qua những đoạn clip triệu view về cuộc sống thường ngày của một gia đình làm nông nghiệp trên đất nước mặt trời mọc. Những hình ảnh giản dị, gần gũi và thân thiện do chị Thúy dành nhiều tâm huyết và thời gian ghi lại khiến nhiều người thích thú.
Từ bỏ tất cả theo chồng sang Nhật làm… nông dân
Chị Thúy là bà chủ xinh đẹp của hệ thống cửa hàng thẩm mỹ tại TP.HCM và Đồng Nai. Vốn giỏi tiếng Nhật nên chị được đối tác "nhờ" dẫn đoàn của anh Murakami Kazuyuki (50 tuổi, Nhật Bản) đi tham quan TP.HCM.
Cuộc gặp gỡ định mệnh năm 2016 đã gắn kết hai con người ở hai đất nước xa lạ với nhau. "Gặp nhau, chúng tôi như bị trúng tiếng sét ái tình vậy. Khi anh về nước, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau", chị Thúy kể lại.
Qua tìm hiểu, chị chỉ biết anh Murakami từng đi du học ở Mỹ, đang làm công ty nông nghiệp cùng gia đình. Cả nhà anh phải lao động rất vất vả để khôi phục lại kinh tế sau trận càn quét của sóng thần năm 2012.
Mùa đông năm 2017, chị Thúy quyết định sang nhượng cửa hàng ở quê rồi sang Nhật sinh sống cùng chồng. Vợ chồng chị Thúy rất hợp nhau từ suy nghĩ tới cách làm việc. Anh luôn hỗ trợ, động viên giúp đỡ và đồng ý với những đề xuất chị Thúy đưa ra.
"Khi mới sang tôi phải cố gắng rất nhiều để thích nghi với môi trường, văn hóa gia đình nhà chồng. Tôi rất stress mặc dù luôn có chồng ở bên cạnh ủng hộ. Ở Việt Nam tôi cố gắng 10 thì sang Nhật phải cố gắng 100 lần. Những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và khoảng cách thế hệ với bố mẹ chồng là thử thách khiến tôi luôn lo lắng căng thẳng trong năm đầu tiên làm dâu", chị Thúy nhớ lại.
Chồng chị Thúy vì áp lực công việc kinh doanh của gia đình nên bị suy nhược thần kinh và cơ thể. Thương chồng, chị Thúy xin theo chân anh đi làm, vừa để động viên anh mỗi ngày và vừa để học cách làm nông nghiệp.
Vượt qua thử thách, chinh phục mẹ chồng
Khó khăn lớn nhất chị Thúy gặp phải là sự khác biệt về tư duy, cách sống và cách làm việc của mẹ chồng.
Bà Murakami Atsuko năm nay 77 tuổi. Khi còn trẻ bà là người phụ nữ năng động, cùng chồng con chèo chống, điều hành hoạt động sản xuất nông nghiệp của công ty gia đình. Tuy nhiên suy nghĩ, cách làm của bà không còn giống với thế hệ trẻ.
Khi bắt tay vào làm việc, chị Thúy nhận thấy mọi người mới chỉ tập trung vào sản xuất mà chưa chú ý tới khâu bán hàng, có nhiều điểm bất cập cần sửa đổi cho phù hợp. Điều đó làm thay đổi thói quen điều hành của mẹ chồng nên bà không vui.
"Mẹ chồng tôi khỏe, giỏi và rất tận tụy chăm sóc gia đình. Nhưng bà thường đi theo lối mòn, luôn cho rằng mình đúng và muốn hướng người trẻ làm theo ý mình. Vì thế, để thay đổi định kiến, thay đổi “đế chế” nông nghiệp cổ xưa của mẹ chồng, tôi phải rất nghị lực và kiên trì thực hiện”, chị Thúy nhớ lại.
Mới đầu, chị Thúy rất khó khăn để vượt qua những bất đồng quan điểm với mẹ chồng. Nhưng khi chị nghĩ tới thế mạnh của mỗi người, không để ý soi xét lỗi của nhau mà chỉ nhìn vào mặt tích cực, mọi sự dần thay đổi.
"Tự nhiên một cô con dâu từ đâu tới đòi bà phải thay đổi cách làm, bất đồng quan điểm với bà, chắc chắn bà sẽ khó chịu lắm chứ. Nên tôi rất nhẹ nhàng, tránh va chạm với bà. Khi bà nói nhiều thì tôi im lặng. Tôi chỉ tập trung vào làm, miễn sao đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Rồi mẹ chồng tôi tự nhận thấy tôi đã đúng, bà rất văn minh và chủ động xin lỗi", chị Thúy tâm sự.
“Tôi nhận thấy không có ai là người xấu hết, những mâu thuẫn nảy sinh đều do suy nghĩ và cách làm việc không giống nhau. Cách làm của các thế hệ khác nhau, chung quy kết quả như nhau là được. Nếu không thể thích nghi, hãy tránh đi để bớt xảy ra xích mích trong gia đình”, chị Thúy nói.
Ảnh chị Thúy và mẹ chồng thu hoạch khoai lang.Dần dần, bố mẹ chồng chị chấp nhận lui về phía sau, nhường lại quyền điều hành công ty cho vợ chồng chị Thúy. Vượt qua sự khác biệt về lối sống, văn hóa, cô gái Việt Nam nhỏ nhắn đã trở thành nhân vật quan trọng trong công ty của gia đình chồng.
Cuối năm 2018, chị Thúy sinh con trai đầu lòng. Những bất đồng chị Thúy và mẹ chồng dần dần được hóa giải.
“Sống chung với người lớn tuổi mình phải có tình thương và đặt mình vào vị trí của họ. Vợ chồng mình được đi đây đi đó, còn bố mẹ chồng suốt đời gắn bó làm nông nghiệp không đi đâu, nên tư duy của họ khác. Khi mình chấp nhận về đó sống thì mình phải thông cảm”, chị Thúy chia sẻ.
Mẹ chồng chị Thúy đúng chất người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, hết lòng phục tùng chồng con và gia đình. Khác nhau về thế hệ, về lối sống, về cách làm việc nhưng chị Thúy vẫn luôn được mẹ chồng yêu thương coi như con gái. Giờ đây, chị Thúy có trợ thủ đắc lực U80 trong sinh hoạt hàng ngày.
Làm dâu ở đất nước mặt trời mọc, chị Thúy còn bỡ ngỡ về văn hóa, mẹ chồng trở thành chuyên gia tư vấn cho chị. Bà không ngần ngại mặc áo Kimono, Yukata cho con dâu.
“Nhìn mẹ chồng già rồi buồn ngủ mà vẫn phải lái xe chở con dâu, vẫn lom khom mặc áo Kimono cho tôi,… tôi luôn biết ơn bà vì điều đó”, chị Thúy nói.
Chị Thúy không biết lái xe ô tô, mẹ chồng trở thành chân đi, chân chạy của chị. Nhiều lần bà lái xe chở rau củ quả đi bán, chở con cháu đi chơi… và chở chị Thúy đi làm.
Hàng tháng, vợ chồng chị Thúy trả tiền lương và đóng BHXH cho "nhân viên" mẹ chồng. Bà cũng không vì thế mà ỷ lại con cái, vẫn luôn chân luôn tay làm việc để khẳng định mình không phụ thuộc con cháu.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Chị Thúy hiểu tính mẹ chồng, nói nhiều nhưng vô tư và không bao giờ để bụng giận lâu.
“Được cái mẹ chồng nói nhiều nhưng rất vô tư và không bao giờ để bụng, giận lâu. Bà luôn vui vẻ giúp đỡ con cháu. Tôi luôn cảm thấy thương và biết ơn mẹ chồng”.
“Nếu ngày đó tôi bỏ cuộc khi gặp áp lực, chúng tôi sẽ không có ngày hôm nay. Bây giờ tôi có cuộc sống an yên, gia đình chồng tâm lý và con trai rất ngoan, còn gì bằng”, chị Thúy chia sẻ.