Đây là điều khiến nhiều người bất ngờ bởi Netflix là một nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trả tiền. Trong khi đó, Phimmoi lại là website phim lậu nổi tiếng tại Việt Nam với hàng chục triệu lượt người truy cập mỗi tháng.
Trong bối cảnh đó, trên các group cộng đồng của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam, không ít người đã lan truyền thông tin khẳng định việc Netflix đã mua lại tên miền này.
![]() |
Netflix mới đây đã phủ nhận thông tin liên quan đến việc họ mua lại tên miền Phimmoi.net. |
Khi được VietNamNet hỏi về việc người dùng website Phimmoi.net được trỏ tới Netflix.com, người phát ngôn của Netflix cho biết, Netflix không mua tên miền này.
Tính tới cuối giờ sáng ngày 30/11, việc truy cập vào website Phimmoi.net đã không còn có thể thực hiện được ngay cả khi người dùng tiến hành sử dụng VPN. Tuy vậy, khi gõ thông tin đường dẫn Phimmoi.net trên Facebook, liên kết xem trước được trả về vẫn hiện thông tin về website của Netflix.
Trọng Đạt
Thay vì chỉ có những gói cước trả phí, Netflix bất ngờ tung ra gói cước miễn phí dành cho người dùng Việt Nam.
" alt=""/>Netflix phủ nhận việc mua lại tên miền Phimmoi.net![]() |
Trang Facebook của một trung tâm môi giới giúp việc theo giờ |
Chỉ cần gõ từ khóa “giúp việc theo giờ” đã ra kết quả rất nhiều công ty, trung tâm đang thông báo tuyển người. Trên Facebook cũng có khá nhiều hội nhóm, câu lạc bộ sinh viên giúp việc theo giờ liên tục rao tuyển cần người làm. Người tìm việc có thể dễ dàng thấy những mẩu tin như: “Cần gấp người giúp việc theo giờ khu vực gần Quốc Tử Giám, làm từ16h-20h, yêu cầu thật thà, có kinh nghiệm, liên hệ với mình nhé! 0169xxxxxx” hay “Cần một người dọn nhà cuối tuần trên đường Lạc Long Quân, chỉ một buổi cuối mỗi tuần, lương hấp dẫn, trao đổi với tớ nhé 0169xxxxxx, ưu tiên đã có kinh nghiệm hoặc nhanh nhẹn, sạch sẽ”.
Lệ (quê Nghệ An) - sinh viên năm thứ 3 ĐH Thương mại đã làm công việc giúp việc theo giờ được vài tháng nay. Em cho biết khá hài lòng với công việc này vì tính ổn định, tốn ít thời gian, thu nhập không quá thấp đối với sinh viên đi làm thêm.
Hiện Lệ đang làm giúp việc theo giờ cho một gia đình thông qua công ty trung gian. Thủ tục để được vào làm cũng không có gì phức tạp. Em phải nộp hộ khẩu, chứng minh thư công chứng và đơn xin việc để công ty có cơ sở đảm bảo với các gia đình thuê người nếu có chuyện mất cắp, hư hỏng đồ đạc.
Hằng ngày, Lệ phải làm việc trong vòng 3 tiếng, từ 18h đến 21 giờ và chỉ được nghỉ các ngày Chủ Nhật. Được biết gia chủ phải trả cho công ty mỗi giờ 40 nghìn đồng và công ty trả cho người làm 20 nghìn đồng/ giờ. Người giúp việc chỉ đến gia đình làm nhiệm vụ của mình, còn mọi thỏa thuận về lương bổng đều làm việc với công ty.
Lệ cho biết công việc cụ thể cũng còn tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi gia đình. Riêng gia đình em đang làm thì công việc chủ yếu là lau dọn nhà cửa, giặt quần áo, phụ giúp chủ nhà nấu cơm tối. “Nhà có nhiều tầng, nhiều phòng. Công việc của em là phải lau dọn sạch sẽ tất cả các phòng, từ sàn nhà đến đồ đạc. Còn nấu cơm thì em chỉ phụ giúp, vì chủ nhà ăn uống theo sở thích của họ nên họ tự nấu, không yêu cầu em phải nấu” – Lệ cho biết.
Với công việc này, Lệ chỉ mất 3 tiếng/ ngày, vẫn còn thời gian cho việc học hành, không như những công việc khác, nếu đi làm thêm thì rất khó có thời gian để học bài. “Có nhiều việc làm thêm cho sinh viên nhưng làm gia sư thì không ổn định, lại phải mất tiền phí qua trung tâm. Bồi bàn hoặc các việc khác thì hầu như mất từ 6-12 tiếng nên em nghĩ công việc này là phù hợp nhất” – cô sinh viên quê Nghệ An cho biết.
Tháng vừa rồi Lệ nhận 1,5 triệu tiền lương – một số tiền có thể trang trải chi phí ăn học kha khá với mức chi tiêu tiết kiệm của sinh viên, lại không mất thêm chi phí nào. Em cho biết, công ty lúc nào cũng trong tình trạng cần người làm, đặc biệt vào thời điểm giáp Tết. Những người nhận công việc này chủ yếu và sinh viên và người lao động tự do.
Trong trường hợp bận việc đột xuất thì công ty cũng có thể sắp xếp người khác làm thay 1, 2 ngày nên em có thể yên tâm nếu muốn về quê hoặc nếu bận thi cử, học hành.
![]() |
Ảnh minh họa: Diễn Đàn Doanh Nghiệp |
Cũng làm giúp việc theo giờ nhưng khác với Lệ, Yến không làm thường xuyên hằng ngày mà chỉ làm khi nào nhà chủ yêu cầu, có thể là 1, 2 buổi/ tuần hoặc có khi nửa tháng mới làm một buổi.
Yến không làm qua công ty trung gian mà qua giới thiệu của người quen, chủ nhà trả công trực tiếp cho người làm nên tiền công cho mỗi giờ cũng cao hơn – 40 nghìn đồng/ giờ. Vì lâu lâu mới thuê người lau dọn một lần nên công việc cũng nhiều hơn, vất vả hơn, nhưng bù lại mỗi buổi Yến nhận được từ 150-200 nghìn.
Cũng vì không qua công ty trung gian nên thời gian làm việc do chủ nhà và người làm tự thống nhất với nhau. “Hôm trước em lau dọn cho một cô người quen căn nhà 3 tầng trong vòng 4 tiếng rưỡi, được nhận tiền công là 180 nghìn, thanh toán ngay sau khi làm xong” – Yến kể.
Yến cho biết em không chỉ làm cho một gia đình mà cho nhiều gia đình khác nhau, chủ yếu là họ hàng, bạn bè họ giới thiệu cho nhau, khi nào người ta cần thì em đến làm, không có lịch cố định. “Tuy nhiên, với những gia đình này thì em không phải giặt quần áo, nấu cơm, chỉ cần dọn nhà thôi” – Yến kể.
Tuy nhiên, theo Lệ và Yến chia sẻ thì công việc nào cũng có những cái khó riêng. Như một gia đình mà Yến đang làm gia chủ rất khó tính. “Nhà nhỏ thôi nhưng phải lau thật kỹ, không còn một vết bẩn hay hạt bụi nào mới vừa ý chủ nhà”. Còn Lệ thì tâm sự: “Nhà em đang làm yêu cầu phải giặt quần áo bằng tay, tất cả các loại quần áo. Có những buổi em phải giặt tới 3, 4 chậu quần áo, chỉ giặt bằng tay. Lau nhà thì không được dùng chổi, mà dùng giẻ, ngồi bệt lau tay từng tí một. Hôm nào đi làm về em cũng phải giặt một đống giẻ lau nhà”.
“Nhưng chẳng có công việc nào là không vất vả cả. Muốn kiếm tiền phụ giúp bố mẹ thì bọn em phải cố gắng và chấp nhận thôi. Dù sao có việc làm cũng là may rồi. Tết này em sẽ có thêm chút tiền mang về cho mẹ sắm sửa” – Lệ nói.
Trong khi đó, Google Pixel được cập nhật Android 12 vào ngày 19 tháng 10, muộn hơn so với dự kiến, nhưng vẫn đi trước so với mọi hãng khác.
Hầu hết các hãng Android khác đều đang vật lộn để theo kịp lừa hứa cập nhật hệ điều hành hai năm. Thậm chí nếu họ giữ được lời hứa đó, thì các bạn cập nhật cũng đến cực muộn. Ví dụ ASUS chỉ mới cập nhật Android 11 cách đây vài tháng và chiếc flagship Motorola Edge 2020 phải mất 6 tháng mới được cập nhật.
Với việc Google cập nhật nhanh chóng và lâu dài cho sản phẩm của mình và Samsung hết lần này đến lần khác đã không còn chậm chạp nữa, các hãng Android khác cần phải chú ý, nếu không họ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Samsung và Google, hai “leader” của cập nhật Android
Chính sách mới nhất của Google là ba năm nâng cấp và năm năm vá bảo mật. Điều này có nghĩa là chiếc flagship năm 2021 của công ty - Google Pixel 6 - sẽ nhận dược Android 13 vào năm 2022, Android 14 vào năm 2023 và Android 15 vào năm 2024.
Từ cuối năm 2024 đến cuối năm 2026, chúng sẽ chỉ nhận các bản vá bảo mật và sau đó sẽ đạt đến cuối dòng đời. Tuy nhiên, điều này chỉ dành cho dòng Pixel 6 - hầu hết các điện thoại Pixel, bao gồm cả Pixel 5a của năm nay, cung cấp ba năm nâng cấp và bốn năm cập nhật bảo mật.
Samsung cũng đặt ra chính sách của riêng mình vào năm 2020. Họ cung cấp 3 bản nâng cấp Android lớn và 4 năm bản vá bảo mật cho phần lớn dòng sản phẩm của mình. Điều này khá gần với mức của Google, mặc dù Samsung đôi khi chỉ có thể phát hành các bản cập nhật bảo mật hàng quý hoặc 6 tháng thay vì các bản vá hàng tháng.
Ở một khía cạnh nào đó, hai công ty đã liên tục cố gắng vượt qua nhau. Khi ra mắt Pixel 2, Google đã tăng từ hai năm nâng cấp và ba năm vá lỗi lên ba năm nâng cấp và ba năm bảo mật. Vào năm 2020, Samsung cuối cùng đã cải thiện chính sách của riêng mình lên ba bản nâng cấp/bốn năm bản bảo mật. Giờ đây, với dòng Pixel 6, Google đã bổ sung thêm năm bản vá bảo mật. Với tốc độ này, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một trong hai công ty tăng các bản nâng cấp lên bốn năm.
Công bằng mà nói, các hãng khác cũng đang tăng cường cập nhật. OnePlus gần đây đã làm như vậy, thiết lập một lịch trình ngang với Samsung - nhưng chỉ cho các flagship và phân khúc tầm trung cao cấp của hãng. Oppo và Vivo cũng đưa ra những lời hứa tương tự cho các dòng flagship Find X và X của họ. Xiaomi cũng làm theo, nhưng chỉ dành cho một số smartphone, bắt đầu với dòng Xiaomi 11T.
Nói cách khác, Google và Samsung đang dẫn đầu trong khi các OEM khác cố gắng để đuổi kịp. Mặc dù vậy, Google và Samsung vẫn còn nhiều chỗ cần cải thiện.
Google nên trở thành một người dẫn đầu rõ ràng hơn
Mọi người đều biết Google sở hữu Android. Công ty đã mua lại hệ điều hành này vào năm 2005. Google ra mắt dòng Pixel 11 năm sau đó và cho đến năm 2021, công ty mới chỉ cam kết ba lần nâng cấp Android và năm năm bản vá bảo mật.
Xét đến những lợi thế mà Google có so với Samsung - quyền truy cập trực tiếp vào hệ điều hành chính mình sở hữu và lượng điện thoại cần hỗ trợ nhỏ hơn rất nhiều - điều đáng buồn là Google lại không đi trước Samsung quá xa và tất nhiên là Google không thể đứng ngang hàng với Apple về cập nhật sản phẩm, dù cả hai đều sở hữu hệ điều hành và phần cứng của chính mình.
Có khả năng trong tương lai, Google sẽ áp dụng cập nhật 5/5 cho sản phẩm của họ. Có thể Pixel 7 sẽ được nâng cấp Android 5 năm và cập nhật bảo mật 5 năm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, cam kết của Google chỉ ấn tượng nếu bạn bỏ qua việc họ có thể làm tốt hơn như thế nào. Là một công ty sở hữu cả hệ điều hành và phần cứng, Google nên đặt ra tiêu chuẩn về update, không phải chỉ chơi đuổi bắt với Samsung.
Cuộc chiến update giữa Google và Samsung
Dù Google có làm không tốt trên cương vị người sở hữu Android, thì một điều rõ ràng là các hãng Android khác cũng đang phải chật vật để theo kịp Google và Samsung. Khi nói đến cập nhật Android, đó là cuộc đua song mã giữa Google và Samsung.
OnePlus từng dẫn đầu về các bản cập nhật dài hạn nhất quán, thậm chí vẫn chưa có ngày ấn định cho việc triển khai Oxygen OS 12. Oppo vẫn không cam kết mang lại ba năm nâng cấp trên toàn bộ dòng sản phẩm của mình. Xiaomi, Sony, Vivo, Realme, Asus, Motorola - tất cả họ đều chưa theo được tiêu chuẩn mà Samsung và Google đã đặt ra.
Nếu các bản cập nhật Android là yếu tố then chốt để bạn chọn điện thoại, thì smartphone Samsung hoặc Google là thứ bạn cần để ý. Các công ty khác sẽ cần phải cố đuổi kịp Samsung và Google.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, AA)
Trước khi được Google mua lại vào năm 2005, Android là một startup phát triển hệ điều hành cho điện thoại với mô hình kinh doanh mới mẻ.
" alt=""/>Google và Samsung: hai 'ông vua' trong việc cập nhật Android và các hãng khác đang ra sức đuổi theo