Chung cư VP4 ở bán đảo Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) do HUD làm chủ đầu tư vừa xảy ra sự việc kính ban công đột ngột vỡ vụn lộ ra khoảng trống chết người trên tầng cao khiến người dân hoảng sợ.
![]() |
Dự án VP4 ở bán đảo Linh đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) do Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Hud) làm chủ đầu tư. Ảnh: Minh Thư |
Phản ánh với PV Infonet, chị Nguyễn Mai Thanh, chủ một căn hộ tại tòa chung cư VP4 chưa hết cảm giác chới với, bủn rủn chân tay khi phải dọn đống kính ban công tự dưng vỡ vụn.
Cụ thể, chị Thanh cho biết, khoảng 15 giờ chiều 7/8, khi chị đang đi làm và cả nhà đều đi vắng thì chị nhận được điện thoại của Ban quản lý tòa nhà thông báo có sự việc kính ban công vỡ, nghi là của căn hộ nhà chị nên cần về kiểm tra ngay.
“Sau đó, tôi đã về kiểm tra thì đúng cả một tấm kính ban công của căn hộ nhà mình đã bị vỡ vụn, chỉ còn 1/3 lượng kính rơi vào trong nhà, còn lại 2/3 lượng kính đã rơi hết xuống phía dưới chân tòa nhà. Và cũng quá may mắn là khi kính rơi vỡ xuống không có ai đang đứng phía dưới chân tòa nhà nên chưa gây thiệt hại nào. Cảm giác chới với, chống chếnh, lúc dọn kính vỡ tôi thấy quá khiếp và nguy hiểm khi ở tầng cao mà một khoảng ban công trống hoác”, chị Thanh cho hay.
![]() |
Một tấm kính ở ban công của căn hộ chung cư VP4 Linh Đàm bị vỡ vụn vào chiều 7/8.(Ảnh do chủ căn hộ cung cấp) |
Theo chị Thanh, cả ban công có 4 tấm kính, mỗi tấm có kích thước khoảng 1,5 x 2m, trên kính gắn nhãn mác của hãng Hải Long. Thắc mắc vì sao tấm kính không có gì va chạm mà lại vỡ tan như thế được, chị Thanh đã làm việc với bên chuyên lắp đặt kính của Hải Long thì họ từ chối trả lời vì không làm việc với khách hàng đơn lẻ bởi đã ký hợp đồng với Hud nên họ chỉ trả lời chất lượng kính với bên Hud.
Ngay sau đó, Ban quản lý đã lập biên bản hiện trạng để chuyển sang chủ đầu tư dự án.
![]() |
Kính ban công vỡ để lại khoảng trống hoác đáng sợ khi căn hộ ở trên tầng cao. (Ảnh do chủ căn hộ cung cấp) |
Tuy nhiên, chị Thanh cũng lấy làm lạ trước sự thờ ơ của chủ đầu tư, bởi chị cho biết, khi gọi điện thông báo, phía chủ đầu tư đã biết sự việc nhưng cũng không gọi điện hỏi thăm gia đình hay cho người sang xem xét thay thế.
“Mãi đến sáng hôm sau, tức ngày 8/8, sau khi tôi trực tiếp sang gặp bộ phận quản lý tòa nhà của chủ đầu tư, họ mới hứa sẽ cho người đến kiểm tra và thay kính khác. Sự việc xảy ra như vậy, ban công có cả một khoảng không như thế và cả gia đình đang rất lo sợ thì phía chủ đầu tư cũng không có biện pháp che đậy gì cả, mãi đến 22 giờ đêm hôm đó tôi gọi điện cho Ban quản lý đề nghị chắn miếng gỗ hay thanh sắt vào chỗ kính vỡ đó họ mới làm”, chị Thanh nói.
Chị Thanh băn khoăn: Thật vô lý khi cả gia đình không có ai ở nhà, không có ai đụng vào mà kính bị vỡ vụn như thế, liệu chất lượng kính có vấn đề? Cả khoang kính có 4 tấm, vỡ 1 tấm, còn 3 tấm thì chất lượng của những tấm kính còn lại như thế nào? Nếu chẳng may có thành viên nào đó trong gia đình đang đứng ở đó mà xảy ra sự việc tương tự thì hậu quả khôn lường, quá nguy hiểm.
Căn hộ nhà chị Thanh không phải căn hộ đầu tiên mà kính ban công đã bị vỡ, vì theo chị Thanh trước đó đã có một căn hộ khác ở tầng thấp hơn tầng nhà chị cũng đã bị vỡ.
![]() |
Vị trí căn hộ có kính ban công vỡ nay đã được dùng gỗ che chắn tạm thời, chờ chủ đầu tư xử lý. Ảnh: Minh Thư |
Mặt khác, chị Thanh cũng cho biết, khi gia đình muốn làm lưới an toàn cho ban công thì càng thất vọng hơn khi đặt mũi khoan tường đến đâu thì vữa tường bở bục ra đến đó, bên trong toàn cát, không có xi măng, đã yêu cầu Hud lên giải quyết nhưng đến bây giờ họ vẫn chưa giải quyết. Khi tiếp tục xảy ra sự cố vỡ kính nữa thì bao sự việc dồn nén lại khiến khách hàng vô cùng bức xúc khi bỏ ra số tiền hơn 3 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư cao cấp mà chất lượng thì không bằng chung cư giá rẻ.
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Ban quản lý dự án số 2 – HUD xác nhận đã biết sự việc và đang thông báo cho đơn vị thi công kính để thực hiện bảo hành vì toàn bộ tòa nhà vẫn đang trong thời gian bảo hành và đã có thông báo tới Ban quản trị để người dân được biết.
Ông Trung khẳng định, kính đã được kiểm tra chất lượng trước khi lắp vào tòa nhà.
Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại An Phú là đơn vị thi công hạng mục lan can kính. Còn bên Công ty EuroWindow làm hạng mục cửa và vách kính.
“Kính có tiêu chuẩn rồi, còn nguyên nhân vỡ là gì thì phải chờ bên kỹ thuật kiểm tra. Có nhiều nguyên nhân làm kính vỡ, có thể do tác động, do môi trường hay do kỹ thuật lắp sai thì cần bên cung cấp xác nhận”, ông Trung nói.
Theo Infonet
Liên quan đến phương án cổ phần hoá (CPH) Công ty mẹ, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) của Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý.
" alt=""/>Hà Nội: Kinh hãi kính chắn ban công chung cư đột nhiên vỡ vụnTTCP vừa kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội. Trong đó tập trung kiểm tra 7 dự án về giao thông, môi trường thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
7 dự án TTCP “điểm danh” gồm: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Dự án Đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài; Dự án Đầu tư xây dựng đường trục Nam tỉnh Hà Tây; Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương; Dự án Đầu tư xây dựng đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa phận Hà Nội.
Hàng loạt dự án BT ở Hà Nội đội vốn hàng chục triệu USD (Ảnh: Dự án đườngtrục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ). |
Kết luận thanh tra chỉ rõ, các dự án BT, BOT triển khai trên địa bàn Hà Nội có ưu điểm đã huy động được nguồn vốn đầu tư xã hội để bù cho sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước để phát triển hạ tầng, từng bước phục vụ cho lợi ích người dân. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Theo kết luận TTCP, trong giai đoạn 2008-2012, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện đúng việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án theo quy định gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư. Việc không tuân thủ quy định dẫn đến các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi, dẫn đến hạn chế số lượng nhà đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Tại thời điểm thanh tra có 15 dự án theo hình thức BT nhưng chỉ một dự án thực hiện đấu thầu, còn lại đều là chỉ định thầu.
UBND TP Hà Nội không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ, lựa chọn ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định.
Kết luận thanh tra nêu nhiều nhà đầu tư được lựa chọn “có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo như Công ty CP Tasco đối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Công ty Bitexco với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An”.
Hầu hết dự án bị chậm tiến độ và nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư không đủ năng lực huy động vốn, vốn chủ sở hữu không đảm bảo giải ngân theo tiến độ cam kết như Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ…
Kết luận cũng nêu, “một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt, chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất”.
Đội vốn hàng chục triệu USD
Theo TTCP, việc giám sát thực hiện hợp đồng của UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách kịp thời như mục tiêu đề ra.
TTCP “điểm danh” nhiều dự án bao gồm Dự án Nhà máy nước Yên Sở (kéo dài thêm 18 tháng, chi phí phát sinh thêm 11,5 triệu USD); dự án đường Lê Văn Lương kéo dài; dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương; dự án bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên; dự án nút giao thông Long Biên.
Dự án Nhà máy nước Yên Sở được khởi công xây dựng khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng cũng như thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở Công nghệ Khoa học Hà Nội, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
Việc lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định của Nhà nước còn hạn chế và được thực hiện trong quá trình thi công nhà máy.
Việc nhà đầu tư ký hợp đồng EPC và tổng thầu EPC đã thực hiện thi công xây dựng từ đầu tháng 1/2009 theo hồ sơ thiết kế chưa được các cơ quan chức năng thẩm định, thẩm tra thể hiện việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có liên quan thuộc UBND TP Hà Nội.
Dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chĩnh ác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng làm tăng giá trị hợp đồng BT là 19,5 tỷ đồng.
Dự án bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An cũng mắc sai phạm khi công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán thiết kế thi công, tổng vốn đầu tư không chính xác khiến số tiền tăng lên tới hơn 28 tỷ đồng.
Tương tự là dự án nút giao thông Long Biên, tổng mức tăng giá trị lên tới hơn 70 tỷ đồng do tính toán sai công tác thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, áp dụng đơn giá...
Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên bị tăng giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh là 14,4 tỷ đồng.
Đối với dự án đường trục phí Nam tỉnh Hà Tây cũ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920 tỷ trong tổng vốn đầu tư dự án BT là chưa có cơ sở. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920 tỷ, gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định giá trị để giao đất của các dự án khác đối ứng dự án BT.
Tương tự, đường Lê Văn Lương kéo dài thi công một số hạng mục cầu vượt Sông Nhuệ, phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc.
Thậm chí, chủ đầu tư dự án trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ còn không chấp hành cung cấp tài liệu, có biểu hiện chống đối, cản trở hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đến kế hoạch, nội dung, tiến độ và thời gian thanh tra.
Hồng Khanh
Hà Nội: Nhiều sai phạm, buông lỏng quản lý biệt thự cũCông tác quản lý còn để xảy ra nhiều sai phạm, buông lỏng dẫn đến biệt thự bị phá dỡ, xây dựng mới " alt=""/>Nhiều dự án BT, BOT nghìn tỷ ở Hà Nội ‘dính’ sai phạm
|