Các chuyên gia về chính sách cạnh tranh đã gặp nhau tại hội thảo Dữ liệu, Công nghệ và Phân tích 2022 tuần trước do Cục Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) tổ chức.
Trước đó vài tuần, CMA công bố báo cáo về hệ sinh thái di động của Apple và Google, chỉ ra hai “ông lớn” này tạo thế “lưỡng quyền” trên hệ sinh thái di động, cho phép họ kiểm soát thị trường đối với hệ điều hành, chợ ứng dụng, trình duyệt web.
Theo CMA, nếu không có sự can thiệp, cả hai có khả năng duy trì và thậm chí củng cố gọng kìm của họ với lĩnh vực công nghệ, từ đó cản trở cạnh tranh và hạn chế động lực của các nhà đổi mới. CMA đang muốn thông qua các quy trình pháp lý để “khắc phục” các giới hạn của Apple về trình duyệt di động trên iOS và game đám mây trên App Store.
Đại diện cho Apple tham gia hội thảo là Giám đốc Quyền riêng tư Jane Harvath. Bà thảo luận về tầm quan trọng của quyền riêng tư trong bối cảnh cạnh tranh, dẫn các ví dụ cho thấy quyền riêng tư được ưu tiên như thế nào khi công ty phát triển ứng dụng Health và Apple Watch, cũng như hành trình ra đời của tính năng minh bạch theo dõi quảng cáo (App Tracking Transparency).
Giáo sư Luật cạnh tranh Damien Geradin đến từ Đại học Tilburg trao đổi về sự cân bằng và hiểu biết cần có khi thi hành luật cạnh tranh. Liên hệ đến nghiên cứu gần đây của CMA, ông cho rằng Apple thường dùng quyền riêng tư và bảo mật làm cái cớ biện minh cho tình trạng hiện nay và chống lại sự can thiệp của quy định, ngay cả khi cần thiết.
Ông giải thích các công ty có quyền bảo vệ chất lượng nền tảng của mình, song có thể “vượt lằn ranh” khi có xung đột lợi ích. Ông kết luận, nhà chức trách cần phải “phân biệt giữa các tuyên bố bảo mật và quyền riêng tư hợp pháp với các tuyên bố khoa trương”.
Ông còn đưa ra các dự đoán về tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà chức trách trong các năm tiếp theo khi cơ quan quản lý khắp thế giới chuẩn bị thực thi các quy định chưa từng có đối với các hãng công nghệ lớn. Ông nghi ngờ việc có sự hợp tác hòa thuận giữa nhà chức trách và công ty. Ông gọi đây là “cuộc chiến khốc liệt”.
Chính phủ toàn cầu, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, ngày một để ý đến hệ sinh thái của Apple hơn. Họ muốn khám phá các yêu cầu xoay quanh những vấn đề cạnh trạnh như chính sách chợ ứng dụng, tải ứng dụng, tính liên thông…
Du Lam (Theo Macrumors)
Cố nhà sáng lập Steve Jobs và CEO Tim Cook đã làm thế nào để khiến mọi sản phẩm của Apple đều bán chạy nhất thế giới?
" alt=""/>Trận chiến giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu được dự đoán khốc liệtTrong công văn ký ngày 31/12/2015, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nêu " 10 việc cần làm" nhằm phát triển hệ thống thư viện trường học mới.
Việc này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
![]() |
Trong nhiều năm qua, học sinh nông thôn hầu như không có sách gì để đọc ngoài sách giáo khoa |
Từ bậc học mầm non, giáo viên sẽ dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.
Ở các bậc học, sẽ tổ chức thảo luận trong trường, trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà.
Đáng chú ý, xu hướng "sách giáo khoa" sẽ không phải là tài liệu duy nhất trong việc học ở trường. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các trường sẽ đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện.
Đồng thời, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, chú trọng việc đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kĩ thuật,... thay cho các bài kiểm tra.
Bộ GD-ĐT sẽ ban hành những quy định mới về tổ chức, hoạt động và tiêu chí đánh giá thư viện trường học.
Ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướngChương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam, là cha đẻ của mô hình Tủ sách Phụ huynh đặt trong các lớp họccho biết “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm được 2 việc đột phá, gồm: Chấp nhận đưa ý tưởng dân sự vào hệ thống của ngành sau khi hiệu quả được thực chứng; và mở cửa lớp để đưa ‘hàng trăm ông thầy-sách’ nhằm tạo sự đa dạng tiếp cận tri thức và bình đẳng cho tất cả học sinh con nhà nghèo và con nhà khá giả và tính tiến đến chuẩn đọc của trẻ em Israel, Mỹ, Anh…trong tương lai”.
Văn bản này sẽ thúc đẩy sự đọc, sự lĩnh hội tri thức chủ động của học sinh, giúp chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục được hiện thực hóa trong ngắn và dài hạn. Bởi đọc sách chiếm tầm quan trọng bậc nhất trong các bước của giáo dục hiện đại gồm Đọc, STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) tiếng Anh, Công nghệ thông tin và Đối thoại giáo dục”.
Trong một báo cáo của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, một số liệu được đưa ra cũng rất đáng suy nghĩ: tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên đọc chiếm áp đảo tới 44%, còn đọc thường xuyên là 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm 8-10% dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam có khoảng 50.000 bạn đọc thường xuyên, thư viện cấp tỉnh chỉ có 1.000 - 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 - 600 bạn đọc, thư viện/phòng đọc cấp xã 100 - 200 bạn đọc. Nguồn: Tuổi Trẻ" alt=""/>Bộ Giáo dục tạo đột phá ngày cuối năm ![]() Chiều 30 Tết, tôi theo mẹ ra ngoài đồng dọn dẹp mộ cho các cụ và mời các cụ về nhà ăn Tết. Sau đó mấy chị em chuẩn bị bữa cơm tất niên, còn mẹ lấy một bó mùi già to, cho vào chiếc nồi lớn đổ nước và chất củi đun. Nước mùi sôi, tỏa ra hương thơm ngào ngạt, mẹ bảo tắm nước này vào chiều 30 Tết để tẩy sạch những bụi bẩn, tẩy sạch những điều không hay của năm cũ, để đón năm mới vui tươi hơn, may mắn hơn… Đã mấy chục năm trời xa quê, cuộc sống hiện đại ngày nay với nước hoa, các loại mỹ phẩm rất nhiều . Song vẫn không thể quên được mùi hương của cây mùi già, ngửi thấy mùi già là Tết đã về đến cửa! Cùng người thân quây quần bên nồi bánh chưng, chờ mong chiếc bánh nhỏ bố gói riêng cho mình, mà nhớ, mà mong một bữa cơm đoàn viên cùng người thân sau bao ngày xa cách. Trời đông se lạnh, mưa phùn giăng ướt mái tóc đã điểm bạc, ta nhìn thấy chồi non hé nở báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đang về...
![]() Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹTết sắp đến, vợ chồng tôi lại đau đầu chuyện quà cáp cho họ hàng ở quê. Năm ngoái, lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi phải chi hơn 10 triệu đồng để mua bánh kẹo, lì xì bố mẹ, họ hàng bên chồng." alt=""/>Thấy mùi hương này là Tết đã về đến cửa
|