Cùng với xu hướng bảo vệ môi trường, Trần Minh Tiến, 32 tuổi (Long An) đang là ông chủ của một cơ sở sản xuất ống hút làm từ cỏ có thể tái sử dụng và phân huỷ được.
Sinh ra từ làng quê - nơi mà loại cỏ bàng mọc hoang đầy xung quanh nhà, Tiến nảy ra ý tưởng khởi nghiệp từ chính cây cỏ.
Hái cỏ về, Tiến cùng các nhân công của mình cắt cây cỏ thành các đoạn dài bằng nhau, sau đó cho vào lò sấy khô, rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày.
Bắt đầu sản xuất ống hút làm từ cỏ từ năm 2017, hiện tại cơ sở của Tiến cho ra lò khoảng 3.000 ống hút mỗi ngày, thu về khoảng 9 triệu đồng/ tháng lợi nhuận. Hạn sử dụng của những chiếc ống hút này là khoảng 6 tháng.
![]() |
Trần Minh Tiến, 32 tuổi, ông chủ cơ sở sản xuất ống hút cỏ |
Tiến cho biết, hiện tại nguồn cung cỏ bàng ở Việt Nam có giới hạn trong khi chúng ta là quốc gia ô nhiễm nhựa biển đứng thứ 4 thế giới theo nghiên cứu của ĐH Georgia vào năm 2015.
‘Tôi nảy ra ý tưởng làm ống hút cỏ để thay thế cho ống hút nhựa, góp phần giảm thiểu thiệt hại mà chúng gây ra cho môi trường’ - Tiến chia sẻ.
Mặc dù nhu cầu sử dụng ống hút làm từ cỏ tăng lên nhưng anh cho biết rất thận trọng với việc mở rộng quy mô sản xuất.
‘Ngay từ khi bắt đầu, tôi đã biết rằng việc thu hoạch có thể không bao giờ vượt quá được tốc độ sinh sản tự nhiên của cỏ’.
‘Thiên nhiên cũng phải có thời gian để phục hồi’ - Tiến nói.
Lê Hồng Phúc, một sinh viên ở Hà Nội chia sẻ: ‘Tôi nghĩ rằng việc chuyển từ ống hút nhựa sang ống hút làm từ cỏ là một xu hướng tích cực, nhưng sẽ mất một thời gian để mọi người quen với nó’.
Dưới đây là chùm ảnh do tờ Reuters đăng tải về quy trình sản xuất ống hút cỏ của Tiến.
![]() |
Tiến đi hái cỏ hoang ngoài đồng |
![]() |
Những cây cỏ được chọn lựa cẩn thận để phù hợp với việc làm ống hút |
![]() |
![]() |
Cỏ được cắt thành những đoạn bằng nhau |
![]() |
Khâu vệ sinh bên trong ống hút |
![]() |
![]() |
Phơi khô ngoài trời |
![]() |
![]() |
Ống hút cỏ được đóng gói tại cửa hàng. |
SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.
" alt=""/>Ống hút làm từ cỏ của chàng trai Việt được báo Anh khen ngợiDùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho.
Bởi vậy, thời gian này, người dân đã đổ xô đi mua mặt hàng khẩu trang. Trên mạng xã hội, các loại khẩu trang cũng được chào bán đa dạng với nhiều mức giá khác nhau.
Bên cạnh việc khẩu trang bị đẩy giá lên cao, nhiều loại khẩu trang được chào bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng khiến người tiêu dùng lo ngại.
‘Từ chiều hôm qua, gia đình tôi đã ra hiệu thuốc gần nhà để mua khẩu trang nhưng được thông báo hết hàng. Đi đến các nhà thuốc khác thì tôi rất lo ngại trước cảnh chen lấn nơi đông người vì có nguy cơ lây nhiễm virus vì vậy tôi quyết định đặt mua trên mạng’, anh Lê Hùng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ. Tuy nhiên mua khẩu trang trên mạng cũng khiến anh Hùng không an tâm.
Về vấn đề này, bác sĩ Đặng Hà Hữu Phước, PGĐ BV Đa khoa Đồng Nai cho biết: ‘Về nguyên tắc, nếu sử dụng sản phẩm khẩu trang giả, chất lượng kém sẽ không có tác dụng bảo vệ cho người dùng. Để bảo vệ bản thân, người dân nên sử dụng hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng’.
Tương tự, theo dược sỹ Thúy Hường (SN 1970, Hà Nội), người tiêu dùng nên cẩn trọng với hàng giả, kém chất lượng. ‘Với khẩu trang than hoạt tính, để yên tâm, khách hàng có thể mua lẻ 1 chiếc sau đó cắt và kiểm tra ngay tại quầy thuốc.
![]() |
Khẩu trang than hoạt tính. |
Cụ thể, với hàng thật, khi cắt ra có lớp than hoạt tính, sờ vào có độ ráp. Bằng mắt quan sát, khách hàng có thể thấy khẩu trang thật có thanh nẹp sống mũi bằng kim loại bọc nhựa, dây đeo không bị đứt, khi dùng có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Với hàng giả, nếu cắt lớp bên trong, khách hàng chỉ nhìn thấy giấy đen, không có than hoạt tính, dây đeo không chắc chắn. Khẩu trang giả gây khó chịu khi dùng, có mùi nhựa tái chế’, dược sỹ này cho biết.
Với khẩu trang y tế dùng một lần, khi mua khẩu trang về, bạn có thể ngâm trong nước để kiểm tra chất lượng của khẩu trang. Khẩu trang thật sẽ không bị thấm nước. Còn loại giả sẽ bị ướt và thấm nước ngay sau khi ngâm.
Sau khi ngâm nước, người mua cắt chiếc khẩu trang y tế ra, nếu khẩu trang thật, lớp giấy bên trong sẽ còn nguyên vẹn, với khẩu trang giả thì lớp giấy sẽ bị rã ra.
![]() |
Người dân chen nhau mua khẩu trang ở Hà Nội. |
Bộ Y tế cũng đã đưa ra khuyến cáo đeo khẩu trang đúng cách để phòng virus corona:
- Chỉ sử dụng khẩu trang 1 lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi đeo khẩu trang, phải để mặt xanh ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
- Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.
- Khi mang khẩu trang, tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
- Khi tháo khẩu trang, chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Lo sợ dịch viêm phổi do virus corona, người dân Hà Nội đổ xô đến các điểm nhận khẩu trang miễn phí tại phố Thái Hà, Chùa Láng và Bà Triệu.
" alt=""/>Dược sỹ chỉ kinh nghiệm để tránh mua khẩu trang giả, kém chất lượngCơ quan hướng dẫn chú khai hồ sơ nguyên quán theo địa chỉ của vợ để tiện làm hộ khẩu và cho các con đi học. Sự việc chỉ rối rắm khi chú được cơ quan cấp nhà và con gái chú được yêu cầu hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm.
Khi xác minh lý lịch, chú Thịnh và con gái không được cán bộ địa phương ở Đồng Nai chứng thực có nguyên quán ở đây. Chú được khuyên tìm giấy tờ gốc là giấy khai sinh. Theo điều 6 Nghị định 123/2015, "Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó".
Chú bay sang Pháp nhưng giờ bố mẹ đã mất, hồ sơ lưu không còn.
Nhận được tư vấn khác - xác nhận theo nguyên quán - chú quay về Nam Định. Nhưng những người biết ông cụ thân sinh từ thời chế độ cũ đều đã mất, ủy ban không có cơ sở để xác nhận.
Chú Thịnh bế tắc. Sau 5 năm chạy đi chạy lại làm thủ tục không thành, cuối cùng chú cũng được cấp nhà bằng phương thức "lót tay".
Con gái chú không đến mức bế tắc nhưng cô cũng phải làm lại giấy tờ rất nhiều lần do nhầm lẫn về các khái niệm nơi sinh, quê quán và nguyên quán.
Nơi sinhđược xác định là địa chỉ của bệnh viện, cơ sở y tế, địa bàn hành chính gồm ba cấp của nơi một cá nhân được sinh ra. Trong nhiều trường hợp, nơi sinh trùng với quê quán và nguyên quán.
Quê quánđược hiểu là nơi sinh ra của bố hoặc mẹ người đó. Trong khi nguyên quán là quê gốc, nơi sinh ra của ông bà. Theo tập quán, ban đầu con gái chú khai quê quán và nguyên quán theo bố và ông bà nội. Nhưng do hồ sơ của chú Thịnh có nhiều điểm khó xác minh, sau nhiều lần làm đi làm lại, con gái chú được khuyên có thể khai theo quê mẹ và ông bà ngoại.
Thực tế cả quê quán, nguyên quán, và nơi sinh đều quan trọng, có thể cung cấp những thông tin hữu ích về môi trường sống, nền tảng giáo dục và sự ảnh hưởng của gia đình lên một cá nhân. Điều này giúp ích cho việc quản lý nhà nước nhưng trong nhiều trường hợp, các quy định, biểu mẫu không rõ ràng gây trở ngại, khó khăn cho công dân.
Xã hội ngày càng hiện đại và biến động thì mỗi con người có thể thay đổi nơi cư trú nhiều lần trong đời. Dù một số giấy tờ đã lược bớt yêu cầu khai "nguyên quán", hai khái niệm "nguyên quán" và "quê quán" vẫn tồn tại trong rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên, hai khái niệm này chưa được định nghĩa thống nhất trong một văn bản pháp luật nào, sinh ra cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc sử dụng không thống nhất giữa nơi này và nơi khác, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức cho cả người dân lẫn nhà chức trách khi cần chứng thực.
Tôi thực hiện một khảo sát nhỏ trong số sinh viên ngành Luật của mình. Có đến 87 trên tổng số 94, tương đương 92,6% sinh viên được hỏi ngẫu nhiên không phân biệt được nguyên quánkhác quê quánở điểm nào. Phần lớn đều biết rằng có sự khác biệt, nhưng khác biệt ở đâu thì họ không chỉ ra được.
Quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân thực tế phát sinh chủ yếu căn cứ vào nơi sinh, nơi cư trú của công dân đó. Thông tin về quê quán hay nguyên quán, thường trú trở nên không có ý nghĩa nhiều trên các giấy tờ tùy thân hay hồ sơ thông thường, chủ yếu liên quan đến hồ sơ tư pháp của cá nhân.
Best Citizenships, một công ty chuyên về quy hoạch và cư trú toàn cầu, cho rằng những thông tin quan trọng để quản lý một con người cũng như xác định xác suất thành công, thất bại do người đó mang lại là nơi sinh (Place of Birth - POB) và ngày tháng năm sinh (Date of Birth - DOB) và thông tin từ sinh trắc học (dấu vân tay, nhóm máu, đặc điểm nhận dạng). Những dữ liệu này cho phép phân biệt người này và người khác cũng như kiểm tra, phân biệt một cá nhân bình thường và những kẻ tình nghi, khủng bố nằm trong danh sách đen của mọi quốc gia.
Thông tin về quê quán, nguyên quán có ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp mỗi người nhớ về quê cha đất tổ. Nhưng thông tin đó mỗi gia đình đều có cách lưu giữ riêng, theo nếp nhà hoặc trong gia phả.
Thông tin trên giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu có thể tuân theo chuẩn tắc chung của thế giới; chỉ cần thông tin cơ bản về ngày tháng năm sinh và nơi sinh thay vì ghi cả quê quán hay nguyên quán.
Việc lưu trữ và truy xuất thông tin cá nhân và hình thành mã định danh công dân đang được Bộ Công an hoàn thiện. Ở góc độ quản lý nhà nước, những yêu cầu xác thực thông tin không cần thiết trên hồ sơ, sơ yếu lý lịch cá nhân nên được loại bỏ, nhằm giảm chi phí xã hội.
Vũ Ngọc Bảo
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Nguyên quán hay quê quán?