Mỹ Trinh và Thái Sơn đến với chương trình “Bạn muốn hẹn hò” vào thời điểm sắp chạm mốc tuổi 30.
Sự dịu dàng, nền nã, lối nói chuyện có duyên của Trinh khiến Sơn cảm mến ngay từ những phút đầu. Trong khi đó, vẻ ngoài nam tính, dáng dấp phong trần của Sơn được Trinh nhận xét là “khiến người khác có cảm giác an toàn”.
Mỹ Trinh mê khiêu vũ. Khi bức rèm được mở ra, chị mạnh dạn mời đối phương cùng mình nhảy vài bước trên sân khấu. Với dự dìu dắt của đàng gái, cặp đôi có những bước nhảy nhịp nhàng. Sự ăn ý của họ khiến hai MC hết lời khen ngợi.
Dẫu vậy, ở khoảnh khắc bấm nút, Mỹ Trinh đã do dự. Mỹ Trinh không ngờ, chàng trai mình từng do dự lúc ấy lại trở thành “mối tình khắc cốt ghi tâm” và cùng mình đi suốt cuộc đời.
Tình yêu chân thật
Mỹ Trinh thừa nhận, ngay cả khi đã bấm nút hẹn hò chị vẫn chưa thể xác định rõ tình cảm của mình. Trong những lần gặp gỡ Thái Sơn ngoài đời, chị thoải mái bộc lộ tính cách thật và cả những tật xấu.
Phản ứng của Thái Sơn khiến Mỹ Trinh ngỡ ngàng. Mặc kệ đối phương hoài nghi, né tránh hay đưa ra thử thách, anh vẫn là chính mình, sống theo cảm xúc thật. Anh từng nói: “Anh sẽ cho em biết thế nào là tình yêu chân thật”.
Sơn hiền lành, ga lăng khi ở cạnh Mỹ Trinh. Năm đó, Trinh sống và làm việc tại TPHCM, còn Sơn làm việc ở Đồng Nai. Mỗi tuần anh chạy xe đến thăm Mỹ Trinh 2 - 3 lần. Khi chuyển công tác về Sóc Trăng, anh vẫn đều đặn đến gặp bạn gái.
Biết Trinh thích nhảy, anh thường rủ chị đến công viên xem mọi người khiêu vũ. Bằng sự chân thành của mình, Thái Sơn dần bước vào cuộc sống của Mỹ Trinh, trở thành người quan trọng trong cuộc đời chị.
Sau 5 tháng hẹn hò, Thái Sơn cầu hôn Mỹ Trinh giữa sân vận động quận 7, TPHCM. Trong bữa tiệc âm nhạc sôi động, mắt Trinh ngấn lệ để bạn trai lồng vào tay chiếc nhẫn cầu hôn, thay cho lời đồng ý về chung một nhà.
Hôn nhân từ trắc trở đến bình yên
Sau 8 năm kết hôn, cặp đôi đã có cậu con trai 4 tuổi, hiện sống và làm việc tại Ninh Thuận.
Hôn nhân của họ không thuận lợi như quãng thời gian yêu đương. 8 năm qua, họ đã có những lúc không thể thấu hiểu, dung hòa với nhau. Áp lực cuộc sống, công việc, kinh tế khiến họ cãi vã triền miên và đỉnh điểm là khi chị bỏ về nhà mẹ đẻ.
Mỹ Trinh là người phụ nữ hướng ngoại, còn Thái Sơn hướng nội. Anh cảm thấy khó chịu khi phải cùng vợ dự tiệc tùng. Khác biệt quan điểm, tính cách nóng nảy nên mỗi khi cãi vã, họ thường thốt ra những lời khiến đối phương tổn thương.
“Hồi mới cưới, vợ chồng mình cái gì cũng không có: Không vốn, không mối quan hệ, không kỹ năng... Tài chính eo hẹp, có lúc hai vợ chồng không có một đồng trong túi.
Mình nhớ mãi cảnh hai đứa canh lúc 17h, đến siêu thị mua hàng giảm giá về ăn. Tình yêu màu hồng bay mất, nhường chỗ cho cuộc sống nhọc nhằn”, Trinh chia sẻ.
Họ bị lệch giá trị, quan điểm sống. Mỹ Trinh khao khát thể hiện mình nên mải miết làm việc, trong khi đó, Thái Sơn chỉ mong có một cuộc sống đơn giản, bình yên. Cho đến khi dịch Covid-19 ập đến, cả hai mới... thức tỉnh.
“Covid-19 là cơn bão với cuộc đời nhiều người nhưng nhờ đó, mình ngộ ra nhiều thứ. Mình quay vào bên trong để thấu hiểu bản thân, biết mình thực sự cần gì. Vợ chồng mình kết nối lại với nhau, mình có bầu và sự chào đời của bé Gấu đã thay đổi tất cả”.
Mỹ Trinh và Thái Sơn nhớ lại lý do bắt đầu tình yêu, cuộc hôn nhân này và trân trọng hiện tại. Trinh nhận ra, chồng mình có rất nhiều ưu điểm như: Yêu vợ, thương con, chăm chỉ làm việc nhà, chăm sóc con rất khéo,...
Sơn cũng nhìn thấy ưu điểm của vợ như: Năng động, giỏi giao tiếp,... Họ sống đúng với thế mạnh của mình và cũng không quên biết ơn vai trò của đối phương.
“Không có cuộc hôn nhân nào dễ dàng, chỉ cần còn yêu nhau thì sẽ chịu thay đổi vì nhau. Hôn nhân hiện tại của mình rất ổn, một phần do đôi bên biết chấp nhận cái xấu của đối phương và chính mình”, Trinh chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Quản lý, giảng viên, nhân viên, người lao động tại Trường Đại học Công Thương TPHCM được nghỉ Tết 28 ngày, giữ nguyên lương (Ảnh: Fanpage HUIT).
Như vậy, đội ngũ nhân sự của trường này được nghỉ Tết kéo dài 28 ngày, giữ nguyên lương trong thời gian nghỉ và được thưởng Tết theo quy định của trường.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường, tất cả viên chức, người lao động, lãnh đạo làm việc tại trường, không tính hợp đồng công nhật, thời vụ nhận hỗ trợ thu nhập cuối năm (được hiểu là thưởng Tết) cùng một mức là 25 triệu đồng.
Với quy chế này, từ nhân viên lao công đến hiệu trưởng cùng nhận chung một mức thưởng Tết.
Đối tượng nhận mức thưởng là người lao động có thời gian làm việc từ một năm trở lên, áp dụng áp dụng cho cả các trường hợp nghỉ thai sản, ốm đau, đi công tác theo quyết định của trường.
Đối với các trường hợp đang công tác tại trường thời gian dưới một năm, có thời gian nghỉ làm việc không hưởng lương được tính theo số tháng làm việc thực tế.
Trường hợp nghỉ việc nếu có thời gian công tác từ đủ 6 tháng trở lên mới được hưởng, tiền thưởng tính theo số tháng đã làm việc tại trường.
Trong năm học nếu viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên hưởng 70% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm.
Trong năm học nếu viên chức bị xếp loại thi đua, có 2 tháng xét từ B trở xuống hưởng 90% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm; nếu 3 tháng xét từ B trở xuống hưởng 80% mức hỗ trợ thu nhập cuối năm.
Trường hợp viên chức, người lao động nghỉ hưu theo chế độ được tính mức hỗ trợ thu nhập cuối năm trên cơ sở thời gian công tác tại trường.
Ngoài ra, trường chi tiền tặng nhân dịp Tết Nguyên đán mức 1,5 triệu đồng/người với cán bộ hưu trí và không còn làm việc tại trường.
Ngoài mức thưởng trên, đầu năm mới, trường đại học này cũng chi thêm hàng tỷ đồng tiền lì xì cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động.
Không chỉ ở trường đại học này, nhiều trường đại học khác ở TPHCM cũng có lịch nghỉ Tết cho cán bộ, nhân viên, giảng viên, người lao động từ 3-4 tuần theo lịch nghỉ của sinh viên.
Tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, năm nay trường nghỉ Tết 3 tuần từ 20/1 đến 11/2/2025 (tức từ 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Cộng thêm hai ngày nghỉ cuối tuần liền kề trước kỳ nghỉ, sinh viên được nghỉ tổng cộng 25 ngày.
Tại trường Đại học Công nghiệp TPHCM, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 25 ngày (Ảnh: Fanpage nhà trường).
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: "Trừ một số bộ phận trực thêm ngày Tết, tất cả nhân viên, giảng viên của trường cũng nghỉ Tết theo lịch như trên".
Tết năm 2024, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM thưởng Tết gồm tháng lương 13 dựa trên mức lương của từng cá nhân và thêm khoản thưởng 15 triệu đồng cho mỗi người.
Với mức thưởng này, tổng tiền thưởng Tết bình quân của mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên tại trường là 42 triệu đồng, mức thấp nhất khoảng 28 triệu đồng.
Tổng kinh phí chi cho thưởng Tết 2024 của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM khoảng 50 tỷ đồng, con số tiền thưởng cao nhất từ trước đến nay tại trường.
" alt=""/>Người lao động nghỉ Tết 28 ngày, nhận nguyên lương, thưởng nghìn "đô""Tất cả chúng ta đều muốn thành công, nhưng chỉ số ít sẽ đạt được. Nó giống như một bí ẩn, một số người đã giải quyết và phát hiện ra nó và nhiều người khác đang tìm cách có được chìa khóa thành công. Do đó, nhận thức và thực hành phát triển về năng lực và năng lực cốt lõi của cá nhân và tổ chức là điều cần thiết lúc này”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhơn khẳng định.
Cuốn sách Nhân tố quyết định nên người thành đạt giúpđộc giả tìm thấy nhiều giá trị mới mà trước đây chưa tiếp cận - đó là “năng lực”. Vì sao khi đánh giá về hiệu suất, hiệu quả công việc, người ta lại lấy chỉ số năng lực để so sánh mà không phải kỹ năng? Vậy tôi có năng lực gì? Nó thấp hay cao so với đồng nghiệp? Cuốn sách sẽ giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để bản thân thành công toàn diện và bền vững thông qua việc xây dựng và phát triển năng lực cốt lõi.
Cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn cảnh về quá trình phát triển từ năng lực tự thân đến hình thành năng lực cốt lõi; những loại năng lực cốt lõi định hình nên cá nhân xuất chúng; công thức thành công toàn diện giúp xác định đúng giá trị cốt lõi và năng lực cốt lõi; hệ giá trị cốt lõi luôn phải định hình và phát triển cùng hệ năng lực cốt lõi của cá nhân hay tổ chức.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhơn là nhà khoa học có hai bằng Tiến sĩ tại Mỹ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng khoa học hành vi, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Quỹ đầu tư và là Đại sứ của Hội đồng Khai vấn và Cố vấn của Liên minh Châu Âu (EMCC) tại Việt Nam." alt=""/>Khám phá các giá trị và năng lực cốt lõi của bản thân cùng TS. Nguyễn Thành Nhơn