Thành tích này giúp Mao Úy được tuyển thẳng vào khoa Kỹ thuật Điện tử của Đại học Thanh Hoa ở tuổi 17. Không kiêu ngạo Mao Uý cho rằng, đây không phải là chiến thắng vĩnh viễn.
Do đó, 4 năm đại học, ngoài học tập chăm chỉ nữ sinh còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi Mao Uý nhận ra, kiến thức tích luỹ không bao giờ đủ nên phải liên tục đào sâu.
Tốt nghiệp đại học năm 2000, với thành tích xuất sắc nữ sinh được tuyển thẳng học tiến sĩ tại một số trường như Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học California... Sau khi cân nhắc, nữ sinh chọn Đại học California (Mỹ).
Tại đây, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Joseph M. Kahn nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông quang học, chủ yếu nghiên cứu công nghệ 4G, 5G, thông tin liên lạc radar ô tô và quang tử silicon, nhờ đó Mao Úy xuất bản được nhiều bài báo khoa học.
Với năng lực nghiên cứu xuất sắc, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Vật lý tại Đại học California (Mỹ), Mao Uý thu hút sự chú ý của nhiều công ty công nghệ cao trong và ngoài nước.
Về nước cống hiến để phá vỡ sự độc quyền
Năm 2005, Mao Uý gia nhập công ty phần mềm truyền thông không dây ArrayComm LLC ở Mỹ. Nữ tiến sĩ đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển giải pháp cho lớp vật lý của hệ thống băng thông rộng.
Ngoài ra, Mao Uý còn là giám đốc một vài dự án công nghệ trị giá 100 tỷ USD (2.463.500 tỷ đồng). Sau 3 năm cố gắng, từ kỹ sư cao cấp đến giám đốc dự án Mao Uý nhận về mức lương hơn 1 triệu USD/năm (hơn 24 tỷ đồng).
Thời điểm này, nhiều người cho rằng, Mao Uý sẽ ở Mỹ tiếp tục phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ tình cờ với doanh nhân người Trung Quốc ở Mỹ năm 2013, đã thay đổi suy nghĩ của nữ tiến sĩ. Tại buổi trao đổi, Mao Uý nhận ra phần lớn các quốc gia đều nhập khẩu chip của Mỹ.
Thời điểm đó, Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển công nghệ nên cần lượng lớn chip cao cấp, đặc biệt là chip quang học trên 25G. Quan tâm đến sự phát triển công nghệ ở Trung Quốc, Mao Uý tính đến việc về nước.
Trước sự nghi ngờ của những đồng nghiệp ở Mỹ, Mao Uý khẳng định, sẽ sản xuất được chip quang học trong tương lai. Một doanh nhân đã nói với Mao Uý, mỗi năm Trung Quốc phải chi ra 10 tỷ USD/năm (240.000 tỷ đồng) để nhập khẩu chip từ phương Tây.
Đối mặt với mức lương hơn 1 triệu USD/năm (hơn 24 tỷ đồng), nữ tiến sĩ không đắn đo và kiên quyết về nước ở tuổi 36.
Về nước năm 2014, Mao Uý cùng chồng là tiến sĩ công nghệ tại Đại học Stanford (Mỹ) đã huy động 100 triệu NDT (340 tỷ đồng) để thành lập công ty Feion Communications tại Giang Tô, chuyên phát triển mạch tích hợp và các dự án liên quan đến cáp quang.
Quyết định về nước của Mao Uý đã lấp đầy nhiều lỗ hổng trong lĩnh vực sản xuất chip ở Trung Quốc. Nhờ sự nỗ lực của nữ tiến sĩ, công ty đã sản xuất thành công chip 25G/100G năm 2017. Thành tựu này giúp Trung Quốc tiết kiệm gần 10 tỷ USD/năm (240.000 tỷ đồng) chi phí nhập khẩu chip từ phương Tây.
Sau đó, Mao Uý cũng hướng dẫn Huawei phát triển chip độc lập. Hơn nữa, nhờ có sự xuất hiện của công ty Feion Communications, nên Huawei giảm một phần áp lực trong lĩnh vực này.
Hiện tại, nữ tiến sĩ và nhóm nghiên cứu của Feion Communications vẫn tiếp tục thúc đẩy các ứng dụng thương mại và phân tích dữ liệu 5G. Điều này có đóng góp quan trọng cho sự đổi mới công nghệ của Trung Quốc.
Gia tăng lợi nhuận, tối ưu quy trình kinh doanh
Theo Fortune Business Insights, quy mô thị trường AI trong ngành Bán lẻ toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 9,36 tỷ USD vào năm 2024 lên 85,07 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ CAGR là 31,8%. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng ấn tượng này và ứng dụng AI cho các mục tiêu kinh doanh là một trong những yếu tố then chốt.
Cuộc cách mạng số hóa thúc đẩy các doanh nghiệp Bán lẻ ứng dụng AI để tự động hóa nhiều mảng vận hành, nâng cấp trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự và mang đến những trải nghiệm chất lượng cao cho khách hàng, giúp doanh nghiệp vừa gia tăng lợi nhuận, vừa tối ưu quy trình kinh doanh.
AI có thể nâng cao trải nghiệm cho cả doanh nghiệp và khách hàng bằng những giải pháp tiến tiến như quản lý hàng tồn kho, quy trình vận chuyển, phân tích dữ liệu, dự đoán nhu cầu, chăm sóc khách hàng (CSKH)... Dữ liệu người dùng là “kho báu” và sau khi được các thuật toán AI phân tích, dữ liệu là bằng chứng thực tế để các doanh nghiệp có những đánh giá chuyên sâu, nhằm thấu hiểu khách hàng, xây dựng chiến lược tăng trưởng, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, nâng cao cơ hội dẫn đầu xu hướng thị trường.
Khách hàng sẽ được phân loại và tự động đề xuất những sản phẩm/dịch vụ, chương trình khuyến mãi phù hợp, cá nhân hóa theo đúng nhu cầu, hành vi, sở thích... Đồng thời, nhiều giải pháp AI có khả năng CSKH đa kênh, 24/7 thông qua Trợ lý ảo (chatbot và voicebot), mang đến cho khách hàng một hành trình mua sắm thú vị, hiệu quả, nuôi dưỡng lòng trung thành, sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó nâng cao tỉ lệ quay lại mua hàng, tăng trưởng doanh thu.
Thiết lập các tiêu chuẩn mới trong tương tác với khách hàng
So với nhiều phương pháp dịch vụ khách hàng truyền thống chậm chạp và lỗi thời, Trợ lý ảo AI với sự phản hồi tức thì, mọi lúc mọi nơi đã trở thành tiêu chuẩn tương tác của doanh nghiệp với khách hàng.
Tại Việt Nam, Trợ lý ảo FPT.AI được tích hợp đa kênh, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời. FPT AI Chat (chatbot) tích hợp trên các nền tảng nhắn tin như Messenger, Zalo, Instagram; Trợ lý ảo FPT AI Engage (voicebot) tích hợp vào hệ thống tổng đài CSKH có khả năng tự động tiếp nhận các cuộc gọi đến, thực hiện đồng thời hàng nghìn cuộc gọi đi và các cuộc gọi theo kịch bản có sẵn.
Bên cạnh những tác vụ sơ cấp như trả lời các câu hỏi thường gặp, nhiều doanh nghiệp Bán lẻ triển khai Trợ lý ảo thực hiện các tác vụ phức tạp như khảo sát khách hàng, tư vấn sản phẩm/dịch vụ mới, nhắc lịch hành trình vận chuyển, tiếp nhận khiếu nại... Điểm mạnh nổi bật của Trợ lý ảo AI là khả năng thực hiện đồng thời khối lượng truy vấn lớn mà không ảnh hưởng đến chất lượng phản hồi, đồng thời dễ dàng tích hợp liền mạch với hệ thống CRM của doanh nghiệp.
Không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, hợp lý hoá hoạt động và tiết kiệm chi phí, Trợ lý AI còn mang đến trải nghiệm dịch vụ nhanh hơn, trực quan hơn và được cá nhân hoá tốt hơn cho khách hàng.
Bên cạnh các hoạt động vận hành, nguồn nhân lực chuyên môn cao là nền móng cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã có những chiến lược đầu tư dài hạn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, bổ trợ kiến thức chuyên môn, định hướng nhân sự cách thức tận dụng khả năng của AI trong học tập và công việc, nhằm khuyến khích nhân sự phát triển sự nghiệp, gia tăng thế mạnh bản nhân.
Xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT GenAI theo chiến lược GenAI-fist của công ty FPT Smart Cloud, FPT AI Mentor là phương pháp đào tạo thế hệ mới, hội tụ nhiều ưu điểm, tiện ích cho người học. Giải pháp FPT AI Mentor được lòng các đơn vị bán lẻ do sở hữu nhiều tính năng thông minh, hiện đại, giúp xoá bỏ rào cản học tập về vấn đề thời gian, không gian, sự linh hoạt, chủ động, đồng thời giúp người quản lý biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, từ đó xây dựng các khoá đào tạo phù hợp với năng lực hoặc có kế hoạch nhân sự theo thế mạnh của nhân viên.
Ngày 27/6/2024, tại sự kiện cấp cao về chiến lược chuyển đổi số giữa các lãnh đạo doanh nghiệp C-Talk, ông Nguyễn Tấn Hưng - Giám đốc Kinh doanh AI khu vực phía Nam của FPT Smart Cloud - đã chia sẻ về những giải pháp AI tiên tiến, có tính ứng dụng cao trong ngành Bán lẻ, đang được triển khai thực tế và giải quyết một cách hiệu quả yêu cầu khắt khe của nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Ngành Bán lẻ đang khai thác tối đa tiềm năng và tận dụng hiệu quả sức mạnh của AI vào nhiều khâu trong quy trình vận hành của doanh nghiệp, giúp tối ưu cả về cơ sở vật chất và con người, từ đó đạt được những lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng bền vững trước thời cuộc.
Bích Đào
" alt=""/>Ứng dụng AI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh ngành bán lẻ