Theo người sáng lập Jessica Melina, nhóm đã giải quyết hơn 10.000 vụ việc bằng cách sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau, từ kiểu điều tra truyền thống cho đến giám sát bằng máy bay không người lái và camera giấu kín.
Kể từ khi thành lập tới nay, tất cả các thành viên của nhóm đều là phụ nữ, vì Melina tin rằng nữ giới phù hợp nhất với công việc này.
Jessica chia sẻ với báo La República: "Tôi quyết định lập đội thám tử gồm toàn phụ nữ, vì tôi nhận ra họ mang lại kết quả tốt hơn". Bà cho biết, các nữ thám tử thường ít bị phát hiện, giải quyết vấn đề rất nhanh.
Jessica Melina cho biết, "Biệt đội phượng hoàng" ra đời xuất phát từ nhu cầu của mọi người trong việc thu thập bằng chứng ngoại tình trong các vụ ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con.
Ada Hinostroza, một trong những thám tử của "Biệt đội phượng hoàng", nói vớiRPPrằng trong những tình huống đơn giản, nhóm có thể có được bằng chứng chỉ trong vài giờ. Thành tích tốt nhất của nhóm là giải quyết một vụ ngoại tình trong 4 giờ.
Điều thú vị là, theo dữ liệu mà "Biệt đội phượng hoàng" thu thập được trong 20 năm qua, số phụ nữ không chung thủy nhiều hơn nam giới đáng kể.
Thám tử Liz Rodriguez tuyên bố, 70% các vụ án mà họ xử lý liên quan đến phụ nữ không chung thủy, so với chỉ 30% nam giới.
Theo Jessica Melina, hai năm qua, trong số 10 vụ án mà bà điều tra mỗi tuần, có tới 8 vụ liên quan đến việc phụ nữ không chung thủy với bạn đời của mình.
Theo National Interest, chính phủ Pháp dưới thời Tổng thống Emmanuel Macronlà một trong những thành viên NATO viện trợ Ukraine mạnh mẽ nhất. Ngoài các loại lựu pháo, Paris đã cung cấp cho Kiev một lượng lớn xe bọc thép AMX-10RC.
Tuy vậy, AMX-10RC là loại vũ khí đã lỗi thời, còn sót lại từ những năm 1980. Quân đội Pháp đã tiến hành loại biên các phương tiện này vào năm 2021, chỉ một năm trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ngay khi được triển khai tới tiền tuyến Ukraine, loại xe bọc thép của Pháp đã chứng minh rằng chúng không đủ năng lực để tham gia cuộc xung đột.
Một báo cáo tháng 9/2023 của Forbes tiết lộ rằng AMX-10RC "quá mong manh trong các cuộc đối đầu trực diện, và không phù hợp với môi trường ở Ukraine". Phần lớn binh sĩ Ukraine cho rằng loại xe thiết giáp này khó có thể được coi là "xe tăng hạng nhẹ", và không thể vượt qua các công sự phòng thủ của Nga.
Những xe tăng "hàng đầu" của phương Tây
Vào tháng 3 năm ngoái, cuộc tranh luận về việc gửi các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO tới Ukraine đã bắt đầu nổ ra. Phía Mỹ và Anh cho rằng NATO nên cung cấp cho Kiev loại xe tăng tốt nhất trong kho của mình là Leopard-2, trong khi Đức lại tỏ ra ngần ngại.
Trước đó, NATO chủ yếu gửi cho Ukraine các loại xe tăng từ thời Liên Xô cũ như T-72 và PT-91. Các loại xe tăng này tương đồng với những gì Nga sở hữu, và không hề khó để Moscow khắc chế các loại vũ khí mà họ đã quá am hiểu. Bên cạnh đó, các phiên bản T-72 của Nga đều được cải tiến đáng kể so với xe tăng của đối thủ.
Để có thể tạo ra khác biệt trên tiền tuyến, Mỹ đã quyết định gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine. Tuy được cam kết từ năm 2023, nhưng các chiến xa này mới chỉ xuất hiện ở Ukraine từ tháng 2 năm nay, và chúng dễ dàng bị Nga bắn hạ.
Đến hiện tại, đã có 4 xe tăng Abrams bị loại khỏi vòng chiến đấu bởi tên lửa chống tăng, UAV cảm tử, hay thậm chí là... thua trong cuộc đối đầu với xe tăng T-72 B3.
Đây không phải là vấn đề khó lý giải, bởi những chiếc Abrams được gửi tới Ukraine đều là phiên bản đời đầu, và thậm chí còn bị gỡ bỏ nhiều công nghệ phòng thủ như giáp uranium nghèo.
Sau động thái của Mỹ, các loại xe tăng nổi tiếng như Challenger-2 của Anh hay Leopard-2 của Đức đã xuất hiện ở Ukraine. Nhưng chúng cũng không thể hiện được quá nhiều, và phần lớn được sử dụng như các hệ thống pháo tầm xa.
Những nghi ngờ với F-16
Một trong những nguyên nhân khiến Ukraine không thể giành được lợi thế trước Nga là thiếu hụt sự hỗ trợ từ không quân, và Kiev kỳ vọng những tiêm kích F-16 sẽ giải quyết vấn đề này.
Tuy vậy, F-16 trên thực tế cũng là tiêm kích kiểu cũ, đang ở điểm cuối của vòng đời. Giống với các loại vũ khí kể trên, không có gì đảm bảo tiêm kích này có thể chiếm ưu thế trước các loại máy bay như Su-35 hay MiG-31 của Nga.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo trì sẽ là một thử thách với Kiev, bởi F-16 cần cơ sở vật chất phù hợp và sân bay đủ tiêu chuẩn để vận hành. Quan trọng nhất, các tiêm kích này chỉ có thể tới Ukraine sớm nhất là vào cuối năm nay.
![]() | ![]() |
"Lựa sách đi chú ơi!", ông Quang vừa nói, vừa gỡ tấm bạt trên xe khi thấy khách ghé xem. Hầu hết, khách hàng của ông đều tỏ ra bất ngờ trước sự đa dạng của các loại sách. Xe sách tuy cũ kỹ nhưng có đủ thể loại từ ngoại văn, khoa học, truyện cổ tích đến tiểu thuyết... thậm chí cả giáo trình, sách giáo khoa và tạp chí.
Đặc biệt, tất cả số sách đều là món quà từ người dân Sài Gòn dành cho ông. Ông Quang cảm kích nói: "Trước đây, tôi thường mua sách cũ từ những người bán ve chai. Hiện tại, do sức khỏe suy giảm, tôi không còn đi tìm mua nữa. Thay vào đó, mọi người thường mang sách báo, tạp chí cũ đến tặng tôi".
Mỗi ngày, ông Quang bán từ 6h đến 11h, trưa tìm bóng mát ở các công viên để ngả lưng. Sau mỗi buổi bán hàng, ông cẩn thận xếp gọn từng cuốn vào xe, phủ kín bạt rồi khoá xe cẩn thận bảo vệ chúng khỏi mưa gió. Đối với ông, sách không chỉ là vật vô tri mà còn chứa đựng giá trị to lớn, nuôi dưỡng trí tuệ, đồng thời giúp người đọc sống chậm lại, chiêm nghiệm những triết lý cuộc đời.
![]() | ![]() |
Năm 2005, ông Quang bắt đầu gắn bó với nghề bán sách cũ. Trải qua gần hai thập kỷ, ông đã chứng kiến nhiều biến chuyển trong văn hóa đọc và thị hiếu của độc giả. "Thời kỳ đầu, khi công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ, rất nhiều người tìm đến quầy sách của tôi. Tuy nhiên, có giai đoạn, lượng khách giảm đáng kể vì đa số chuyển sang đọc sách trên các nền tảng trực tuyến", ông Quang hồi tưởng.
Ông Quang chia sẻ thêm: "Mỗi khi thấy bạn trẻ ghé mua sách, tôi rất phấn khởi. Điều đó cho thấy vẫn còn nhiều người trân trọng giá trị của sách cũ". Khi có người ghé xem sách, ông luôn hào hứng giới thiệu và cho khách thoải mái đổi cuốn này lấy cuốn khác với giá rẻ, thậm chí tặng thêm sách cho người mua nhiều... “Tôi mắt mũi kèm nhèm đâu có đọc bìa hay định giá đúng, nhưng khách cũng chẳng bao giờ ăn gian ông già, trả bao nhiêu thì tôi lấy bấy nhiêu”, ông Quang thật thà tâm sự.
![]() | ![]() |
Mùa mưa, khách đến mua sách vắng hơn, mỗi ngày ông Quang kiếm được khoảng 20.000 - 50.000 đồng, nhưng cũng có lúc đành dọn hàng "tay không". Đêm đến, những góc vỉa hè quanh khu vực này trở thành nơi trú ngụ của ông. Xe sách được gửi nhờ bên đường, chỉ che bạt sơ sài nhưng chưa bao giờ bị mất cắp.
Thời gian gần đây, hình ảnh ông Quang bán sách lan truyền trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng. Cũng nhờ vậy, ông chủ sạp sách "dã chiến" cảm thấy vui hơn vì lượng khách tăng đáng kể, có ngày lên đến chục người. Nhiều người còn mang nước uống, bánh sữa và cả sách cũ đến tặng ông.
Ở tuổi 90, tài sản giá trị nhất với ông Quang là xe sách cũ. Ước mơ duy nhất của người đàn ông này là khi nhắm mắt xuôi tay, sẽ có nơi nằm xuống, có người lo liệu hậu sự. Ông cũng mong có người thay ông trao tặng toàn bộ số sách cũ cho thư viện ở các trường học khó khăn, tạo điều kiện cho các độc giả trẻ được đọc sách, tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức bổ ích.
![]() | ![]() |
"Dù ở tuổi xế chiều, tôi vẫn thấy mình may mắn khi đủ sức khỏe và minh mẫn để bán sách, tự nuôi sống bản thân... Trải qua mưa nắng, khắc khổ, nhưng ít ra, tôi vẫn được đùm bọc bởi tình thương của người Sài Gòn", ông Quang bày tỏ.
Câu chuyện của ông Quang là một minh chứng cho tình người ấm áp giữa lòng thành phố hiện đại. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, vẫn luôn có những tấm lòng nhân ái sẵn sàng đùm bọc, che chở. Và ở góc phố nhỏ, một ông già vẫn miệt mài với công việc bán sách, giữ gìn văn hóa đọc giữa thời đại công nghệ số.
Hiện tại, những người bán sách cũ như ông Quang dần thưa thớt, có người bỏ nghề vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cũng có người ở lại với nghề bằng mọi giá, xem sách cũ là cả "gia tài" của đời mình.
Bài, ảnh, video:Phước Sáng