Bà mẹ đơn thân nuôi con đã vất vả,àtrốngnuôlich thi đấu v league các ông bố một mình nuôi con còn gặp nhiềuthử thách hơn. Nhưng, trong nghịch cảnh, mới thấy trái tim người cha cũng thậtmênh mông.
>> Tâm tình của người đàn ông không đi bước nữa
Bà mẹ đơn thân nuôi con đã vất vả,àtrốngnuôlich thi đấu v league các ông bố một mình nuôi con còn gặp nhiềuthử thách hơn. Nhưng, trong nghịch cảnh, mới thấy trái tim người cha cũng thậtmênh mông.
>> Tâm tình của người đàn ông không đi bước nữa
"Nếu chưa làm mẹ, chắc hẳn tôi sẽ khao khát có con sau khi xem nó. Khuôn mặt nhỏ nhắn của đứa bé trong phim mới dễ thương làm sao, cuộc sống thật trọn vẹn khi có một đứa trẻ. Nhưng điều khác là em bé trong phim luôn mỉm cười và chẳng bao giờ quấy khóc khi ngủ.
Còn tôi, suốt bao nhiêu năm qua, tôi chưa từng dám viết về những cảm xúc đã trải qua khi có con đầu lòng. 3 năm đầu có con, tôi thấy đứa trẻ như nuốt chửng mình", Su chia sẻ trên Weixin.
![]() |
Nhiều bà mẹ trẻ đối diện áp lực tâm lý khi lần đầu có con. Ảnh: AFP. |
"Tôi trách mình không phải người mẹ tốt"
Khi mang thai, Su tưởng tượng mọi thứ đơn giản và có thể kiểm soát, cô chuẩn bị những đồ dùng cần thiết theo danh sách đặt hàng trực tuyến, nghĩ như vậy là đủ để chào đón một thành viên mới.
Thường xuyên xem các bộ phim tình cảm gia đình, Su cũng giống như nhiều cô gái trẻ khác mang trong mình kỳ vọng tươi đẹp về cuộc sống sau khi có con. "Dù điều đó không xấu, nhưng ở khía cạnh nào đó, những ảo tưởng khiến nhiều người vỡ mộng khi đối diện khó khăn thực tế".
Lúc mới sinh, Su rất vui. Nhà có chồng và bố chồng ở nhà sẽ giúp chăm sóc đứa trẻ, cô nghĩ mình hẳn không phải tất bật. Nhưng vấn đề cũng đã đến khi gia đình 4 người không hề biết gì về cách chăm sóc một đứa bé sơ sinh.
Đêm thứ 2 sau khi sinh, Su dùng máy hút sữa nhưng sau khoảng 10 phút, cô chỉ lấy được một chút sữa. "Tôi ngồi trên giường, cảm thấy khó chịu và hoang mang. Tôi tự hỏi tại sao mình không có sữa, liệu con có bị đói không?".
Ngày ra viện và về nhà riêng, những khó khăn ập đến. Su bị nứt núm vú nhiều lần, mỗi lần đứa trẻ bú đều khiến cô đau đớn. Nhưng cô lo lắng hơn rằng con không đủ no.
"Nhiều lúc tôi vừa cho con bú vừa rơi nước mắt, thậm chí không biết mình khóc vì đau hay vì đang trách bản thân. Tôi nghĩ mình là một người mẹ không đủ tốt. Ngủ không đủ giấc nên tôi bị vàng da mãi không khỏi, tôi thấy mình thật vô dụng".
![]() |
Su tự trách mình không phải người mẹ tốt, cô thắc mắc liệu những người khác có yêu thương con họ một cách tự nhiên không. Ảnh: Depositphotos. |
Tìm kiếm những cách chăm sóc trẻ trên mạng, những hướng dẫn khác nhau làm Su bối rối. Bố chồng cô khuyên con dâu không nên căng thẳng quá mức, nên ra ngoài hít thở không khí nhiều hơn.
"Nhưng tôi không dám đi đâu, sợ con sẽ khóc bất cứ lúc nào. Tôi ước mình có thể trở thành một người mẹ tốt", Su nhớ lại.
Rơi vào trầm cảm
Một lần, Su cãi nhau với chồng. Nhưng bố chồng của cô đã mắng cô: "Con lúc nào cũng nói con khó chịu. Con có biết chúng ta đã chịu đựng con bao lâu rồi không? Bà nội đứa trẻ đã đẻ 6-7 người con, nhưng con mới có một đứa thôi mà đã tức giận đến vậy".
Từ đó về sau, Su không muốn chia sẻ gì với gia đình nữa, thậm chí không muốn nói chuyện gì. "Tôi nghĩ trên đời này sẽ không có ai hiểu, không ai yêu tôi".
Su nhớ có lần khóa cửa phòng, cởi đồ của đứa con mới sinh và cả quần áo của mình, rồi nhẹ nhàng áp làn da của cô lên đứa trẻ để cảm nhận tình mẫu tử. "Khoảnh khắc da con chạm vào mình tôi mới ngỡ ngàng thấy hóa ra đó là tình yêu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự kỳ diệu của cuộc sống", Su nói.
Khi chuyện chăm con đã dần được giải quyết, Su lại gặp vấn đề mới. Một lần khi xuống siêu thị mua đồ, tới lúc tính tiền, Su muốn hỏi "giá bao nhiêu" nhưng cô thấy mình nói rất nhỏ.
"Tôi giật mình nhận ra bản thân thực sự có vấn đề, dường như không thể giao tiếp với mọi người một cách bình thường, tự hỏi có phải tôi bị trầm cảm sau sinh không? Nó nghiêm trọng đến mức nào?".
![]() |
Nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, họ càng đau khổ hơn nếu không có sự thấu hiểu và chia sẻ từ gia đình. Ảnh: Korea Times. |
Su bắt đầu học viết nhật ký dù không hề muốn viết chút nào. Cô ghi ra những nỗi sợ hãi và tức giận, buộc bản thân viết những giải pháp có thể nghĩ được để giảm bớt suy nghĩ độc hại trong đầu.
"Tôi tiếp tục đọc sách và học cách chăm con. Tôi cố gắng thỏa hiệp và không gây ồn ào nữa, xem phim và tìm kiếm những niềm vui trong thời gian chăm con. Tôi thấy mình xinh đẹp hơn, gia đình cũng thuận hòa, mọi thứ dường như đang đi vào đúng hướng".
Hết thời gian nghỉ thai sản, Su quay lại với công việc. Cô bắt đầu một chu kỳ khủng hoảng mới. Cường độ công việc ban ngày quá cao, đêm về con quấy khóc khiến bà mẹ trẻ không thể ngủ ngon. Su bị mất ngủ suốt 3 năm đầu sau khi sinh con. "Tôi không còn là chính mình", cô nói.
Dần dần, Su học cách dành thời gian riêng cho bản thân. Buổi trưa, cô tranh thủ một tiếng được nghỉ đến đến hiệu sách đối diện công ty hoặc tới phòng tập thể dục. Su đọc thêm sách và học vẽ tranh để giải tỏa cảm xúc.
"Không có mục đích cụ thể nào, tôi chỉ muốn được làm những gì mình thích, những việc không phải vì trách nhiệm mà là vì bản thân để thấy mình tự do", Su nói về con đường giúp cô thoát khỏi áp lực tâm lý khi lần đầu làm mẹ.
Theo Zing
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
" alt=""/>'3 năm đầu có con, tôi trách mình không phải người mẹ tốt'Chị Nguyễn Thị Yến (SN 1978, quê một tỉnh miền Trung) vào TP.HCM lập nghiệp từ hơn 20 năm trước. Tại đây, chị gặp anh Tuấn rồi nên duyên vợ chồng. Con gái lớn của họ đang học đại học. Con gái út là bé Na, năm nay 7 tuổi.
5 năm trước, vợ chồng chị Yến ra tòa ly hôn vì nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết. Sau đó, anh Tuấn dọn ra ngoài sống, rồi lấy vợ mới. Một mình chị Yến nuôi hai con gái với nghề buôn bán tự do.
Năm 2019, ba mẹ con chị Yến thuê trọ tại một con hẻm ở Phường 14, quận Tân Bình. Hằng ngày, chị Yến bán hàng ở đầu hẻm, con gái lớn đi học, còn bé Na đến trường mẫu giáo. Các ngày cuối tuần, chị nhờ hàng xóm trong khu trọ trông bé giúp để yên tâm bán hàng.
Người mẹ ấy không ngờ rằng, điều này đã tạo cơ hội cho Nguyễn Văn Chín (SN 1965, làm nghề xe ôm, sống cùng khu trọ) dâm ô bé Na suốt hai năm liền, từ khi bé 3-5 tuổi. Sự việc được phát hiện vào buổi sáng ngày 14/4/2019, khi Chín giở trò với bé Na lần nữa.
Hôm đó, con gái lớn chị Yến được nghỉ học nên ra phụ bán hàng với mẹ. Còn bé Na ở trong phòng trọ tập vẽ. Khi vào phòng trọ đi vệ sinh, thấy em có biểu hiện khác thường nên người chị hỏi chuyện thì bé Na kể chuyện mình bị Chín xâm hại. Người chị sau đó kể lại với mẹ.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Yến, mẹ của nạn nhân. |
Ban đầu, nghe con gái lớn nói, chị Yến không tin. “Khu trọ tôi thuê có 6 phòng. Các gia đình thuê sống lâu năm ở đây. Ở chỗ quen biết nên đi đâu, tôi gửi chìa khóa phòng và gửi con gái nhờ hàng xóm trông giúp. Tôi cũng nghĩ, con gái còn nhỏ nên không ai làm gì”, chị Yến kể bằng giọng hối hận.
Nhưng sau đó, chị bàng hoàng khi thấy vùng kín của con gái sưng đỏ, bé kêu đau và khẳng định bị ông Chín dâm ô. Camera khu trọ cũng ghi lại hình ảnh Chín vào phòng trọ của chị rồi đóng cửa lại.
“Trước đó, tôi hay đọc báo, xem tivi thấy nhiều đứa trẻ bị xâm hại. Tôi không tưởng tượng được chuyện này lại đến với con mình. Một lần, con kêu ngứa đầu, tôi mua bồ kết về nấu lên gội đầu cho con. Nước bồ kết chảy xuống vùng kín làm con bị rát nên kêu đau. Vậy mà tôi cứ nghĩ, con bị đau là do nước bồ kết gây nên”, chị kể với đôi mắt đẫm lệ vì thương con và tự trách mình.
Vợ đi trình báo, chồng phản đối
Chiều hôm đó, sau khi cho con gái ăn ngủ, chị Yến tìm gặp Chín hỏi chuyện thì ông ta chối, khẳng định chỉ vào phòng chơi rồi đi ra chứ không làm gì.
Sau cuộc nói chuyện với Chín, chị Yến đến Công an Phường 14, Quận Tân Bình trình báo sự việc. Tại đây, chị được hướng dẫn đưa con gái đi giám định pháp y.
“Mẹ con tôi phải đi lòng vòng 3 bệnh viện mà chưa thể giám định được. Khi về đến phòng trọ là 12h khuya. Cả buổi tối phải đi với mẹ, không được tắm rửa, vùng kín lại bị đau, bé Na rất mệt", chị nhớ lại.
Biết chuyện con gái bị dâm ô, anh Tuấn về mắng chửi vợ cũ, yêu cầu dừng việc tố cáo. Họ hàng, người thân cũng khuyên chị Yến đừng đưa chuyện xấu hổ của cả dòng họ cho thiên hạ biết.
Những người hàng xóm thì xì xào bán tàn, nói chị: “Bà đi làm, để con ở nhà. Cửa mở ông ấy vào phòng chơi chứ có gì đâu mà làm quá”. Ngày hôm sau, vợ và chị gái Chín qua xin lỗi, mong chị bỏ qua vì là “chỗ quen biết”.
“Lúc đó, lòng tôi như có một tảng đá to đè nặng. Tôi càng xót xa khi 6 lần đưa con đến cơ quan điều tra để họ lấy lời khai. Từng câu hỏi của cán bộ điều tra, rồi những gì con thuật lại trong các lần bị xâm hại khiến tim tôi quặn thắt, hận vô cùng.
Người ta hại con tôi vậy mà tôi im lặng, không nói, không làm gì là bao che cho tội phạm. Có khi mình càng im lặng, con mình lại tiếp tục là “con mồi” của chúng”, giọng chị Yến dứt khoát.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ- người giúp đỡ chị Yến đưa hành vi dâm ô trẻ em của Chín ra ánh sáng. |
Người mẹ ấy quyết định nghỉ bán hàng, đi gõ cửa từng cơ quan chức năng trình bày câu chuyện của mình. Chị cũng chuyển chỗ trọ để tránh những lời thị phi, những ánh mắt dè bỉu của người xung quanh. “Lúc đó, tôi không biết gì về luật, không biết phải bắt đầu tố cáo từ đâu”, chị Yến nhớ lại.
May mắn, khi đăng câu chuyện của mình lên mạng xã hội, chị Yến được nhiều luật sư vào tư vấn giúp, trong đó có luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, Ủy viên ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em.
Mong con gái quên đi chuyện quá khứ
Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia pháp luật, một tháng sau khi chị Yến đưa đơn tố cáo, Chín bị bắt. Tháng 4/2020, đúng một năm sau khi hành vi của Chín bị phát hiện, TAND TP.HCM đưa vụ án ra xử phúc thẩm và tuyên phạt Chín 5 năm tù về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Nghe mức án của bị cáo, ngồi dưới hàng ghế dành cho người dự khán, chị Yến thở phào. Trở về chỗ trọ, lòng người mẹ ấy quặn thắt khi bé Na, vì bị dâm ô nhiều lần đã mắc bệnh thủ dâm. "Con cứ đưa tay chạm vào vùng kín mỗi khi ở một mình", chị Yến đau lòng nói.
Không còn cách nào khác, chị Yến đành phải đồng ý để luật sư Nữ đưa bé Na đến gửi tại một nhà tạm lánh dành cho các bé gái bị xâm hại tình dục, để bé được chữa bệnh và tạm xa môi trường sống hiện tại.
"Lúc mới đến, con nhớ mẹ, cứ khóc suốt. Tôi không nỡ xa con, vì cháu còn nhỏ. Cứ 2-3 ngày, tôi đi thăm con một lần và lần nào cũng muốn đón con về", chị Yến kể, giọng nức nghẹn.
Đến nay, bé Na đã sống ở nhà tạm lánh được hơn một năm. Mới đây, sau khi đi thăm con gái về, chị Yến mới vui hơn khi nhìn thấy con gái tự tắm rửa, tự xúc cơm ăn, ăn ngủ đúng giờ, học cũng chăm chỉ hơn.
"Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, con được về nhà hơn 20 ngày. Ở với mẹ và chị, con vui lắm. Bệnh mà con bị cũng cải thiện đi rất nhiều", chị Yến kể bằng giọng vui vẻ.
Chị Yến cho biết, từ sau khi con gái bị Chín dâm ô, chị đã chuyển sang chăm và nuôi những chú vẹt tại căn nhà cấp 4 đang thuê. Công việc này không chỉ giúp chị có thu nhập để lo cho con gái, còn giúp chị có nhiều thời gian bên các con hơn.
"Bây giờ, tôi chỉ mong có nhiều sức khỏe để làm việc lo tương lai các con. Tôi cũng mong, sau con gái tôi lớn lên sẽ không bị ảnh hưởng bởi chuyện quá khứ", chị Yến nói.
* Tên các nhân vật trong bài (bé gái, người bố, người mẹ) đã được thay đổi.
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Tú Anh
Khi Hoa mang thai ở tuần thứ 22, người cậu đưa em lên TP.HCM để phá bỏ. Bác sĩ nghi ngờ có chuyện bất thường nên đã trình báo công an.
" alt=""/>Người mẹ ở TP.HCM vạch mặt gã xe ôm dâm ô con gái 3 tuổiChị Lê Hiền
Có lẽ vì thế mà dù bận bịu với công việc nhưng chị Lê Hiền ngày nào cũng phải nấu ăn ít nhất một lần cho gia đình. Chị tâm sự, rất thích nấu ăn, vừa chăm sóc chồng con, vừa được thực hiện đam mê làm bếp.
Người truyền cảm hứng để chị biết nấu ăn chính là bố. Chính những món ăn giản dị, gần gũi của ông đã in sâu trong chị, để dần dần, chị yêu căn bếp lúc nào không hay. Cũng nhờ vậy mà khi có gia đình, chị Lê Hiền đã có thể nấu được rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Hiện tại chị nấu ăn cho hai vợ chồng, còn con gái chị đang ở quê chơi với ông bà. Tuy nhiên, nhìn mâm cơm của chị lúc nào cũng phải có 3-4 món rất ngon và đủ chất. Để nấu được bữa cơm này, chị sẽ mất khoảng 30-60 phút để chế biến. Vì hai vợ chồng làm việc tại nhà, nên chị sẽ nấu một lần và ăn làm 2 bữa luôn. Bữa sau chỉ việc hâm lại thức ăn đã nấu ở bữa trước là xong, vừa nhanh lại tiện.
Một trong những bài toán khiến chị em đau đầu khi đi chợ chính là chi phí giữa thời buổi giá cả leo thang, kinh tế khó khăn này. Nấu ăn vừa phải ngon, giá cả hợp lý không hề đơn giản nên chị Lê Hiền phải tính toán phù hợp với thu nhập của gia đình mình. Mỗi bữa cơm 3-4 món chị nấu thường có giá 100 nghìn đồng.
Khi nấu ăn, chị luôn cân bằng giữa đạm và rau xanh, quan trọng nhất là thực phẩm phải sạch và tươi ngon. Chị cũng tự nhận, gia đình mình khẩu vị đơn giản, dễ ăn nên không khó khi nấu.
Để gia đình ăn không cảm thấy nhàm chán, chị thay đổi thực đơn liên tục. Chẳng hạn, một nguyên liệu chị sẽ nấu nhiều món với nhiều cách khác nhau. Ngoài nấu các bữa cơm thường này, chị hay vẫn thay đổi, nấu thêm các món bún, miến, gỏi, cháo, lẩu, súp,... Riêng mùa hè, để giảm cảm giác nắng nóng, 8X sẽ tăng cường thêm rau xanh.
Ngoài ra, chị Lê Hiền cũng nấu rất nhiều món chay ngon. Nhiều bữa cơm chay chị nấu nhìn hấp dẫn đến nỗi hội mê thịt cá cũng phải thèm. Khi thưởng thức cơm chị Lê Hiền làm, chồng và con chị rất thích. "Mẹ nấu ngon nhất” là câu con gái chị thường khẳng định. Điều đó khiến chị vui và hạnh phúc vô cùng, càng có thêm động lực để vào bếp mỗi ngày.
Mẹ đơn thân khoe những mâm cơm ngon mướt mắt
Theo Phụ nữ Việt Nam
Làm việc tại nhà trong mùa dịch, bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị bữa sáng đủ dinh dưỡng. Dưới đây là danh sách một số món bạn có thể tham khảo.
" alt=""/>30 mâm cơm ngon với 3