Đây được cho là nghiên cứu mang tính bước ngoặt tại Anh về việc những đứa trẻ có thể hình thành từ các tế bào da - mà không cần đến trứng.
Thí nghiệm trên chuột, một nhóm các nhà khoa học tạo ra con khỏe mạnh và hoàn toàn bỏ qua quá trình thông thường là phôi hình thành từ tinh trùng và trứng. Kết quả làm gia tăng khả năng tinh trùng có thể kết hợp với các tế bào bình thường từ da hoặc mô khác để tạo ra phôi.
Tiến sĩ Tony Perry, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Phát hiện mới thách thức quan niệm rằng, chỉ có một tế bào trứng được thụ tinh với một tinh trùng mới dẫn đến việc sinh nở động vật có vú còn sống".
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, thí nghiệm trên loài chuột mới chỉ chứng minh rằng phương pháp thụ tinh này trên lý thuyết có thể thực hiện được. Cần nghiên cứu kỹ càng hơn nữa trước khi áp dụng vào thực tế. Tiến sĩ Perry là nhà phôi học tại Đại học Bath.
Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Perry đã dùng những phôi thai đơn tính nhân tạo, được điều chế bằng cách kích thích một tế bào phát triển giống như đã được thụ tinh. Thông thường, những phôi thai này sẽ chết trong vài ngày, song các nhà khoa học phát hiện rằng họ có thể tiêm tinh trùng vào các phôi thai đơn tính này để chúng phát triển thành một sinh vật khỏe mạnh mà không cần đến trứng.
Các nhà khoa học đã tạo ra 30 con chuột con khỏe mạnh với tỉ lệ thành công lên đến 24%. Đây là một phát hiện rất quan trọng, bởi các phôi thai đơn tính có tính chất giống như các tế bào thông thường. Nếu ta có thể cho tinh trùng kết hợp được với các phôi thai đơn tính, việc sản sinh con bằng cách kết hợp với tế bào trên cơ thể là có thể làm được.
Người ta cho rằng, các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này có thể cho phép phụ nữ mắc chứng vô sinh vì thuốc chống ung thư hay xạ trị có thể có con bình thường. Nó cũng mở ra cơ hội để hai người đàn ông có thể có con với nhau hoặc cho phép bảo tồn giống nòi của những loài vật đang bên bờ tuyệt chủng.
Tiến sĩ Paul Colville-Nash, thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh nhấn mạnh, đây là "mảng thú vị của nghiên cứu" và rằng: "Một ngày nào đó, nó sẽ rất ý nghĩa với việc điều trị vô sinh, mặc dù con đường phía trước còn dài".
Thái An(Theo Skynews)
" alt=""/>Không cần trứng đàn bà, đàn ông tự có conNgũ quả cũng còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Còn lý do nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau bởi lẽ nó thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên. Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
![]() |
Mâm ngũ quả đặc trưng của miền Bắc |
Các loại quả thường được trọng dụng như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…. Đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc.
Quả phật thủ – bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim
Quả chuối:tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc
Quả sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ
Quả quất, quả hồng:biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa
Quả lê hoặc dưa lê:tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy
Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm.
Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Mâm ngũ quả của miền Nam tuy không được bày, bố trí theo quan niệm ngũ hành nhưng cũng có những kiêng kị nhất định. Miền Nam tuyệt đối không chọn chuối để bày vì nó phát âm khá giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả cấm kị vì có câu “quýt làm cam chịu” hay lê, táo được coi là “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại”.
Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “Cầu – Sung – Vừa – Đủ – Xài”.
Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết, bài trí sống động và không kém phần độc đáo.
![]() |
Mâm ngũ quả gần 10 loại quả được bày biện đẹp mắt cùng với đôi dưa hấu có 4 chữ “Vạn sự - Như ý” được khắc chữ tỉ mỉ và tinh tế
Một bó hướng dương được tô điểm tạo thêm điểm nhấn thú vị cho mâm ngũ quả Những thanh trang trí đỏ tạo nên sự mềm mại cho mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả chúc sống lâu trăm tuổi, đủ đầy, thơm tho, tránh được mọi khó khăn, vất vả Mâm ngũ quả tài lộc "Cầu sung vừa đủ xài" Mâm ngũ quả cầu gia đình sung túc, vạn sự như ý, gặt hái nhiều thành công
Những mâm ngũ quả long – phụng sum vầy
|