Đây là một xã nghèo của tỉnh, người dân gắn bó với nghề trồng lúa. Nhận thức được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ với công việc mưu sinh, ngay từ nhỏ, cô bé Đỉnh quyết tâm học thật giỏi.
![]() |
Cô Thái Thị Hồng Đỉnh - giáo viên Trường THPT Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng |
Cô Đỉnh nhớ lại: “Ngay từ nhỏ, tôi thường hay học cách làm cô giáo dạy các em của mình hay những em nhỏ gần nhà. Và cứ như thế đến năm tôi tốt nghiệp trung học phổ thông, ấp ủ ước mơ được đứng trên bục giảng, tôi đăng ký vào ngành sư phạm Địa lý”.
Năm 2004, cô Đỉnh tốt nghiệp. Như nhiều sinh viên vừa rời giảng đường đại học, bao nhiêu câu hỏi đan xen trong đầu cô giáo trẻ: Mình sẽ được phân công dạy ở đâu? Có xa nhà không? Dạy như thế nào để học sinh yêu thích môn học mình? Ứng xử ra sao trước các tình huống sư phạm?...
Sau đó, cô Đỉnh nhận được quyết định về công tác tại Trường cấp 2 - 3 Thuận Hòa, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - nơi cô sinh ra và lớn lên.
Trước đây, Trường cấp 2 - 3 Thuận Hòa là trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do đó cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn như một số phòng học được dựng bằng tôn, thiết bị dạy học còn hạn chế, nhà vệ sinh dành cho học sinh và giáo viên thì không đủ… Vào mùa mưa, có nhiều lớp bị dột, bị ngập nước.
Đối với học sinh, đường đến trường cũng gặp nhiều vất vả. Các em đi học phải qua sông, men theo bờ ruộng, con đường làng nhỏ hẹp, một số vùng sâu chưa có điện sử dụng…
Nhưng tình yêu với nghề giáo đã thành động lực phấn đấu của cô Đỉnh. Không biết tự bao giờ, cô đã dành trọn tình cảm cho học trò.
Thành quả của cô giáo trẻ
Ngoài giảng dạy môn Địa lý, cô Đỉnh còn là tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm… Dù ở vai trò nào, cô cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
![]() |
Học sinh Trường THPT Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng |
Trong công tác chuyên môn, cô miệt mài nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tự làm đồ dùng dạy học, khuyến khích các thành viên trong tổ thiết kế thêm các đồ dùng học tập, thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm. Cô Đỉnh cũng có nhiều sáng kiến trong giảng dạy môn Địa lý được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao.
Nhiều năm liền, cô Đỉnh có học sinh đoạt giải học sinh giỏi tỉnh và tham gia đội tuyển quốc gia của tỉnh Sóc Trăng. Tỷ lệ học sinh đạt điểm thi tốt nghiệp môn Địa lý của nhà trường luôn vượt tỷ lệ bình quân chung của tỉnh.
Ngoài ra, cô còn là người bạn đồng hành, là chỗ dựa tinh thần cho nhiều học trò, khuyến khích, hỗ trợ các em vượt qua khó khăn… Đồng thời, tham gia các hoạt động thiện nguyện như vận động học sinh tình nguyện tặng lại sách cũ để những năm tiếp theo nhà trường có thêm sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và bổ sung vào kho thư viện của trường…
Với những nỗ lực và sáng kiến của mình, cô Đỉnh nhận được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Sóc Trăng” hai lần liên tiếp vào năm 2013 và 2016. Năm 2018, cô Đỉnh vinh dự được nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc".
Phương Chi
Một thầy giáo về hưu đã cất công sưu tầm và lưu giữ hàng ngàn cổ vật suốt 50 năm qua, xây dựng một bảo tàng "có một không hai" ở quê hương.
" alt=""/>Cô giáo Sóc Trăng và danh hiệu 'Chiến sĩ thi đua toàn quốc'Anh chàng phi công "hot boy" của hãng Hàng không Trung Quốc đã thu hút được gần 72 nghìn “fan” trên tài khoản mạng xã hội Weibo nhờ những clip đã đăng tải.
Tuy nhiên, hiện phi công được gọi là Andy này đã bị công ty đình chỉ làm việc vì những việc làm của anh có thể “ảnh hưởng tới cảm xúc khi đang bay”.
Andy hiện đang phải đối mặt với những hình thức kỷ luật nghiêm khắc – theo tuyên bố của hãng Hàng không Trung Quốc.
![]() ![]() |
Những hình ảnh được đăng tải trên Weibo cho thấy anh chàng phi công này đang mặc đồng phục đứng trong buồng lái. Theo tờ Thời báo Bắc Kinh, anh đã ghi lại những hình ảnh chuẩn bị trước chuyến bay tới Roma qua sóng trực tiếp APP trên điện thoại di động của mình.
Mặc dù Andy được cho là đã bay nhiều chặng quốc tế, song hành động của anh đã nhận được phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. “Tại sao hành khách được yêu cầu tắt các thiết bị kỹ thuật số khi lên máy bay, mà phi công lại bỏ qua quy tắc này?” – một người dùng bình luận.
Theo thông tin cá nhân trên trang Weibo, Andy tốt nghiệp ĐH Hàng không dân sự Trung Quốc và hiện đang là lái phụ của hãng Hàng không Trung Quốc.
Mặc dù tài khoản Weibo của Andy vẫn còn hoạt động, nhưng tất cả hình ảnh và video đã được xóa đi.
Năm 2013, Hàng không Trung Quốc từng bị dính vào một vụ bê bối về đồ ăn nhẹ trên máy bay. Tờ Tin tức Bắc Kinh buổi tối đưa tin, những hành khách trên chuyến bay Air China CA1268 tới Bắc Kinh đã bị tiêu chảy nặng và nôn mửa sau khi ăn bánh quy đã hết hạn của hãng này phục vụ.
Xem thêm:
Phi công lái Su-30MK2: "Bình tĩnh mới làm được thủ lĩnh"" alt=""/>Phi công bị đình chỉ vì thích ‘sống ảo’