Giải đấu ngày càng được nâng cao về chất lượng, công tác tổ chức chuyên nghiệp, chu đáo về mọi mặt. Công tác trọng tài đã bám sát kế hoạch, điều lệ, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, khách quan, công tâm cùng với sự cổ vũ nhiệt tình của các CĐV đã tạo nên thành công chung của giải.
Với tinh thần thể thao Đoàn kết - Trung thực - Cao thượng, các VĐV đã thi đấu hết mình, cống hiến cho giải đấu những đường cầu đẹp mắt, ấn tượng.
" alt=""/>Bế mạc giải cầu lông các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc Quốc gia 2023Từ mùng 1 Tết đến nay, lượng khách đổ về đền vãn cảnh, chiêm bái và xin “nước thánh” rất đông, trung bình mỗi ngày đền Phủ Na đón tới cả chục nghìn lượt khách.
Một số hình ảnh người dân, du khách xin “nước thánh” tại đền Phủ Na.
Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Thanh Hóa, 7 ngày của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng) toàn tỉnh đón 635 nghìn lượt khách, tăng 48,7% so với cùng kỳ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Điển hình, một số địa phương thu hút lượng khách lớn như: TP Thanh Hóa đón khoảng 100 nghìn lượt khách; Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) khoảng 40 nghìn lượt khách; Khu Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt (Thường Xuân) khoảng 90 nghìn lượt khách; Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh) khoảng 91 nghìn lượt khách; TP Sầm Sơn khoảng 65 nghìn lượt khách; Đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn) khoảng 40 nghìn lượt khách; Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) khoảng 4 nghìn lượt khách; Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) khoảng 4,5 nghìn lượt khách...
Theo một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh, lượng khách đặt tour và book dịch vụ du lịch đến Thanh Hóa đang có xu hướng tăng mạnh cho đến hết tháng Giêng. Do đó, các điểm du lịch cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các điều kiện đón tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ khách, góp phần xây dựng hình ảnh "Du lịch Thanh Hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn.
" alt=""/>Du khách đổ về đền thiêng ở Thanh Hóa, chen chân xin ‘nước thánh’ cầu mayVới số điểm này, Lam là Á khoa khối C của tỉnh Hà Tĩnh (Hà Tĩnh có 2 thí sinh đạt 28,75 điểm; 5 thí sinh đạt 28,5 điểm tổ hợp khối C).
Lam cũng nằm trong nhóm 100 thí sinh có điểm thi cao nhất toàn quốc ở tổ hợp khối C (trong đó có 68 thí sinh cùng đạt mức điểm 28,5).
Lam cho biết, em có nguyện vọng 1 học ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyện vọng 2 vào Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Mặc dù vậy, đến giờ phút này, cánh cửa đến giảng đường đại học của Lam có thể sẽ khép lại bởi gia cảnh quá ngặt nghèo. Nói như ông Bạch Đình Hân, Bí thư chi bộ thôn 13 thì, hoàn cảnh của ba mẹ con Lam xếp vào diện cực khổ của xã.
![]() |
Gia cảnh ngặt nghèo nhưng 12 năm liền, Lam là học sinh xuất sắc, giành giải Ba thi học sinh giỏi của tỉnh Hà Tĩnh môn Lịch sử. |
Năm học lớp 4, bố của Lam đột ngột qua đời bởi căn bệnh u não, để lại gánh nặng và nỗi buồn thương cho ba mẹ con. Học lớp 12 nhưng cô bé Lam chỉ nặng vỏn vẹn 34kg, giọng lại khàn đặc khó nói nhưng em cũng không có điều kiện để đi khám bệnh.
Chị Thu - mẹ của Lam sinh năm 1982, còn chưa đầy 40 tuổi nhưng đã gần chục năm trời gồng gánh để nuôi dạy 2 con một mình. Từ khi chồng mất, một mình chị Thu ngược xuôi, đi cắt cỏ thuê, bóc vỏ keo tràm để kiếm sống.
Bảy năm trước, trong một lần đi bóc vỏ keo tràm, chị Thu bị gai của cây cối trong vườn tràm chọc vào mắt. Từ đó đến nay, mắt phải của chị Thu bị mù hẳn, không nhìn thấy ánh sáng. Sức khỏe của chị cũng yếu dần, thường xuyên lên cơn co giật.
![]() |
Người phụ nữ 39 tuổi đã bị mù mắt phải trong một lần đi làm thuê. Chị mong mọi người giúp đỡ để con gái chị được vào giảng đường đại học |
Thấu hiểu nổi khổ cực của mẹ, suốt 12 năm học, Bạch Thị Lam luôn là học sinh chăm ngoan học giỏi, đạt học sinh giỏi 12 năm liền và giành giải Ba trong kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Lịch Sử lớp 12.
Nhắc đến đi học, nhắc đến mẹ, Lam lại òa khóc và liên tục lau nước mắt.
“12 năm qua, động lực để em cố gắng học tập là mẹ và em trai. Lên lớp 4 là bố em bị u não rồi qua đời, để lại nỗi buồn thương cho mẹ. Một mình mẹ phải gồng gánh nuôi hai chị em ăn học. Giờ nếu có đậu đại học em cũng không nỡ tiếp tục nhập học”, Lam nói.
Nữ sinh cho biết, động lực để em cố gắng là mẹ và em trai |
Nữ sinh tâm sự: “Mỗi lần học ngoài giờ, dù rất vất vả nhưng mẹ vẫn 'bòn mót' cho em từng nghìn để em có tiền đi học. Vì nhà em xa thị trấn nên muốn lên thị trấn học phải đi bằng xe buýt, đôi lúc học quá giờ, em ngồi chờ ở trạm xe buýt để đợi mẹ ra đón về. Những lúc ấy thấy các bạn có bố, có mẹ lên đón về em lại tủi thân bởi giờ đó mẹ em vẫn đang đi làm thuê. Mẹ thiệt thòi rất nhiều nên nghĩ vậy em cứ gạt nước mắt và cố gắng thật nhiều. Nếu được đi học, sau này em muốn làm về luật, pháp chế cho doanh nghiệp”.
Ngồi kề bên nghe chị tâm sự, cậu em trai Bạch Lê Đức Duy (SN 2006) cũng rơm rớm nước mắt. Từ nhỏ đến lớn, hai chị em đều thiếu dinh dưỡng, sức khỏe yếu, Lam chỉ nặng được 34kg, còn em trai học lớp 10 nhưng nhỏ thó như học sinh lớp 5.
![]() |
![]() |
Căn nhà của 3 mẹ con Lam ở trước đây, vừa được chính quyền hỗ trợ 70 triệu để xây mới vào năm ngoái. |
Đôi mắt ngấn lệ nhìn các con, mẹ của Lam, người phụ nữ không biết chữ cho hay, với chị 2 người con là nguồn sống vô giá. Ai thuê gì chị cũng làm với khát khao các con được đến trường, dù mỗi tháng chị lại lên cơn co giật khoảng 4 lần.
Ông Bạch Đình Hân, Bí thư chi bộ thôn 13 bày tỏ: “Trước đây, ba mẹ con sống trong căn nhà xiêu vẹo, mùa lũ về cuốn trôi nhà, cả xóm phải ra vớt nhà rồi lấy dây giằng nhà lại giúp đỡ gia đình. Năm ngoái được chính quyền hỗ trợ 70 triệu, chị Thu vay mượn ngân hàng 50 triệu nữa để xây nhà. Giờ nợ chưa trả được, sức khỏe chị Thu lại yếu, hay lên cơn co giật. Nhưng hai đứa con lại chăm ngoan học giỏi. Mong rằng nhà hảo tâm giúp đỡ để Lam được đến trường đại học”.
Thiện Lương
Vừa qua, Báo VietNamNet làm cầu nối, tiếp sức cho 4 nữ sinh hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh. Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, 4 thí sinh được bạn đọc ủng hộ hơn 1 tỷ đồng.
" alt=""/>Nữ sinh nghèo là Á khoa khối C tỉnh Hà Tĩnh mong được tiếp sức đến giảng đường đại học