Ở thời điểm hiện tại, số lượng các thiết bị được kết nối với internet đã vào khoảng 11 - 12 tỷ, và theo dự đoán của IHS, con số này sẽ lên tới 30 tỷ trong năm 2020. Khối lượng thông tin khổng lồ đó rõ ràng sẽ cần một hệ thống thu thập và xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả để mang lại giá trị cho người dùng.
Đó chính là khi Trí tuệ Nhân tạo - AI, cùng với Big Data và IoT, trở thành cánh tay phải của ngành công nghiệp điện tử. Xu hướng sử dụng Máy học và AI trong các hệ thống xử lý dữ liệu đã và đang là trọng tâm của ngành trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, AI cũng đang góp phần lớn trong quá trình thay đổi thế giới ở nhiều ngành khác, từ giáo dục, tài chính và cả doanh nghiệp. AI có thể giúp sinh viên học tập tốt hơn, giúp giáo viên theo dõi sự phát triển của học sinh sát sao; giúp các ngân hàng xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn và giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.
Môi trường để AI hoạt động cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo Kevin Scott, CTO của Microsoft, sức mạnh của các vi xử lý đã tăng khoảng 10 lần chỉ trong 5 năm vừa qua, và sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong vòng 8 năm tới. Đây chính là chìa khóa biến AI trở thành nhân tố quan trọng nhất của cuộc chơi IoT. Hiện Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng trí tuệ nhân tạo. 48% AI đầu tư về Starup là từ Trung Quốc. Vậy trong hoàn cảnh đó, Việt Nam phải làm gì? Nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu biết về AI là yếu tố cần thiết để có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các ngành công nghiệp.
Việc ứng dụng cụ thể và phát triển công nghệ 4.0 tại Việt Nam như thế nào cũng là đề tài được các bạn sinh viên và các bạn đi làm nhiệt tình trao đổi và đặt câu hỏi. Phần chia sẻ của anh Phạm Quốc Vinh khá hữu ích cho các bạn trẻ mới bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực công nghệ. Anh cho rằng, các bạn trẻ mới ra trường hãy chịu khó làm việc trước khi đòi hỏi quá nhiều, chăm chỉ và cố gắng từng ngày, quan trọng tiếp đó là phải có tinh thần học hỏi lắng nghe, tự biết nghiên cứu tìm tòi, và đặc biệt là thái độ. Thái độ quan trọng hơn trình độ, thái độ tốt sẽ quyết định một tương lai tốt… Đó chính là lý do ngay từ đầu, các bạn trẻ cần xác định rõ lý tưởng, con đường đi mình lựa chọn.
" alt=""/>Số lượng các thiết bị được kết nối với internet sẽ lên 30 tỷ thiết bị trong năm 2020Theo RT, báo cáo của GAO dựa trên dữ liệu của Bộ Quốc phòng trong 30 năm trở lại đây cũng như các cuộc phỏng vấn với nhiều quan chức quân đội.
GAO kết luận, bộ máy chiến tranh công nghệ cao nhất thế giới có nhiều lỗ hổng an ninh mạng. Nhiều lỗ hổng còn xuất hiện trong cả hệ thống hiện tại lẫn hệ thống đang được phát triển.
![]() |
Hệ thống vũ khí Mỹ có nhiều lỗ hổng an ninh mạng?. Ảnh: Global Look Press |
GAO chỉ ra một số yếu tố như mật khẩu yếu, quá trình chuyển dữ liệu không được mã hóa, một số lỗ hổng khác lại cho thấy năng lực về an ninh hệ thống của các kỹ thuật viên quân đội vẫn còn yếu kém.
Được biết, các đội kiểm tra đã có thể đoán mật khẩu của quản trị viên hệ thống chỉ trong 9 giây. Trong khi đó, nhiều hệ thống vũ khí đã sử dụng mật khẩu mặc định của phần mềm điều hành thương mại, dễ dàng bị chiếm quyền điều khiển màn hình của người vận hành cũng như theo dõi hoạt động của họ mà không bị phát hiện.
Theo giám đốc GAO, nguyên nhân gây ra những lỗ hổng nói trên có thể đến từ việc quân đội quá tự tin về các biện pháp bảo mật của mình.
Ngoài ra, các quan chức quân đội còn khá mù mờ về cách mà an ninh mạng hoạt động. Trong một trường hợp, họ thường chọn cách lờ đi cảnh báo đột nhập hệ thống vì cho rằng đó là lỗi chương trình.
H.N. - Lê Hường - Thu Trang (tổng hợp)
" alt=""/>Vũ khí Mỹ dễ dàng bị tấn công mạng?