Hồ Kaindy là hồ nước trên núi Idyllic, thuộc một phần của dãy Tian Shan ở Kazakhstan. Nơi này cách thành phố lớn nhất Kazakhstan là Almaty không xa.
Được biết, hồ Kaindy được hình thành sau trận động đất năm 1911 do một trận lở đất lớn tạo nên con đập tự nhiên. Sau đó, nước mưa lấp đầy thung lũng ở độ cao 2.000 m và tạo nên hồ nước của ngày nay. Hiện hồ có chiều dài khoảng 400 m với chỗ sâu nhất là 30 m.
![]() |
Rrừng cây "mọc ngược" từ dưới đáy hồ. |
Dù mang vẻ đẹp siêu thực, nhưng điều đáng ngạc nhiên là hồ Kaindy được khá ít khách du lịch biết tới. Một phần do hồ này bị hồ Bolshoe Almatinskoe che khuất. Phần khác, hồ Kolsay nằm gần đó lại nổi tiếng hơn và đi từ thành phố Almaty tới đây dễ đi hơn.
Chính bởi vậy, dù nằm gần thành phố với dân số hơn một triệu dân, nhưng hồ Kaindy vẫn giữ được bầu không khí yên bình và trong lành.
Sở dĩ nói hiếm nơi nào có vẻ đẹp siêu thực độc lạ như hồ Kaindy bởi nơi đây có rừng cây "mọc ngược" từ đáy hồ, tạo nên khu rừng dưới nước "có một không hai".
Đó là rừng cây vân sam màu trắng, với tên khoa học là Picea schrenkiana. Chúng có nguồn gốc từ núi Tian Shan, có khả năng phát triển chiều cao tới 50 m.
Chính thảm họa tự nhiên vào năm 1911 khiến nước tràn xuống, nhấn chìm cây cối ngập trong biển nước. Khi đó, nhiều người tưởng rằng, rừng vân sam chìm dưới hồ sẽ chết đi. Nhưng không ai ngờ được, chúng vẫn tiếp tục sinh trưởng dưới nước suốt cả trăm năm qua.
Phía trên mặt nước, rừng vân sam nhô lên khẳng khiu như những chiếc cọc gỗ trơ trọi. Nhưng dưới nước, các tán cây vẫn đâm chồi sinh sôi. Xung quanh tán cây, nhiều loài rong rêu, thực vật sinh trưởng xung quanh, tạo nên hệ sinh thái phong phú dưới nước.
Ở phần trơ gốc phía trên, người ta còn liên tưởng tới các cột buồm của những con tàu ma. Đó chính là rừng cây "mọc ngược" vẫn được nhắc tới.
Hiện quanh hồ Kaindy vẫn còn số lượng lớn những cây vân sam chết và bị tẩy trắng khi nhô lên mặt nước.
Đó là tàn tích những cây bị ngập khi hồ hình thành. Trong khi đó ngay bên dưới, thế giới thủy sinh tươi tốt ẩn giữa làn nước trong xanh tạo nên cảnh quan không nơi nào có được.
Do nằm ở núi cao nên nước hồ Kaindy lạnh quanh năm. Vào mùa hè, nhiệt độ nước ở đây khoảng 6 độ C và hầu như trong vắt quanh năm nên chỉ cần đứng trên bờ cũng có thể "nhìn xuyên đáy".
Khi mùa đông tới, mặt hồ đóng băng nên nơi này trở thành điểm đến lý tưởng để trượt băng và câu cá hồi.
Hồ nước đóng băng vào mùa đông, trở thành địa điểm lý tưởng câu cá hồi và trượt băng
Hiện xung quanh khu vực này còn là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài động thực vật và chim quý hiếm.
Dù là vùng nước đẹp và yên tĩnh nhất, một số địa điểm dưới đây đều chứa đựng những mối hiểm họa đến con người.
" alt=""/>Kỳ lạ rừng cây 'mọc ngược' từ dưới đáy hồVì đã dọn dẹp nhà cửa, lại ngại xin hàng xóm, chị ra quán lẩu gần nhà mua lại 30 vỏ lon nước ngọt để con nộp, thừa chỉ tiêu cô giao. "Giá 30 lon là 15.000 đồng. Thôi bỏ tiền luôn cho đỡ mệt, chứ gom rồi đi xin bao giờ cho đủ", chị kể.
Nhiều trường học ở Hà Nội đang phát động phong trào Kế hoạch nhỏ. Hôm 11/4, một trường THCS ở Hoàng Mai gây xôn xao khi có giáo viên yêu cầu mỗi học sinh nộp đủ 2 kg giấy vụn, em nào thiếu phải gọi phụ huynh mang đến. Còn không, học sinh nộp phạt 50.000 đồng/kg.
Anh Đăng Nguyên, phụ huynh lớp 3 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, từng phải giúp con khi lớp phát động phong trào này. Cuối năm ngoái, lớp con anh phát động mỗi học sinh nộp 3 kg giấy, từ ngày 4 tới 7/12. Tuy nhiên, chiều 6/12, cô chủ nhiệm mới báo cho phụ huynh.
Cả anh Nguyên và vợ đều làm văn phòng, việc gom giấy không quá khó khăn nhưng cũng phải mất vài ngày mới đủ. Vì gấp, anh đành ra hàng phế liệu mua để con mang đi nộp.
"Bố mẹ mua giấy của hàng phế liệu, con đem lên trường nộp, cuối cùng vẫn lại bán cho hàng phế liệu, nghĩ cũng buồn cười", anh Nguyên chia sẻ.
Trên các diễn đàn phụ huynh, hàng trăm người nói từng giúp con "đối phó" với những lần làm "kế hoạch nhỏ". Có người bức xúc vì không uống bia, nước ngọt nhưng trường yêu cầu nộp vỏ lon; có trường thì áp đặt định mức giấy vụn, bố mẹ muốn nộp tiền cũng không xong; có trường trách phạt học sinh, tính điểm thi đua...
Dù đang mang bầu tháng thứ 7 nhưng chị Nguyễn Thị Ninh (30 tuổi, vợ anh Hậu) vẫn phải gửi lại 4 con nhỏ ở quê nhà để một mình ra Hà Nội chăm chồng. Anh Nguyễn Đức Hậu (30 tuổi) bất tỉnh sau tai nạn điện giật, đang điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Chị Ninh nghẹn ngào cho biết, gia đình chị vốn thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Cuộc sống khó khăn, túng thiếu đủ bề, lại liên tiếp vỡ kế hoạch, anh Hậu phải ra sức làm lụng mới có thể gồng gánh nuôi các con thơ. Chẳng ngờ, tai hoạ lại xảy đến. Ngày 21/8 vừa qua, anh Hậu bị điện giật ngã xuống đất bất tỉnh, được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng hai tai, tay, ngực và vùng bụng.
Cả 4 đứa con của vợ chồng chị Ninh còn quá nhỏ, đứa lớn nhất học lớp 7, nhỏ nhất chưa đầy 2 tuổi. Mẹ ra Hà Nội chăm bố, Bảo Trâm (12 tuổi) phải tạm thời nghỉ học để thay mẹ chăm sóc các em Lê Na (10 tuổi), Kim Ngân (6 tuổi) và Kim Khánh (gần 2 tuổi).
Được biết, cách đây 3 năm, bé Lê Na mắc bệnh hở van tim, phải đi bệnh viện điều trị tốn kém nhiều tiền của. Anh Hậu cũng vì thế mà cố gắng làm thuê làm mướn, ai thuê phụ gì cũng chẳng nề hà. Người đàn ông bất hạnh chưa kịp có một ngày nghỉ ngơi thì nay lại gặp nạn, trở thành tàn phế.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, anh Hậu được độc giả ủng hộ 135.096.208 đồng. Món quà này đã được đại diện Báo VietNamNet trao tận tay gia đình anh Hậu.
Chị Nguyễn Thị Ninh cho biết: "Sau tai nạn, anh Hậu đã phải cắt bỏ cánh tay phải do hoại tử, hiện anh phải phẫu thuật để cấy ghép da lần thứ 2. Tháng 10 là đến ngày tôi dự sinh nhưng hiện chưa có ai chăm chồng. Tôi xin cảm ơn bạn đọc, Báo VietNamNet đã giúp đỡ để gia đình có thêm kinh phí chạy chữa cho anh Hậu".
" alt=""/>Trao hơn 135 triệu đồng tới anh Nguyễn Đức Hậu bị điện giật ở Hà Tĩnh