Giữa không gian đô thị hiện đại, vẫn còn nhiều khu chung cư cũ kỹ, chật chội và đang xuống cấp trầm trọng. Trong đó phải kể đến khu nhà tập thể Nguyễn Công Trứ.Khu nhà tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng 1960, là một trong những khu tập thể lâu đời nhất tại Hà Nội. Mọi góc tường, mọi cầu thang, mọi ô cửa ở đây đều nhuốm hơi thở cũ kỹ của thời gian.
Với nhiều người, những khu tập thể cũ có thể chỉ là một mảng miếng mờ nhạt trong diện mạo thủ đô khang trang. Nhưng với nhiều người còn lại, những khu tập thể cũ lại là một mảnh của tuổi thơ vẫn tồn tại đâu đấy giữa guồng quay nghẹt thở của cuộc sống hiện đại.
 |
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ tòa nhà B1 rêu phong, cũ kỹ |
Trước đây, những khu tập thể cũ có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, bách hóa… đáp ứng nhu cầu sống của cư dân. Giữa hai dãy nhà thường có khoảng sân rộng, nơi vui chơi của cả người già và trẻ con. Hình ảnh một thời tuổi thơ như chơi trượt ở cầu thang với lũ bạn hàng xóm, hay những buổi chiều đi học về khó nhọc dắt xe đạp từ tầng 1 đến tầng 5… còn mãi trong kí ức của những người sống ở khu tập thể cũ.
Những căn hộ chung cư này từng giải quyết chỗ ở ổn định cho rất nhiều các cán bộ công nhân viên chức. Căn hộ trong những tòa nhà tập thể này được xây dựng với diện tích khoảng 45-50m2, không có phòng ngủ, chỉ có một phòng hình chữ nhật.
Thời đó, đây là những căn hộ trong mơ của các đôi vợ chồng trẻ đang khó khăn về nhà ở. Nhưng theo thời gian, con cái họ lớn dần lên, diện tích nhỏ hẹp của những căn hộ bắt đầu không đủ chỗ cho một gia đình 4, 5, 6 người. Thậm chí, bên trong căn hộ cũ kỹ và chật chội, có những gia đình có đến 3 thế hệ ở cùng nhau. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn ở cùng bố mẹ bởi họ không có đủ điều kiện để mua nhà tách ra ở riêng.
 |
Lối vào hành lang nước chảy lênh láng...

Hàng lang tối tăm, ẩm mốc...

Tận dụng hành lang làm nơi để xe máy |
Những năm đầu thế kỷ 20, các căn hộ tập thể này không có nhà bếp, không nhà vệ sinh bởi đã có khu sinh hoạt tập thể chung. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của người dân nâng cao, những căn hộ chung cư bắt đầu bị cơi nới thêm những chuồng cọp để có chỗ phơi quần áo, nấu ăn, thậm chí là cơi thêm để làm một phòng ngủ nhỏ. Không ít hộ dân còn tự ý xây chồng tầng lên để ở. Chính vì vậy, những khu chung cư này ngày một xuống cấp một cách trầm trọng.
 |
Nhà nhà cơi nới để có thêm không gian sinh hoạt khiến khu tập thể trở lên nhếch nhác



Những chuồng cọp là nơi để phơi quần áo, nấu ăn

Mảng tường cũ kỹ bong tróc |
Sân chơi trước kia một ngày bỗng trở thành... bãi để xe, quán nước khiến không gian lúc nào cũng chật chội, ùn tắc. Cầu thang đi lên các tầng của chung cư là chiếc cửa nhỏ, nước chảy lênh láng, bốc mùi hôi thối quanh năm. Những bức tường thì bong tróc, nứt nẻ; Dây điện mắc từ cầu thang cho tới các tầng và bao quanh các căn hộ chằng chịt như mạng nhện. Không chỉ vậy, những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau, nếu chẳng may bị lở tường rơi xuống sẽ vô cùng nguy hiểm.

|

Dây điện mắc chằng chịt như mạng nhện


Khoảng sân vui chơi trước kia giờ thành bãi đỗ xe, hàng quán mọc lên

Những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau
|
Ông T.B.T (cán bộ nghỉ hưu ở khu tập thể B2 Nguyễn Công Trứ) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc vào những cư dân đầu tiên của khu tập thể Nguyễn Công Trứ này. Hồi mới dọn đến, ai cũng hồ hởi, thích lắm. Nhưng theo thời gian, gia đình tôi có thêm con cái, căn hộ 50m2 trở nên chật chội, bí bách. Tôi phải cơi nới thêm để có không gian sinh hoạt. Tôi biết như vậy là nguy hiểm, nhưng cũng không còn cách nào”.
 |
Chỗ nấu ăn trong tình trạng tối tăm, ổm mốc

Đồ đạc xếp chồng chất lên nhau bởi diện tích quá hẹp

Cơi nới lên cao để tận dụng không gian sinh hoạt

Bên trong phòng ở chật chội, bí bách
|
"Diện tích nhà thì chật hẹp, bếp thì luôn trong tình trạng ẩm mốc, nhà tôi phải cơi nới thành chuồng cọp, chuồng chim lấy chỗ phơi quần áo, để đồ. Sống ở đây như 'làm dâu trăm họ', đi lại nói năng nhẹ nhàng. Có khi giường nhà mình kêu cót két bao nhiêu lần bên nhà hàng xóm cũng biết", bà N.B.H kể về những bất tiện.
Theo ANTT

Khu tập thể Thành Công "oằn mình" gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sập
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
" alt=""/>Cuộc sống chật chội, xuống cấp trong khu tập thể lâu đời nhất HN
- Không có tiềm lực kinh tế, không giỏi tiếng Anh, cô gái Nguyễn Vi Anh vẫn quyết tâm hiện thực hóa giấc mơ du học từ bé của mình. Em chọn nước Mỹ như một tấm vé thông hành để sau này có thể đi khắp nơi trên thế giới một cách dễ dàng hơn.

|
Nguyễn Vi Anh chọn con đường du học Mỹ sau khi tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM. Ảnh: NVCC |
Bước chân xuống sân bay là phải lo sinh tồn
Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM, Nguyễn Vi Anh mới bắt đầu con đường du học đầy thách thức của mình. Hiện em đang là sinh viên ngành Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Houston Community College System.
Vi Anh chia sẻ, không giống như những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học khác, em không đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội làm việc mà chỉ cố gắng học tiếng Anh thật tốt để được đi du học. Mục đích đi du học của em không chỉ là mở rộng, nâng cao kiến thức, mà còn là trải nghiệm môi trường mới, sống một cuộc đời rộng lớn, được thấy nhiều cảnh đẹp, được gặp những con người thú vị.
Với tinh thần đó, Vi Anh chưa từng nghĩ đến những khó khăn mà mình sẽ gặp phải trong tương lai. Gia đình không khá giả, mẹ chỉ vay mượn được cho em số tiền đủ cho học kỳ đầu tiên, nên ngay từ khi bước chân xuống sân bay, em đã phải suy nghĩ và lo xoay sở làm sao để có thể tồn tại được.
Hiện tại, nhờ có sự bảo lãnh của bạn trai người Mỹ, Vi Anh được phép vừa học vừa làm. Em đang làm "toàn thời gian" cho một công ty trang sức ở Houston. Cuối tuần, em làm "bán thời gian" cho một tiệm sửa móng tay, còn thời gian buổi tối em đi học ở trường. Lịch học và làm việc của Vi Anh gần như kín mít cả tuần.
Tuy phải đối mặt với áp lực tài chính lớn, cô gái nhỏ bé này không hề lơ là việc học tập. Trong 2 năm học tập ở trường, Vi Anh đã đạt được một số thành tích và học bổng: Allied Fire Protection Scholarship (2015-2016), Clutch City Foundation Scholarship (2016-2017), là 1 trong 4 sinh viên được đề cử cho giải thưởng Outstanding student organization leadership achievements (2015-2016), Dean's List honoree for the Spring 2016.
Em cho biết, những suất học bổng mà em đạt được cũng giúp em rất nhiều trong việc chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Thích cách người Mỹ hưởng thụ cuộc sống

|
Vi Anh trong chuyến đi chơi North Carolina mùa hè 2016. Ảnh: NVCC |
“Khó khăn thì rất nhiều và rất lớn vì em không có chỗ dựa tài chính nào, một thân một mình phải lo hết tất cả mọi thứ. Mới đầu qua, dù đã rất vững vàng sau 5 năm học ở Sài Gòn, em vẫn khóc rất nhiều. Về sau, em cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, rằng những khó khăn mình đang gặp phải chỉ như những trải nghiệm trên hành trình thú vị của mình. Chính vì suy nghĩ như vậy nên em đủ sức vượt qua tất cả dù có thời điểm trong tài khoản ngân hàng chỉ còn đúng 300 đô la. Và về sau, mỗi lần gặp khó khăn lớn, em chỉ nghĩ đơn giản là mình đã dám sống một mình giữa nước Mỹ chỉ với 300 đô la trong túi thì không việc gì là không thể làm được. Câu thần chú này giúp em mạnh mẽ cho đến phút cuối cùng trong rất nhiều chướng ngại vật đã gặp phải” – Vi Anh chia sẻ.
Cô gái quê Vũng Tàu thú thật, lúc mới qua Mỹ em hay buồn, tiếc 5 năm học đại học rồi chẳng để làm gì nhiều. Nhưng sau này, em mới nhận ra rằng chính 5 năm đèn sách, lặn lội ở Sài Gòn đã dạy cho em những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn và một hành trang kiến thức nền vững chắc để sống sót được trên đất Mỹ.
Tự nhận mình là kẻ ham chơi, đi du học cũng là để thỏa mãn về tinh thần khi được đặt chân tới những vùng đất mới, những khung cảnh đẹp như cổ tích mà trước kia em chỉ thấy trong phim.
Vi Anh chia sẻ, những ngày đầu khi chưa hiểu cuộc sống và con người Mỹ, em mắc nhiều lỗi sai trong cách cư xử hằng ngày mà bây giờ khi đã “thấm” văn hóa Mỹ hơn, em mới thấy lúc đó mình thật kém văn minh, lịch sự. “Ví dụ như không biết tặng tiền boa khi đi ăn, không biết nói nhiều câu giao tiếp lịch sự trong tiếng Anh vì trình độ tiếng Anh của em khi mới tới Mỹ rất yếu. Sốc nhất là em nói người khác không hiểu gì và ngược lại. Bây giờ đã khá hơn rất là nhiều rồi, hiểu văn hóa dẫn đến nghe nói tiếng Anh cũng tốt hơn.”

|
Vi Anh trong bữa tiệc thịt nướng cùng bạn bè, người thân. Ảnh: NVCC |

|
Vi Anh và bạn trai người Mỹ. Ảnh: NVCC |
Cô gái Việt cũng rất thích cách người Mỹ tận hưởng cuộc sống.
“Đa số những người em gặp đều biết tạo cho mình những thói quen, sở thích riêng để cuộc sống vui vẻ hơn. Họ sống biết nghĩ tới cộng đồng, không tinh ranh qua mặt người khác và đặc biệt là thái độ làm việc rất nghiêm túc”.
Nói về việc học tập, Vi Anh cho biết em rất thích nền giáo dục Mỹ - rất hiện đại và khoa học.
“Nhiều thầy cô lớn tuổi nhưng vẫn rất giỏi về công nghệ, kết hợp rất hay giữa kiến thức thực tế, sách giấy và bài tập online. Sách giáo khoa được đổi mới liên tục theo hướng bổ sung thêm thông tin hợp thời”.
Cách tính điểm cuối kỳ chia đều theo phần trăm (trong đó điểm chuyên cần chiếm 20%) cũng đòi hỏi sinh viên phải tập trung, cố gắng suốt cả học kỳ đó.
“Sinh viên rất chủ động trong việc học, và thú vị nhất là rất nhiều người lớn tuổi vẫn học chung với em, khiến em được an ủi là mình vẫn chưa già cho lắm”– cô gái 27 tuổi cười lớn khi chia sẻ điều này.
Với những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học Mỹ, Vi Anh cũng muốn gửi gắm một lời động viên: ước mơ đủ lớn, bạn sẽ tìm được cách đi du học.
“Dù gia đình không đủ tiền xoay sở, không giỏi tiếng Anh, nhưng nếu bạn đủ khát khao, bạn sẽ hoàn toàn có thể làm được. Và hành trình này sẽ vô cùng thú vị với những trải nghiệm lớn không thể nào quên trong đời. Và từ nước Mỹ, việc đặt chân đến những đất nước khác vô cùng dễ dàng”.
" alt=""/>Chuyện kể của du học sinh dám sống giữa đất Mỹ với 300 đô la