Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC (Ảnh: VGP).
Ban Chỉ đạo yêu cầu xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam được yêu cầu thực hiện sắp xếp, tinh gọn, giảm mạnh đầu mối tổ chức bộ máy bên trong và biên chế.
Đối với các báo, tạp chí, Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi Bộ, cơ quan ngang bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước).
Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Ban Chỉ đạo giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Đề án chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC.
Đồng thời, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong hiện có của Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam được giao kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC và cơ cấu lại, giảm mạnh tổ chức bên trong.
Định hướng được nêu ra là tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.
Theo phương án tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, sau khi sắp xếp, hợp nhất, tổ chức bộ máy của Chính phủ dự kiến giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn dự kiến giảm từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong đó, với các cơ quan báo chí, thông tấn thuộc Chính phủ, phương án sắp xếp được đưa ra theo đúng định hướng của Trung ương.
" alt=""/>Sau sáp nhập, VTV chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ một số đài truyền hìnhTỷ lệ ủng hộ sinh con mà không cần cưới tăng ba lần từ 5,7% lên 14,2% trong thập kỷ qua. Ngược lại, số phản đối đã giảm từ 34,9% xuống 22,2% cùng thời gian.
Quan điểm trên cũng được thể hiện trong xu hướng sinh sản. Năm ngoái, Hàn Quốc có 10.900 trẻ, chiếm 4,7% số ca sinh nở, sinh ra ngoài giá thú - mức cao nhất kể từ khi số liệu được thống kê năm 1981.
Số trẻ có bố (mẹ) đơn thân cũng tăng lên với 6.900 trẻ vào năm 2020, 7.700 trẻ vào năm 2021 và 9.800 trẻ vào năm 2022, chủ yếu là do nhiều cặp không kết hôn hoặc chỉ đơn giản là sống chung.
Thái độ xã hội thay đổi buộc quốc gia này phải chuẩn bị nhiều chính sách mới để hỗ trợ. Trước đó, Hàn Quốc chỉ thiết kế các chính sách dựa trên cặp vợ chồng đã kết hôn khiến trẻ em của các ông bố, bà mẹ đơn thân có nguy cơ đối mặt với phân biệt đối xử hoặc rơi vào "điểm mù" chính sách.
Các chuyên gia cho rằng việc tạo ra hệ thống hỗ trợ sinh con bất kể tình trạng hôn nhân có thể là giải pháp cho cuộc khủng hoảng tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, tỷ lệ trẻ em sinh ra ngoài giá thú vào năm 2020 cao hơn đáng kể ở các quốc gia như Pháp với 62,2%, Anh 49% và Mỹ 41,2%.
Ngọc Ngân(Theo Korea Herald)
" alt=""/>Giới trẻ Hàn muốn có con không cần cưới