Dông trụng nước sôi tuốt hết da đất, rửa sạch để ráo rồi hơ lửa cho săn lại, mổ bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, tách riêng. Dùng sống dao dần mềm, phần nào nấu canh thì băm nhỏ, phần dành làm gỏi thì băm lớn hơn chút.
Ướp mắm hành tiêu đường ớt rồi cho mỡ dông lên, xào vừa chín, cho vào nồi canh dưa hồng. Cho luôn chỗ gan và trứng dông vào.
Dưa hồng thì rẫy đầy. Đang mùa cá nục non và mùa dông, thể nào cũng sẽ có những cây trái nấu cùng.
Hái mớ rau thơm, lá xào dông, lá xoài non, lá me xắt nhuyễn. Xào chỗ thịt dông còn lại (ướp mặn ngọt hơn chỗ nấu canh) thật kỹ rồi trộn chung. Khi ăn thả thêm vài hột đậu phộng, chan vài giọt mắm thấm ớt chanh thật cay rồi xúc bánh tráng.
Xong, dọn cái bàn dưới gốc dừa, rủ hàng xóm qua ăn.
“Trong gần 15.000 xe đã khảo sát, chúng tôi chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng, số xe này đều ở Hà Nội và TP.HCM. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng số chủ xe này chủ yếu là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài – nơi có những quy định bắt buộc trẻ em nhỏ phải ngồi trong những thiết bị an toàn dành riêng”, PGS.TS Phạm Việt Cường thông tin.
Bình luận về con số trên, TS. Evelyn Murphy đến từ Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, tỷ lệ hơn 42% trẻ em Việt Nam khi đi ô tô ngồi ở hàng ghế trước là con số rất cao, bởi theo nghiên cứu thì hàng ghế sau mới là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
“Ở hàng ghế sau, nguy cơ thương tích của trẻ giảm tới 26% so với ngồi ở hàng ghế trước khi gặp tai nạn dù chưa sử dụng các thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng cho trẻ em.”,bà Evelyn Murphy khẳng định.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, trẻ em dưới 12 tuổi có cấu tạo cơ thể khác xa người lớn vì chiều cao, cân nặng nhỏ hơn nhiều. Trong khi đó, dây an toàn của ô tô lại chỉ thiết kế cho người trưởng thành, do vậy trẻ em cần có những thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng, được thiết kế để giữ cố định trẻ ở tư thế ngồi hay nằm quay mặt lên trên.
“Trẻ em có phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên dễ bị chấn thương nặng khi gặp va chạm hoặc thậm chí phanh gấp. Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và lắp đặt đúng cách có thể giảm ít nhất 60% số trường hợp tử vong ở trẻ em”,chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam là cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, tỷ lệ này là 30,6 ca tử vong trên 100.000 dân, trong khi bình quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 16,4 ca/100.000 dân, còn của thế giới là 16,6 ca/100.000 dân. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm. |
Việt Nam cần có quy định nhằm bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô
Vào cuối năm 2021, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành). Trong đó, tại khoản 3, Điều 8 có đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”. Tuy vậy, dự thảo Luật này chưa được Quốc hội thông qua.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất trên, song các chuyên gia đều cho rằng, cần phải có những quy định rất rõ ràng liên quan đến việc trẻ em ngồi trên ô tô vì đây là đối tượng rất dễ tổn thương, cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Trần Hữu Minh - Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc cấm trẻ em ngồi ở hàng ghế trên và bắt buộc trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) phải có thiết bị an toàn như đề xuất của Bộ Công an là có cơ sở và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
"Lượng ô tô tại Việt Nam tăng trưởng trên 7%/năm, đường cao tốc ngày càng nhiều, tốc độ tối đa nâng cao và đây là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, chúng ta nên sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các thiết bị an toàn cho trẻ nhỏ trên xe ô tô",TS. Trần Hữu Minh nói.
Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng cho hay, qua nghiên cứu, dây an toàn trên xe ô tô được thiết kế cho người trưởng thành và có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ em. Do vậy cần thiết phải có thiết bị an toàn dành riêng cho đối tượng đặc biệt này và phải được luật hoá sớm tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức thực thi cũng như có những bộ tiêu chuẩn, quy định cụ thể về thiết bị này.
"Một quốc gia bảo vệ được sự an toàn của trẻ em là một quốc gia có tương lai", TS. Trần Hữu Minh chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Người Việt ít quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi ô tô![]() |
Tác giả Nguyên Trang (ở giữa), Nguyễn Trần Thiên Lộc (bên trái), họa sĩ Đặng Hồng Quân (bên phải). |
Bộ sách Gieo mầm là những câu chuyện nhỏ mang thông điệp ý nghĩa cùng những tri thức bổ ích dạy trẻ hiểu rằng, muốn đạt thành quả, phải có lao động. Mỗi phụ huynh nên bắt đầu chọn sách, đọc sách cùng con, lan tỏa niềm cảm hứng để trẻ nhỏ thực hành những việc làm tốt.
Tác giả Nguyên Trang chia sẻ: “Việc bố mẹ đọc sách cùng con là nền tảng tốt để nuôi dưỡng tình yêu thương, mở lối tư duy về ngôn ngữ, óc sáng tạo phong phú, để trẻ thêm gu thẩm mỹ về cái đẹp và nhận biết giá trị nhân sinh quan về cái thiện, cái tốt lẫn xấu trong cuộc sống”.
Tham gia sáng tạo nội dung trong bộ sách Gieo mầm, tác giả Thiên Lộc bày tỏ: “Theo tôi, những câu chuyện minh họa bằng tranh vẽ không chỉ ru trẻ con ngủ mà nó còn chứa đựng những bài học nhỏ, giúp trẻ em rèn luyện nhiều đức tính tốt: kiên trì, lòng biết ơn, sự dũng cảm, làm việc tốt… Đồng thời, nó còn là chất xúc tác kết nối tâm hồn những đứa trẻ, bay bổng cùng với những ý tưởng sáng tạo”.
Trong buổi giao lưu, các diễn giả chia sẻ những quan điểm về thị trường sách văn tranh dành cho lứa tuổi thiếu nhi cũng như những trăn trở của người làm sách cho thiếu nhi.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt đến tham gia và đặt câu hỏi cùng các diễn giả. |
Bộ sách “Gieo mầm”dành cho những tâm hồn trẻ thơ từ 4 - 11 tuổi, hỗ trợ phụ huynh tương tác để giúp con hình thành thói quen đọc sách, hiểu hơn về thiên nhiên, để biết quý trọng, có ý thức về hành động của mình trước khi biết tầm quan trọng về việc bảo vệ thiên nhiên.
Theo nhóm tác giả, điểm khác biệt của bộ sách này với những cuốn sách tranh dạy kỹ năng sống khác là mỗi quyển sách có nội dung đơn giản được viết bằng thơ 5 chữ, hình thức song ngữ Việt - Anh. Mỗi lượng kiến thức được mô phỏng bằng hình minh họa ngộ nghĩnh, giúp bé hào hứng tìm hiểu về chu kỳ sinh trưởng và sự phụ thuộc lẫn nhau để phát triển giữa thực vật và côn trùng trong bộ sách này.
Diệp Toàn
Ban tổ chức Hội sách trực tuyến trên sàn Book365.vn có nhiều ưu đãi với bạn đọc để hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8.
" alt=""/>Sách 'Dạy con gieo mầm, cùng con hái quả'