Theo thông báo từ Apple, dịch vụ Apple SIM nay đã được hỗ trợ tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trừ Trung Quốc, hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Cambodia, Lào,... đều nằm trong danh sách có nhà mạng hỗ trợ Apple SIM.
![]() |
Apple SIM đã có mặt tại 140 quốc gia và dần góp phần khai tử thẻ SIM truyền thống. Ảnh: ET. |
Trong khi đó, Việt Nam không có tên trong danh sách này. Hiện chưa có thông tin nhà mạng Việt Nam hỗ trợ Apple SIM, hay có kế hoạch hợp tác với Apple để đưa công nghệ mới này về thị trường viễn thông trong nước.
Trước khi công bố danh sách 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có Apple SIM, dịch vụ này chỉ có ở Australia, Canada, Pháp, Đức, Hong Kong, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
Apple SIM được táo khuyết đề xuất vào năm 2014, nhằm khai tử SIM truyền thống. Theo đó, thiết bị hỗ trợ Apple SIM có thể sử dụng mà không cần thẻ SIM thông thường. Thay vào đó, người dùng có thể lựa chọn nhà mạng trong danh sách thông qua giao diện trên iPhone, iPad.
So với SIM truyền thống, Apple SIM được cho là cuộc cách mạng bởi nó đơn giản hoá quá trình đăng ký, lựa chọn nhà mạng của người dùng. Du khách từ nước này sang nước khác sẽ không cần tốn công mua thêm thẻ SIM tại địa phương mà chỉ cần chuyển đổi thông qua phần mềm. Việc quản lý, thanh toán và các dịch vụ khác cũng hứa hẹn mang đến nhiều tiện lợi hơn.
Trong quá khứ, mỗi lần Apple muốn thay đổi công nghệ thẻ SIM, hãng này đều thành công. Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone có khay SIM rời. Đây là lần đầu tiên người dùng có khái niệm gỡ khay SIM ra khỏi máy và gắn SIM vào khay, thay vì mở nắp lưng hoặc khe cắm để gắn SIM.
Đến 2010, Apple đề xuất dùng Micro-SIM và về sau là Nano-SIM để tận dụng không gian bên trong smartphone tốt hơn. Hãng cũng thuyết phục được cả ngành di động phải chạy theo sản xuất chuẩn SIM của mình và tích hợp vào các sản phẩm cao cấp như hiện nay.
Theo Zing
" alt=""/>Apple SIM hỗ trợ Lào, Cambodia và 138 nước trừ Việt NamTại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Nguyễn Huy Dũng trình bày, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức, lập kế hoạch, quản lý kinh phí thực hiện các hoạt động về đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thông tin.
" alt=""/>Hướng dẫn triển khai bảo đảm an toàn thông tin tại TP.HCMKỹ thuật trên là kết quả hợp tác của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia Australia và công ty công nghệ Microsoft. Nó giúp hệ điều hành máy tính có thể chia sẻ năng lực xử lý, dẫn tới việc tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ của máy chủ xử lý kết quả tìm kiếm và tương tác với người dùng.
Microsoft, Google và Facebook là những hãng đáng góp đáng kể cho việc tăng tốc kết quả tìm kiếm trên Internet và các dịch vụ web tương tác. Chỉ cần các dịch vụ này chậm đi 1/100 giây cũng khiến những công ty này mất đi các khoản doanh thu cực lớn.
Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách thức giúp các tải việc không gấp gáp về mặt thời gian có thể tận dụng năng lực xử lý chia sẻ của hệ điều hành khi chúng "rảnh rỗi", để khi có truy vấn tìm kiếm, tốc độ trả kết quả sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ nhanh chóng được tích hợp vào các hệ thống trung tâm dữ liệu hiện nay giúp thay đổi căn bản năng lực xử lý các dịch vụ thông tin trên web.
Nguyễn Minh(theo I4U)
" alt=""/>Công cụ mới giúp thay đổi tương lai ngành điện toán