Trả lời truyền thông địa phương trong sự kiện ngày 8/10, ông Agus cho biết: “iPhone 16 của Apple chưa thể bán ở Indonesia vì việc gia hạn chứng nhận TKDN vẫn đang chờ xử lý, cũng như chờ Apple thực hiện các khoản đầu tư tiếp theo”.
Theo ông Agus, trước đây, Apple đã xin giấy chứng nhận TKDN nên được phép bán sản phẩm ở Indonesia. Tuy nhiên, giấy phép đã hết hạn và phải được gia hạn.
TKDN đề cập đến tỷ lệ nội địa hóa trong một hàng hóa hoặc dịch vụ. Để đạt được chứng nhận, hàm lượng nội địa trong các sản phẩm của Apple phải đáp ứng ít nhất 40% giá trị.
Ông Agus bổ sung, Apple cũng đã không thực hiện được các cam kết đầu tư với đất nước. Truyền thông trích lời bộ trưởng cho hay, “táo khuyết” mới đầu tư 1,48 nghìn tỷ rupiah (94,53 triệu USD), thấp hơn tổng mức cam kết (1,71 nghìn tỷ rupiah).
Nếu Apple thực hiện cam kết đầu tư của mình, chính phủ sẽ cho phép Apple bán iPhone 16 và các sản phẩm mới nhất tại thị trường.
Samsung xin lỗi
Samsung Electronics đăng bài xin lỗi dài sau khi công bố kết quả kinh doanh sơ bộ gây thất vọng, một động thái được đánh giá là bất thường.
Trong một tuyên bố, Jun Young Hyun – tân Giám đốc bộ phận chip Samsung – cho biết công ty sẽ đánh giá lại văn hóa và quy trình tổ chức. “Thay vì tập trung vào các giải pháp ngắn hạn, chúng tôi sẽ tập trung củng cố khả năng cạnh tranh dài hạn”, ông nói.
Samsung Electronics – nhà sản xuất memory chip và smartphone lớn nhất thế giới – vừa công bố kết quả kinh doanh quý III sơ bộ. Theo đó, lợi nhuận hoạt động vào khoảng 9,1 nghìn tỷ won (6,8 tỷ USD), so với dự đoán 11,5 nghìn tỷ won.
Chi phí một lần liên quan đến các khoản dự phòng tiền thưởng hiệu suất gây áp lực lên thu nhập. Doanh thu đạt 79 nghìn tỷ won, thấp hơn mức kỳ vọng (81,57 nghìn tỷ won). Kết quả cuối cùng dự kiến được tung ra vào cuối tháng.
Theo ông Jun, “chúng tôi gây lo ngại về khả năng cạnh tranh kỹ thuật, một số người nói đến khủng hoảng mà Samsung đang đối mặt. Là những người lãnh đạo, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vì điều đó”.
Cổ phiếu Samsung đã giảm giá hơn 20% năm nay do những khó khăn trong các thị trường quan trọng. Chaebol lớn nhất Hàn Quốc tụt hậu so với đối thủ hạng nhì – SK Hynix – trên mặt trận memory chip và cũng không có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực đúc chip so với TSMC.
Mỹ cân nhắc chia tách Google
Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra các khuyến nghị về hoạt động kinh doanh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm, cho thấy đang xem xét việc chia tách tập đoàn như một biện pháp chống độc quyền.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, các biện pháp khắc phục được đề xuất để "ngăn chặn và kiềm chế việc duy trì độc quyền" có thể bao gồm các yêu cầu và điều khoản cấm trong hợp đồng; các quy định về sản phẩm không phân biệt đối xử; yêu cầu về dữ liệu và khả năng liên thông; cùng với các yêu cầu về cấu trúc.
Bộ Tư pháp cũng đang cân nhắc các biện pháp khắc phục về hành vi và cấu trúc nhằm ngăn Google sử dụng các sản phẩm như Chrome, Play và Android để tạo lợi thế cho công cụ tìm kiếm Google và các sản phẩm liên quan đến tìm kiếm so với đối thủ hoặc người chơi mới.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp đề xuất hạn chế hoặc cấm các thỏa thuận mặc định và "các thỏa thuận chia sẻ doanh thu khác liên quan đến tìm kiếm và các sản phẩm liên quan".
Điều này có thể bao gồm các thỏa thuận về vị trí của Google trên iPhone và các thiết bị Samsung mà Google đang chi trả hàng tỷ USD mỗi năm. Một giải pháp được đưa ra là cho phép người dùng chọn lựa giữa các công cụ tìm kiếm khác nhau.
Trước đó, vào tháng 8, một thẩm phán Mỹ ra phán quyết Google đang nắm giữ vị thế độc quyền trên thị trường công cụ tìm kiếm.
Phán quyết này xuất phát từ vụ kiện của chính phủ vào năm 2020, cáo buộc Google duy trì thị phần lớn bằng cách tạo ra các rào cản mạnh mẽ để ngăn cản đối thủ cạnh tranh, tạo nên một vòng lặp phản hồi duy trì sự thống trị.
Theo các chuyên gia pháp lý, khả năng cao nhất là tòa án sẽ yêu cầu Google hủy bỏ một số thỏa thuận độc quyền như với Apple. Việc chia tách Google dường như ít có khả năng xảy ra.
Ngày 21/7, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Luật Thanh tra năm 2010. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Lê Quang Hùng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cùng lãnh đạo Thanh tra các Bộ và các Sở Xây dựng địa phương trên toàn quốc.
Đánh giá Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ghi nhận những kết quả đã đạt được, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm cán bộ trong công tác thanh tra.
![]() |
Thanh tra Bộ Xây dựng vinh dự đón nhận Cờ Thi đua của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2016. |
Theo Thứ trưởng, từ thực tiễn hoạt động Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cần lưu ý tập trung rà soát những bất cập trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng, qua đó đề xuất Bộ kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những quy định phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống hiện nay.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, giải quyết hiệu quả hơn nữa công tác khiếu nại tố cáo, mở rộng các hình thức xử lý vi phạm hành chính hậu thanh tra.
Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh cũng đánh giá cao hoạt động thanh tra trong đó có thanh tra xây dựng. Sau hoạt động thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong đời sống kinh tế xã hội, thu hồi về cho Nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng, nhiều nghìn ha đất, xử lý hành chính nhiều tổ chức cá nhân có liên quan đến sai phạm. Đặc biệt những vi phạm quan trọng đã được cơ quan thanh tra chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đồng tình với nhiều ý kiến đóng góp mà Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng đề xuất đưa ra. Đồng thời đưa ra nhiều chia sẻ thẳng thắn về những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động thanh tra hiện nay. Trong đó, ông nêu lên vấn đề về chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, kiến nghị chưa có tính khả thi. Hoạt động thanh tra có hoạt động hiệu quả chính là xử lý sau thanh tra nhưng chế tài sau thanh tra chưa đủ mạnh, chưa có hành lang cụ thể để hoạt động thanh tra đạt hiệu lực hiệu quả.
Ông Hạnh cho hay, năm 2014, TTCP vào thanh tra quản lý sử dụng đất đai trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Tĩnh và đã có kết luận thanh tra. Tại kết luận thanh tra có đề cập đến những nội dung quan trọng của khu kinh tế Vũng Áng và đặc biệt là hoạt động của Formosa.
“Năm 2014 kết luận thanh tra, kiến nghị thanh tra không được xem xét xử lý một cách thấu đáo. Và đến 2016 sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Lúc đó mới lôi kết luận thanh tra của TTCP ra bàn xem đã nói đến chưa, đã đề cập đến chưa thì lúc đó mới vỡ lẽ kết luận đã nói đã cảnh báo rồi” – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Ông cũng chia sẻ: “Khi chúng tôi đấu tranh để xây dựng được kết luận thanh tra ấy chúng tôi mất cả tình cảm, cả quan hệ. Sau này, tôi cũng nói, nếu kết luận 2014 chúng ta xử lý nghiêm thì hậu quả Formosa chắc chắn không xảy ra”.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện thanh tra việc chuyển nhà đất công sang mục đích khác có vị trí đắc địa, tại một dự án lớn ở Hà Nội nhận được thông tin Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc, TTCP phải dừng lại.
Từ thực tế đó, ông đồng tình với kiến nghị của Bộ Xây dựng cần quy định rõ thanh tra là hoạt động độc lập không coi việc trùng lặp với hoạt động của Kiểm toán nhà nước là chồng chéo trong hoạt động.
Tại hội nghị này, vị Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chia sẻ thêm: “Hôm nay trao đổi ở bộ Xây dựng tôi rất cởi mở, 1/8 tới đây tôi nghỉ hưu rồi”.
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của nhiều Sở Xây dựng địa phương trên cơ sở nêu lên những đánh giá kiến nghị từ thực tế hoạt động thanh tra thời gian qua.
Trong 6 năm qua, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ tiến hành 416 cuộc thanh tra, ban hành gần 400 kết luận thanh tra (6 tháng đầu năm 2017 đã hành hành 90 kết luận), kiến nghị xử lý trên 11.000 tỷ đồng. Ngoài các kiến nghị xử lý về kinh tế còn kiến nghị về việc tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể có những sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã ban hành trên 300 văn bản đôn đốc các đơn vị là đối tượng thanh tra thực hiện kết luận, kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận tại 45 đơn vị, đôn đốc thực hiện nộp về tài khoản giam giữ của Thanh tra Bộ số tiền là 128,5/155,4 tỷ đồng. |
Hồng Khanh
![]() Bắt đầu thanh tra việc chuyển đổi ‘đất vàng’ tại TP.HCMThanh tra Chính phủ quyết định thanh tra việc chuyển đổi ‘đất vàng’ tại TP. HCM " alt=""/>Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Tôi rất cởi mở, sắp nghỉ hưu rồiPhóng viên BanYueTan đã đến thăm một thành phố ở Tây Nam (Trung Quốc) và phát hiện có rất nhiều cơ sở đào tạo, trung tâm thông đồng, liên kết với các các công ty, lấy cắp thông tin cá nhân của học sinh rồi lên kế hoạch cạnh tranh, thu hút.
Phụ huynh chi trả 160.000NDT sau một cuộc điện thoại “Bác là phụ huynh của em Lý Xuyên Giang đúng không ạ? Bác biết thành tích học tập của con mình ở kỳ học trước không...”. Chỉ sau một cuộc gọi vào đầu kỳ nghỉ hè năm nay đã khiến Lý Nghị tiêu tốn 160.000NDT đăng ký lớp học thêm “một kèm một” cho con mình. “Ban đầu khi mới nghe điện thoại, tôi tưởng đó chỉ là cuộc gọi hỏi thăm của giáo viên trong trường. Bởi vì cô ấy nói một cách rành mạch, chi tiết về thông tin của con tôi”- Lý Nghị nói. Chính vì vậy, Lý Nghị đã trả lời các câu hỏi rất chi tiết và cẩn thẩn. Sau đó, anh ấy phát hiện ra đầu dây bên kia là giáo viên tư vấn của một trung tâm học thêm, cô ấy tư vấn và giới thiệu cho anh lớp “một kèm một”. “Bình thường khi nhận những cuộc gọi như này, tôi sẽ tắt máy ngay lập tức. Nhưng lần này có chút khác biệt, vì cô ấy nói rõ được thứ hạng và thành tích học tập của con tôi trong lớp. Sau đó còn cẩn thận chỉ ra những môn học yếu kém, kiến thức nào có vấn đề cần bổ sung. Lúc đó tôi thực sự rất vui mừng, nghĩ rằng cuối cùng cũng tìm được đúng người. Vì vậy tôi đã trực tiếp đưa con tôi đến trung tâm”- Lý Nghị phân tích. Sau một cuộc khảo sát, phóng viên BanYueTan nhận thấy cách làm này của các trung tâm ngày càng phổ biến, thu hút được lượng lớn học sinh đến đăng ký học. “Chỉ cần bạn đăng nhập và để lại thông tin cá nhân trên trang web của Học viện Giáo dục, một lúc sau sẽ có giáo viên gọi điện tư vấn, giới thiệu các lớp học”-Một giáo viên của trung tâm chia sẻ. Quảng cáo 'có cánh', học phí cao ngất ngưởng Phóng viên BanYueTan đến các cơ sở đào tạo, trung tâm có lớp học “một kèm một” (trung tâm Kinh Hàn,Tân Phương Đông...) và nhận thấy rằng mức học phí “một kèm một” dao động trong khoảng 200NDT (khoảng 700 trăm nghìn) đến 1.000NDT (khoảng 3 triệu rưỡi) cho một giờ học. Sau kì nghỉ hè, tổng học phí mà phụ huynh chi trả có thể lên đến 50.000NDT (khoảng 170 triệu). Với mong muốn thu hút được sự chú ý của các phụ huynh, các trung tâm không ngần ngại phóng đại “có giáo viên nổi tiếng từ các trường giỏi”, “đảm bảo điểm cao”. “Trong thành phố có hơn 1000 cơ đào tạo với dịch vụ này, mỗi cơ sở đều nói mình có hơn chục giáo viên giỏi đến từ các trường nổi tiếng. Nhưng trên thực tế, cả thành phố chỉ có 7 trường nổi tiếng,chất lượng đào tạo tốt. Ngay cả khi thử cộng tất cả số lượng giáo viên lại cũng không không đủ ” - Phó Hiệu trưởng của một trường học chia sẻ với phóng viên. Một số trung tâm còn thu hút phụ huynh, học sinh với những lời đảm bảo chắc chắn. “Cô giáo tư vấn nói rằng trung tâm của họ có quan hệ rất tốt với các trường nổi tiếng trong thành phố. Họ còn đảm bảo con tôi sẽ đỗ vào trường cấp 3 tốt trong thành phố” - Lý Nghị nói. Cũng chính vì lời đảm bảo này của trung tâm mà Lý Nghị quyết định chi trả 160.000NDT( khoảng 544 triệu) cho 800 giờ học.
Để xác minh, phóng viên BanYueTan đã đến trực tiếp một trung tâm dưới danh nghĩa là phụ huynh học sinh để xin tư vấn. Trước khi ra về, nhân viên của trung tâm còn chỉ ra nếu học sinh thiếu một số điểm nhỏ, suýt soát với số điểm chuẩn thì chỉ cần bạn là học viên của trung tâm và 200.000 NDT (khoảng 680 triệu) là có thể giải quyết được. Trước sự hỗn loạn của các trung tâm, cơ sở dạy thêm “một kèm một” các chuyên gia, giáo viên cho rằng cần nghiêm túc xem xét, điều tra rõ việc rò rỉ thông tin cá nhân của các em học sinh. Sẵn sàng xử phạt nghiêm các đối tượng, cơ sở có các hành vi vi phạm pháp luật. Về phía cơ sở trường học nên kiểm tra, sắp xếp và bảo mật lại các thông tin. “Tôi tin rằng nguồn gốc của việc rò rỉ thông tin học sinh nằm ở phía trường học. Một số hiệu trưởng cũng như giáo viên đã không chịu được sự cám dỗ của đồng tiền mà hành động sai trái. Từ đó làm rỏ rỉ thông tin của các học sinh cho các trung tâm dạy thêm. Hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức của một nhà giáo mà còn vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật. Các cơ quản quản lý giáo dục nên tăng cường điều tra, kiểm điểm” - Phó Hiệu trưởng của một trường học nổi tiếng chia sẻ. Đỗ Nhung (Theo Xinhuanet) ![]() Ở Nhật, giáo viên trường công lập không được phép dạy thêmGiáo viên có hợp đồng dài hạn, làm việc thường xuyên (toàn thời gian) ở trường công lập, họ sẽ không được phép dạy thêm. " alt=""/>Học phí dạy thêm '1 kèm 1' cao ngất ngưởng, 3,5 triệu đồng/giờ
|