
 |
Ely Susiawati cầm bức ảnh của mẹ |
Ely Susiawati 11 tuổi khi mẹ cô bé để lại con gái cho bà ngoại chăm sóc. Bố mẹ Ely vừa chia tay và để nuôi con, chị Martia phải sang Ả Rập Xê-út làm giúp việc nhà.
Lần đầu tiên tôi gặp Ely, cô bé đang học năm cuối ở trường. Con bé kể với tôi về việc đã đau buồn như thế nào từ khi mẹ bỏ đi.
‘Khi cháu nhìn thấy bạn bè có bố mẹ ở bên, cháu cảm thấy rất tủi thân. Cháu mong mẹ về nhà. Cháu không muốn mẹ đi làm xa. Cháu muốn mẹ ở nhà để chăm sóc anh em cháu’.
Ở Ngôi làng Wanasaba ở phía đông thành phố Lombok mà Ely đang sống, việc những bà mẹ trẻ đi nước ngoài làm việc là điều được chấp nhận để con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hầu hết đàn ông ở đây đều làm ruộng hoặc là lao động tự do. Số tiền họ kiếm được ít hơn thu thập của những phụ nữ đi nước ngoài làm giúp việc rất nhiều.
Khi các bà mẹ ra đi, các ông chồng và người thân trong gia đình sẽ phụ giúp chăm sóc bọn trẻ. Nhưng nỗi buồn của những đứa trẻ thì không có gì có thể xoa dịu được.
 |
|
Mẹ của Karimatul Adibia bỏ đi khi cô bé mới được 1 tuổi. Vì thế, Karimatul không thể nhớ được khoảng thời gian được sống cùng mẹ.
Mãi đến khi cô bé học gần xong cấp tiểu học, mẹ mới xin về nhà để gặp Karimatul. Nhưng giai đoạn này, cô bé coi dì mình – người đã nuôi dạy cô bé – là mẹ.
‘Cháu đã rất bối rối. Cháu thấy mẹ khóc. Mẹ nói với dì rằng ‘Tại sao con bé không biết em là mẹ nó?’’.
Dì Karimatul trả lời rằng, vì họ không có bất cứ bức ảnh nào. Karimatul chỉ biết tên và địa chỉ của mẹ.
‘Lúc ấy, cháu vừa thấy nhớ mẹ vừa giận mẹ vì đã bỏ cháu ở lại khi cháu còn quá nhỏ’ – Karimatul nói.
Năm nay, khi đã 13 tuổi, Karimatul gọi video cho mẹ mỗi tối. Hai mẹ con nhắn tin cho nhau thường xuyên nhưng đó vẫn là một mối quan hệ khó khăn.
‘Mỗi khi mẹ nghỉ phép về nhà, cháu lại muốn ở lại với dì. Mẹ bảo cháu ở lại với mẹ nhưng cháu chỉ nói rằng cháu sẽ tới sau’.
Dì của Karimatul – bà Baiq Nurjannah cũng là người nuôi 9 đứa trẻ khác. Chỉ 1 đứa trong số đó là con của bà. Còn lại đều là con cái của anh chị em bà – những người đã ra nước ngoài làm việc.
‘Tôi được gọi là mẹ già’ – bà vừa cười vừa nói.
Hiện đã hơn 50 tuổi, bà hay mỉm cười và nói ‘tạ ơn Chúa’ trong mỗi câu nói của mình.
‘Tôi đối xử với chúng như con mình. Chúng cũng coi nhau như anh chị em trong nhà’.
Những người phụ nữ trong làng Wanasaba bắt đầu đi nước ngoài làm việc từ những năm 1980.
Không có sự bảo vệ của pháp luật, họ rất dễ bị lạm dụng. Nhiều người đã được đưa về quê trong những chiếc quan tài. Những người khác bị đánh đập thậm tệ đến mức bị thương nặng. Một số bị trả về nhà mà không được trả tiền.
Đôi khi, những người phụ nữ này cũng trở về quê trong tình trạng có thêm con do những mối quan hệ tự nguyện hoặc gượng ép. Chúng thường được gọi là anak oleh-oleh – ‘những đứa trẻ lưu niệm’.
Chúng trộn lẫn 2 dòng máu, vì thế chúng nổi bật trong các ngôi làng.
18 tuổi, Fatimah nói rằng đôi khi cô thích sự chú ý. ‘Mọi người thường nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên. Tôi trông khác biệt. Một số người khen ‘ồ, cháu thật đẹp vì cháu có dòng máu Ả Rập’. Điều đó làm tôi vui’.
Fatimah chưa bao giờ gặp ông bố người Ả Rập của mình nhưng ông ta có gửi tiền cho mẹ cô. Nhưng không lâu sau, ông ta qua đời. Cuộc sống của 2 mẹ con trở nên khó khăn hơn, vì thế mẹ của Fatimah lại sang Ả Rập để làm việc.
‘Điều khiến mẹ tôi quyết định ra đi một lần nữa là vì em trai tôi luôn hỏi ‘Khi nào thì chúng ta có tiền mua xe máy?’. Và khi thằng bé nhìn thấy mọi người dùng điện thoại di động, nó lại nói ‘Khi nào chúng ta có điện thoại?’’.
Cô bé chia sẻ trong nước mắt: ‘Nếu mẹ không đi Ả Rập, chúng tôi sẽ không có đủ tiền để sống’.
Với những đứa trẻ có cả bố và mẹ đều đi nước ngoài, chúng sống chung trong một ngôi nhà cổ được xây dựng từ thời Indonesia vẫn là thuộc địa của Hà Lan. Ngôi nhà được quản lý bởi những người phụ nữ địa phương và một nhóm quyền di cư.
Khi điểm danh những đứa trẻ, họ đọc tên đất nước mà bố mẹ chúng đang làm việc.
Ngôi nhà này do Suprihati – một phụ nữ từng làm việc ở Ả Rập sáng lập ra. Cô bỏ đi khi 2 con trai còn đang chập chững tập đi.
Canh bạc cảm xúc đó đã được đền đáp, cô nói.
Sau khi nuôi xong 2 con ăn học, hiện Suprihati đang sống một cuộc sống thoải mái và không còn phải đi làm nữa vì đã được các con nuôi. Từ sự đồng cảm với những hoàn cảnh giống mình, cô nảy ra ý định xây dựng một gia đình chung cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau.
‘Việc được người thân nuôi dưỡng rất khác so với khi có mẹ bên cạnh. Đó là một kiểu tình yêu khác. Bọn trẻ có xu hướng rụt rè và thiếu tự tin’ – cô chia sẻ.
Sau khi tan học ở trường, bọn trẻ đến ngôi nhà này. ‘Chúng tôi giúp bọn trẻ làm bài tập về nhà. Chúng tôi thấy chúng đang tiến triển rất tốt’.
Hơn 2/3 số lao động nước ngoài của Indonesia là phụ nữ. Số tiền mà họ gửi về quê nhà là để giúp con cái họ có được những thứ mơ ước mà chúng chưa bao giờ có được trước đây.
Ely Susiawati đã 9 năm không gặp mẹ, nhưng mức lương của mẹ cô bé giúp cô trở thành người đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.
Ely đang học ngành Tài chính Hồi giáo tại một trường đại học ở Mataram. Cô nói rằng cô hiểu được sự hi sinh mà mẹ đã làm.
‘Nếu mẹ không đi làm thì tôi sẽ không thể đi học. Tôi luôn tự hào về mẹ. Không có người phụ nữ nào mạnh mẽ hơn mẹ tôi’.
Ely thường xuyên trò chuyện với mẹ qua WhatsApp hoặc Facetime. Cô chia sẻ với mẹ mọi chuyện và mẹ cũng biết mọi thứ về cuộc sống của Ely.
Chị Martia nói rằng chị sẽ về nhà khi Ely học xong đại học – tức là khoảng hơn 3 năm nữa. Tôi cũng nói với chị rằng Ely khen chị là một người phụ nữ tuyệt vời.
‘Ôi thật vui khi được nghe điều đó’ – chị cười và tôi nhìn thấy nước mắt trong mắt chị.

Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài
8 năm làm thuê ở xứ người, cuộc sống của gia đình chị Hà nhanh chóng đi lên. Nhưng những đắng cay, vất vả trong suốt những năm xa chồng con, chị giữ cho riêng mình.
" alt=""/>Cuộc sống của những đứa trẻ trong 'ngôi làng không có mẹ' ở Indonesia
Quảng Ninh hút 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt NamTrong năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, Quảng Ninh đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, khi đón hơn 12,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 5,2 triệu lượt khách quốc tế, chiếm tới 1/3 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2018.
Trong 5 năm (2014-2018), số lượt du khách quốc tế đến Quảng Ninh đã tăng trưởng mạnh từ gần 2,6 triệu lượt lên hơn 5,2 triệu lượt vào năm 2018 với mức tăng bình quân 15% mỗi năm.
Chỉ tính 8 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch của Quảng Ninh đạt 10,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,7 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch tháng 8 đạt 2,18 nghìn tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, tăng 29%.
 |
|
Du khách đến Quảng Ninh giờ không chỉ có một trải nghiệm là tham quan Vịnh Hạ Long mà còn là có rất nhiều các lựa chọn khác để lưu lại lâu hơn, trải nghiệm nhiều các hoạt động hơn. Quảng Ninh đã và đang tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế bằng các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, đa dạng: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biên giới, du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những dự án quy mô hàng nghìn tỷ, thậm chí chục nghìn tỷ như FLC Hạ Long, Vinpearl Hạ Long, Tổ hợp vụ chơi giải trí Hạ Long Marina, Công viên Đại dương Hạ Long… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hiện đại và đẳng cấp, là nguồn kích cầu lớn cho du lịch, dịch vụ của Quảng Ninh phát triển.
Nhiều dự án du lịch vẫn đang được triển khai theo quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng Ninh như: Tổ hợp vui chơi giải trí có casino tại Vân Đồn, Khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng nóng Quang Hanh, Dự án biểu diễn thực cảnh Vịnh Hạ Long, Hệ thống các sân golf tại Hạ Long, Vân Đồn… hứa hẹn đem đến điểm nhấn mới, hấp dẫn du khách.
Khách quốc tế đến Quảng Ninh ngày càng thuận tiện
Một trong những điều kiện để du khách đến Quảng Ninh nhiều hơn là sự phát triển đột phá của hệ thống hạ tầng giao thông. Hành trình đưa du khách đến các điểm du lịch của Quảng Ninh hiện nay không chỉ có tuyến đường bộ mà là các tuyến cao tốc nối cao tốc, cảng hàng không quốc tế, cảng tàu du lịch quốc tế...
Tiềm năng hút khách ngoại mạnh phải kể đến Cảng tàu khách du lịch quốc tế. Với 10 chuyến tàu cập cảng trong hơn 1 tháng cuối năm 2018, Quảng Ninh đã đón thêm 1,8 vạn lượt khách quốc tế, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2017. Tính đến hết tháng 8/2019, riêng cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã mang tới 32 chuyến tàu “khủng” với 42.000 lượt khách quốc tế đến với vịnh di sản. Con số này tương đương 25% của tổng số hơn 170.000 lượt khách đi đường biển đến Việt Nam. Cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt này có thể đón những con tàu siêu khủng (tải trọng 225.000 GRT, sức chứa hơn 8.000 người)… được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Quảng Ninh bước sang chu kỳ tăng trưởng mới về khách ngoại.
Từ cuối tháng 4/2019, bến thuỷ nội địa - bến du thuyền thăm vịnh Hạ Long thuộc cảng tàu khách quốc tế cũng chính thức hoạt động, mở ra cửa ngõ mới đưa du khách đi tham quan vịnh Hạ Long thuận tiện, an toàn và đẳng cấp hơn. Sau 4 tháng hoạt động, tính tới hết tháng 8, bến thuỷ nội địa đã đưa gần 192.000 lượt du khách đi thăm Vịnh.
Một điểm nhấn khác là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, điểm kết nối chuyến đi “một hành trình - vạn điểm đến" khi du khách du lịch tới Quảng Ninh bằng đường hàng không. Sau 3 tháng hoạt động, sân bay này đã đón hơn 36.000 lượt khách. Sân bay Vân Đồn sẽ được kết nối bằng các đường bay nội địa đến Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM, Quảng Nam, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Huế, Quy Nhơn, Phú Quốc trong giai đoạn đến 2025 và các đường bay quốc tế đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore... trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 hứa hẹn đưa lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh ngày một nhiều hơn.
Mới đây tuyến cao tốc dài nhất Quảng Ninh - cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng được khởi công (đầu tháng 4/2019) cũng được kỳ vọng góp phần tăng cường kết nối tỉnh này với các tỉnh thành lân cận.
Hạ tầng Quảng Ninh phát triển vượt bậc được đánh giá sẽ là “cú hích” thúc đẩy du lịch phát triển. Với những điểm đến mới, các hoạt động, trải nghiệm du lịch phong phú cùng công tác quảng bá, kết nối ngày càng chuyên nghiệp, Hạ Long, Quảng Ninh sẽ níu chân du khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều hơn.
N.Hân
" alt=""/>Quảng Ninh ngày càng hút khách du lịch quốc tế